Sự tương đồng của dịch COVID- 19 với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918

(Sóng trẻ) - Bối cảnh xuất hiện và tình hình căng thẳng mà đại dịch COVID- 19 gây ra khiến nhiều người liên tưởng tới đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Một đại dịch chết người hoành hành trên khắp nước Mỹ. Các bệnh viện và phòng khám tràn ngập bệnh nhân, số người nhiễm và số người chết do virus SARS-CoV-2 tăng lên từng giờ. Chính phủ Mỹ phải nỗ lực để giải quyết vấn đề này và vẫn đang sắp xếp cuộc bầu cử quốc gia sắp tới.

b39dd6c0e__cmsv2_654eccc7550c5edcb20c213b40376cb24608670.jpg

Một người biểu tình trước trụ sở của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh hôm thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2020 tại Atlanta, Georgia (Ảnh: Ron Harris)

Từ năm 1918 đến năm 1919, chỉ trong khoảng 1 năm, cúm Tây Ban Nha đã giết chết khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới, bao gồm 675.000 công dân Mỹ, có những người ốm yếu và cả những người đang khỏe mạnh. Nó xóa sổ hàng triệu gia đình trong một thời đại mà con người biết rất ít về bệnh dịch và cách chúng lây lan.

Với hậu quả ấy, cúm Tây Ban Nha là căn bệnh nguy hiểm hơn nhiều so với COVID- 19 khi mà các ca tử vong do virus SARS-CoV-2 cho đến nay thường là người già và người mang trong mình tiềm ẩn bệnh tật. Dẫu có những khác biệt như vậy thì người ta vẫn nhìn thấy những sự tương đồng của hai đại dịch này.

Dịch bệnh và bầu cử tổng thống

Cũng như bây giờ, nước Mỹ vào năm 1918 không chỉ đối mặt với sự lây lan của đại dịch chết người, mà cả sự hỗn loạn về kinh tế và một cuộc bầu cử quốc gia, sự kiện mà theo luật pháp Mỹ chỉ có thể hoãn lại vài tuần.

Kristin Watkins, một học giả ở Colorado, người đã viết một bài báo năm 2015 về bệnh cúm Tây Ban Nha và tác động của nó đối với cuộc bầu cử giữa năm 1918 ở vùng nông thôn Nebraska cho biết: “Hai căn bệnh này khác nhau, nhưng COVID- 19 cũng đã đến với Mỹ thông qua các cảng biển và cảng hàng không. Các bệnh viện và phòng khám đều quá quá tải bệnh nhân, một số chuyên gia y tế tuyến đầu đã chết trong đại dịch".

“Dù vậy, trong quá khứ, cuộc bầu cử năm 1918 vẫn diễn ra. Vào ngày bầu cử ở nhiều tiểu bang, các cử tri đều đeo khẩu trang và xếp hàng dài bên nài các trạm bỏ phiếu. Mar Maram, trong một bài viết trên thời báo San Francisco năm 2010 đã gọi hình ảnh đó là những “lá phiếu đeo mặt nạ” đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ".

Áp lực bệnh dịch không làm hoãn cuộc bỏ phiếu

Năm 1918 không phải là lần đầu tiên Mỹ tiến hành bầu cử quốc gia bất chấp những áp lực từ bên nài như dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai. Năm 1812, người Mỹ đã tthực hiện một cuộc thăm dò trong đợt bầu cử quốc gia lần thứ bảy khi mà ba tháng trước, lực lượng Anh đã tấn công Washington DC và đốt cháy một số tòa nhà, bao gồm cả dinh thự của tổng thống.

b39dd6c0e_ectionnewhampshirevoting1581479342033809236491.jpg

Mỹ chưa từng hoãn hay hủy bầu cử tổng thống vì điều kiện hoàn cảnh bất lợi (Ảnh: Reuters)

Vào năm 1864, Mỹ xảy ra  Nội chiến, nhưng cuộc bầu cử vẫn được tiến hành và tỷ lệ ủng hộ Abraham Lincoln trở thành ông chủ Nhà Trắng là 70%. Cùng thời gian đó đó, Mỹ xảy ra một trận lở đất lớn. Sau đó, năm 1944, Franklin D. Roosevelt đã giành được nhiệm kỳ Tổng thống của mình trong bối cảnh hỗn loạn do Thế chiến thứ hai.

Đến năm 1918, thời kỳ của dịch cúm Tây Ban Nha, cuộc bầu cử Tổng thống mới vẫn diễn ra và lần này, tỷ lệ bỏ phiếu là 40%, thấp hơn so với kỳ trước đó. Marisam cho rằng dịch cúm là nguyên nhân khiến hàng trăm ngàn người không bỏ phiếu.

Năm 2020, virus SARS-CoV-2 đã khiến gần một chục cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ bị trì hoãn và người đứng đầu đảng, cựu Phó tổng thống Joe Biden, phải lấp lửng về quyết định của mình. 

Tuy nhiên, những vấn đề về chính trị sẽ không là gì so với hệ quả mà dịch COVID- 19 gây ra nếu chưa được kiểm soát vào tháng 11 tới đây, thời gian mà cuộc bầu cử tổng thống diễn ra. 

Hiến pháp là tiếng nói cuối cùng

Quốc hội có quyền hoãn cuộc bầu cử, nhưng Hiến pháp Mỹ quy định rằng tổng thống tại chức chỉ có thể phục vụ đất nước trong bốn năm. Điều đó có nghĩa là việc bầu cử vẫn phải được diễn ra đúng thời điểm và vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, hoặc Trump hoặc đối thủ của ông sẽ được chọn làm chủ nhân Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tới.

Todd L. Belt, giám đốc chương trình quản lý chính trị tại Đại học George Washington, nói rằng mặc dù cuộc bầu cử có thể bị trì hoãn, nhưng điều đó khó có thể xảy ra: “Bầu cử là một biểu tượng quan trọng của sự đoàn kết của quốc gia, vì vậy tôi không nghĩ rằng chúng sẽ bị hủy bỏ hoặc bị hoãn lại".

b39dd6c0e__cmsv2_1d7e034e4fa15c779001f8bf573923154608670.jpg

Greg Froehlinch và vợ Deb of Steubenville, Pa., Tận dụng việc bỏ phiếu sớm, Chủ nhật, ngày 15 tháng 3 năm 2020, tại Steubenville, Ohio (Ảnh: Gene J. Puskar)

Bỏ phiếu vắng mặt có thể là giải pháp

Một số biện pháp đã được đề xuất trong thời gian gần đây để ngăn chặn việc hàng triệu người Mỹ đến các trạm bỏ phiếu vào tháng 11 và lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho những người xung quanh. Một trong số đó là thực hiện nhanh chóng việc bỏ phiếu vắng mặt và bỏ phiếu qua thư.

Ông Belt chỉ ra rằng tại 16 tiểu bang của Mỹ, có hơn 50% số cử chi tham gia bỏ phiếu vắng mặt, trong khi năm 2016 bỏ phiếu qua thư chiếm 41% tổng số phiếu bầu.

Michael McDonald, giáo sư tại Đại học Florida, người theo dõi các vấn đề bỏ phiếu, cho rằng việc bỏ phiếu qua thư hay bỏ phiếu vắng mặt là an toàn hơn và rẻ hơn so với việc bỏ phiếu trực tiếp. McDonald nói thêm rằng vì các cử tri lớn tuổi có xu hướng bỏ phiếu qua thư nên sẽ có lợi hơn cho đảng Cộng hòa (Đảng Dân chủ có xu hướng bỏ phiếu trực tiếp). 

Tuy nhiên, hình thức bỏ phiếu này cũng ẩn chứa rủi ro dịch bệnh vì thư vẫn cần phải được mở và đếm bởi các nhân viên bầu cử. Hàng loạt nhân viên có thể bị nhiễm virus theo cách này.

Một cuộc thăm dò từ Trung tâm nghiên cứu Pew vào cuối tháng 3 cho thấy khoảng hai phần ba người Mỹ cảm thấy không muốn bỏ phiếu tại các địa điểm khi dịch bệnh vẫn còn bùng phát.

Gạt câu chuyện chính trị sang một bên, nếu dịch COVID- 19 vẫn hoành hành vào tháng 11 thì bài học của năm 1918 sẽ là lời nhắc nhở về rủi ro tiềm tàng khi tổ chức một cuộc bầu cử quốc gia trong một đại dịch.

Đắc Quang (Theo Euronews.)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN