Trà chanh vỉa hè - đừng chỉ nhìn vào cái tiêu cực
(Sóng Trẻ) - Trà chanh vỉa hè từ lâu đã được nhắc đến như một hình thức kinh doanh rất tiềm năng ở Hà Nội, đơn giản là bởi đối tượng khách hàng chủ yếu của loại hình kinh doanh này là các bạn trẻ. Nhiều người đưa ra những tác động tiêu cực của nó đến môi trường và xã hội, tuy nhiên đừng vì một vài hình ảnh xấu mà làm mất đi những ý nghĩa tích cực mà nó mang lại.
Không phải ngẫu nhiên mà số lượng các quán trà chanh ngày càng tăng, nhất là ở Nhà Thờ, Đào Duy Từ, rồi đến Ngã Tư Sở, sau đó lan rộng ra nhiều nơi khác nữa. Đó chính là do nhu cầu được xả stress, được tụ tập tán gẫu của giới trẻ Hà Nội chưa bao giờ có chiều hướng giảm đi.
Ngày 16/8, báo điện tử Dân trí có đăng bài viết mang tiêu đề “Choáng với trà chanh chém gió, khoe hàng” để nói về các hiện tượng tiêu cực tại các quán trà chanh vỉa hè. Tuy nhiên, bài báo chỉ đưa ra những ví dụ rất phiến diện về các hiện tượng “chém gió” hay “show hàng”, lại sử dụng không ít những từ lóng mang tính chất mỉa mai thiếu đứng đắn, làm rất nhiều bạn trẻ không đồng tình.
Trước hết, có thể thấy được đối với nhiều bạn trẻ, nhất là sinh viên, trà chanh là một thức uống bình dân, phù hợp với túi tiền. Họ có thể cùng bạn bè đến trò chuyện mà không cần phải đến những quán café đắt tiền. Bạn Đoàn Tiến Dũng, sinh viên năm cuối Học viện Tài Chính tâm sự: “Mình thường đến quán trà chanh cho đỡ buồn, giảm stress, hay đơn giản chỉ là ngồi uống trà chanh và nhìn mọi người qua lại cũng thấy rất thoải mái. Trà chanh rất tiện lợi đối với sinh viên. Chỉ cần 1, 2 cái ghế với cốc trà chanh là đủ, không cần phải đến những quán cà phê sang trọng”.
Quán trà chanh vốn là nơi cả những người trung niên, người lớn tuổi cũng đến để tán gẫu và giải tỏa những căng thẳng sau một ngày làm việc.
Đối với hầu hết khách đến uống thì trà chanh là một thói quen lành mạnh. Trò chuyện, tán gẫu giúp giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập và làm việc. Nội dung những cuộc trò chuyện cũng thường xoay quanh cuộc sống, học tập, làm việc chứ không phải chỉ là nói tục, chửi bậy – điều mà tác giả bài viết đã dùng một từ hoa mĩ đặt cho là “đặc sản” tại các hàng trà chanh. Anh Lê Mạnh Tấn (Cổ Nhuế) cho biết: “ Tôi không đồng ý với bài viết trên báo Dân trí. Trà chanh là nơi bạn bè tụ họp, nói chuyện, rất thoải mái và lành mạnh”. Chị Nguyễn Thị Huế (Mai Dịch – Cầu Giấy) cũng đồng tình: “Trà chanh là một thói quen lành mạnh, giao lưu bạn bè, giúp giảm stress trong công việc và cuộc sống”.
Thứ hai là cách ăn mặc của nhiều bạn nữ mà người ta gọi là “show hàng”. Đúng là có rất nhiều bạn nữ ăn mặc mát mẻ nhưng như vậy không có nghĩa là show hàng. Họ cho rằng khi đi chơi với bạn bè thì có thể ăn mặc thoải mái, quần soóc ngắn là một “giải pháp” đối với thời tiết mùa hè như hiện nay. Bạn Đinh Thị Vân Anh – một người thường xuyên đi trà chanh nhà thờ nêu ý kiến: “Thực ra ở đâu cũng là show thôi, kiểu mặc quần soóc, áo hai dây. Nhưng trà chanh là nơi tụ tập nhiều người, nhiều bạn trẻ, nên người ta cứ nghĩ trà chanh là nơi show hàng. Đi nài đường đầy ra đó, chả lẽ đường cũng là nơi show hàng? Vì thực ra ở chỗ đất chật người đông này thì người ta chẳng biết đi đâu để buôn chuyện vừa thoải mái lại vừa rẻ tiền, nên trà chanh vẫn là sự lựa chọn số một”.
Các bạn nữ có thể ăn mặc mát mẻ, thoải mái nhưng đó có thể chỉ đơn giản là gu thời trang của họ.
Đối với những chủ quán trà chanh, họ cũng khá bất bình với quan điểm của bài viết trên, bởi họ chính là những người hiểu rõ nhất. Khi được hỏi liệu bài báo có gây ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh trà chanh không thì anh Hùng (một chủ quán trà chanh tại Nhà Thờ) trả lời: “Đầu tiên là tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao Ban biên tập một tờ báo điện tử lớn như Dân Trí lại có thể cho phép đăng một bài báo như vậy? Từ nội dung đến giọng văn đều rất khuếch đại và nói quá. Tôi tin là các bạn trẻ vẫn sẽ hiểu họ đến đây để làm gì? Chỉ cần họ hiểu được điều đó thì chúng tôi chẳng có gì phải lo.”
Trà chanh ban đầu chỉ là một thức uống giải khát, nhưng dần dần, với sự phát triển của cuộc sống, người ta có nhiều lí do hơn để cùng bạn bè đi uống trà chanh. Những câu chuyện của cuộc sống hàng ngày đều có thể dễ dàng cởi mở. Và đó là lí do các bạn trẻ có thể không ngại xa xôi lên đến Nhà Thờ, Ngã Tư Sở… chỉ để thưởng thức một cốc trà chanh mang đầy hương vị của cuộc sống.
Như vậy là, bên cạnh những mặt tiêu cực mà tác giả bài báo “Trà chanh, chém gió và show hàng” nêu lên một cách thái quá, chúng ta nên nhìn nhận những mặt tích cực của trà chanh vỉa hè. Không thể chỉ vì một vài hình ảnh mình nhìn thấy mà đánh đồng tất cả vào cái xấu, cái tiêu cực. Chỉ cần mỗi người chú ý hơn tới cách ăn mặc và lời nói của mình khi đến những nơi đông đúc như quán trà chanh, chúng ta sẽ thấy được lí do mà không phải ngẫu nhiên trà chanh trở thành một phần cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ.
Không phải ngẫu nhiên mà số lượng các quán trà chanh ngày càng tăng, nhất là ở Nhà Thờ, Đào Duy Từ, rồi đến Ngã Tư Sở, sau đó lan rộng ra nhiều nơi khác nữa. Đó chính là do nhu cầu được xả stress, được tụ tập tán gẫu của giới trẻ Hà Nội chưa bao giờ có chiều hướng giảm đi.
Ngày 16/8, báo điện tử Dân trí có đăng bài viết mang tiêu đề “Choáng với trà chanh chém gió, khoe hàng” để nói về các hiện tượng tiêu cực tại các quán trà chanh vỉa hè. Tuy nhiên, bài báo chỉ đưa ra những ví dụ rất phiến diện về các hiện tượng “chém gió” hay “show hàng”, lại sử dụng không ít những từ lóng mang tính chất mỉa mai thiếu đứng đắn, làm rất nhiều bạn trẻ không đồng tình.
Trước hết, có thể thấy được đối với nhiều bạn trẻ, nhất là sinh viên, trà chanh là một thức uống bình dân, phù hợp với túi tiền. Họ có thể cùng bạn bè đến trò chuyện mà không cần phải đến những quán café đắt tiền. Bạn Đoàn Tiến Dũng, sinh viên năm cuối Học viện Tài Chính tâm sự: “Mình thường đến quán trà chanh cho đỡ buồn, giảm stress, hay đơn giản chỉ là ngồi uống trà chanh và nhìn mọi người qua lại cũng thấy rất thoải mái. Trà chanh rất tiện lợi đối với sinh viên. Chỉ cần 1, 2 cái ghế với cốc trà chanh là đủ, không cần phải đến những quán cà phê sang trọng”.
Quán trà chanh vốn là nơi cả những người trung niên, người lớn tuổi cũng đến để tán gẫu và giải tỏa những căng thẳng sau một ngày làm việc.
Đối với hầu hết khách đến uống thì trà chanh là một thói quen lành mạnh. Trò chuyện, tán gẫu giúp giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập và làm việc. Nội dung những cuộc trò chuyện cũng thường xoay quanh cuộc sống, học tập, làm việc chứ không phải chỉ là nói tục, chửi bậy – điều mà tác giả bài viết đã dùng một từ hoa mĩ đặt cho là “đặc sản” tại các hàng trà chanh. Anh Lê Mạnh Tấn (Cổ Nhuế) cho biết: “ Tôi không đồng ý với bài viết trên báo Dân trí. Trà chanh là nơi bạn bè tụ họp, nói chuyện, rất thoải mái và lành mạnh”. Chị Nguyễn Thị Huế (Mai Dịch – Cầu Giấy) cũng đồng tình: “Trà chanh là một thói quen lành mạnh, giao lưu bạn bè, giúp giảm stress trong công việc và cuộc sống”.
Thứ hai là cách ăn mặc của nhiều bạn nữ mà người ta gọi là “show hàng”. Đúng là có rất nhiều bạn nữ ăn mặc mát mẻ nhưng như vậy không có nghĩa là show hàng. Họ cho rằng khi đi chơi với bạn bè thì có thể ăn mặc thoải mái, quần soóc ngắn là một “giải pháp” đối với thời tiết mùa hè như hiện nay. Bạn Đinh Thị Vân Anh – một người thường xuyên đi trà chanh nhà thờ nêu ý kiến: “Thực ra ở đâu cũng là show thôi, kiểu mặc quần soóc, áo hai dây. Nhưng trà chanh là nơi tụ tập nhiều người, nhiều bạn trẻ, nên người ta cứ nghĩ trà chanh là nơi show hàng. Đi nài đường đầy ra đó, chả lẽ đường cũng là nơi show hàng? Vì thực ra ở chỗ đất chật người đông này thì người ta chẳng biết đi đâu để buôn chuyện vừa thoải mái lại vừa rẻ tiền, nên trà chanh vẫn là sự lựa chọn số một”.
Các bạn nữ có thể ăn mặc mát mẻ, thoải mái nhưng đó có thể chỉ đơn giản là gu thời trang của họ.
Đối với những chủ quán trà chanh, họ cũng khá bất bình với quan điểm của bài viết trên, bởi họ chính là những người hiểu rõ nhất. Khi được hỏi liệu bài báo có gây ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh trà chanh không thì anh Hùng (một chủ quán trà chanh tại Nhà Thờ) trả lời: “Đầu tiên là tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao Ban biên tập một tờ báo điện tử lớn như Dân Trí lại có thể cho phép đăng một bài báo như vậy? Từ nội dung đến giọng văn đều rất khuếch đại và nói quá. Tôi tin là các bạn trẻ vẫn sẽ hiểu họ đến đây để làm gì? Chỉ cần họ hiểu được điều đó thì chúng tôi chẳng có gì phải lo.”
Trà chanh ban đầu chỉ là một thức uống giải khát, nhưng dần dần, với sự phát triển của cuộc sống, người ta có nhiều lí do hơn để cùng bạn bè đi uống trà chanh. Những câu chuyện của cuộc sống hàng ngày đều có thể dễ dàng cởi mở. Và đó là lí do các bạn trẻ có thể không ngại xa xôi lên đến Nhà Thờ, Ngã Tư Sở… chỉ để thưởng thức một cốc trà chanh mang đầy hương vị của cuộc sống.
Như vậy là, bên cạnh những mặt tiêu cực mà tác giả bài báo “Trà chanh, chém gió và show hàng” nêu lên một cách thái quá, chúng ta nên nhìn nhận những mặt tích cực của trà chanh vỉa hè. Không thể chỉ vì một vài hình ảnh mình nhìn thấy mà đánh đồng tất cả vào cái xấu, cái tiêu cực. Chỉ cần mỗi người chú ý hơn tới cách ăn mặc và lời nói của mình khi đến những nơi đông đúc như quán trà chanh, chúng ta sẽ thấy được lí do mà không phải ngẫu nhiên trà chanh trở thành một phần cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ.
Nhóm 1 - Lớp Báo mạng điện tử K.29
Cùng chuyên mục
Bình luận