“Học chữ” nơi mái ấm tình thương 19-5

(Sóng Trẻ) - Dù không được khoác lên mình những bộ cánh tinh tươm, ngồi ở lớp học tiện nghi, những em bé có  tuổi thơ thiếu thốn trăm bề vẫn thật hạnh phúc khi nương tựa trong mái ấm tình thương 19/5.

Những mảnh ghép số phận

Bước chân vào lớp học tình thương 19-5, không ít người ngỡ ngàng vì một căn phòng vừa bé, vừa hẹp lại có tận 5 lớp cùng học. Các em ở nhiều độ tuổi khác nhau, thậm chí có những em đã quá tuổi học tiểu học. Với những bộ quần áo sờn vải, ngả sang màu đục; những cuốn sách cũ kỹ, quăn mép, không còn mùi thơm của giấy mới nữa… các bé vẫn cặm cụi, nắn nót từng con chữ cùng nụ cười hồn nhiên nở trên môi. Ngày ngày, bên trong mái ấm tình thương luôn văng vẳng tiếng đọc bài, đánh vần bập bẹ của trẻ thơ.

Cô Phương, giáo viên dạy lâu năm trong mái ấm 19-5 chia sẻ: “Chúng tôi dạy chương trình tiểu học với 2 môn cơ bản văn, toán. Sách vở và đồ dùng học tập thiết yếu được hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ và tình nguyện. Các bé học ở đây chủ yếu để xóa nạn mù chữ - biết đọc, biết viết là tốt lắm rồi”.

Những thiên thần nhỏ của mái trường 19-5 là những em không may mắn, sinh ra và lớn lên trong điều kiện gia đình còn khó khăn, thiếu thốn mọi mặt, chủ yếu sống tạm bợ trên bờ hoặc trên thuyền quanh khu vực ven sông Hồng. Có em dù tuổi rất nhỏ nhưng đã phải làm những công việc nặng nhọc. Một số em do cha mẹ mất sớm hoặc đi làm xa nên không có cơ hội được cắp sách tới trường.

Với dáng người gầy gò so với tuổi, bé Hiên (học sinh lớp 4) vừa cười, vừa kể: “Em sống trên thuyền ven bãi sông Hồng. Nhà em có 4 anh chị em, em là út, các anh chị của em đều lấy chồng lấy vợ cả rồi. Bố mẹ em chủ yếu làm bốc vác thuê cho người ta vào ban ngày, ban đêm thì đánh bắt cá ven sông. Đêm đêm, tầm 2 giờ sáng em phụ giúp bố mẹ bắt tôm tép kiếm thêm thu nhập. Bắt đến rạng sáng, em chạy về rửa mặt mũi, chân tay rồi cắp sách tới trường”.

Tương tự hoàn cảnh bé Hiên, bé Thủy (học sinh lớp 3) ngày ngày nài giờ đi học cũng thức khuya dậy sớm phụ giúp bố mẹ nhặt tôm, nhặt tép. Em nói: “Nhiều hôm mùa đông lạnh buốt, em vẫn phải dậy sơm. Nếu không bắt tôm, bắt tép thì cũng nấu cơm cho bố mẹ ăn đi làm, sau đó lên bờ, mua nước  sinh hoạt trong ngày”.

Nhiều trường hợp các em đang đi học thì bỏ dở giữa chừng vì phải ở nhà phụ giúp cha mẹ. Như trường hợp em Thảo (học sinh lớp 5) từng phải nghỉ học để trông xe giúp bố mẹ. Số khác, vì điều kiện quá khó khăn hoặc phải theo bố mẹ đi làm xa, theo mùa vụ nên thường xuyên nghỉ học hay có những thời điểm ngắt quãng trong quá trình học. Đó là lí do vì sao có sự chênh lệch tuổi của các em trong  mái ấm tình thương.

Nếu cùng được hỏi “Ước mơ của em là gì?”, có lẽ những em bé tiểu học đều có thể trả lời được.  Còn với các bé ở mái ấm 19-5, ước mơ là một khái niệm còn khá lạ lẫm. Khi được hỏi, các bé hầu như đều lắc đầu không biết, có bé lại ước: bắt tôm, bắt tép hay làm cửu vạn… như gia đình mình từng làm.

Cần thêm sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng

Gần đây nhất, mái ấm tình thương 19-5 có sự hỗ trợ của các thành viên trong Câu lạc bộ Hope Hà Nội. Ngày ngày, CLB Hope cử người đến phụ giúp cô giáo dạy học cho các em từ thứ 2 – 6 hàng tuần. Tích cực vận động, kêu gọi các em đi học đầy đủ. Nài giờ học, các bạn TNV còn tổ chức hoạt động nại khóa sôi nổi, bổ ích vào mỗi thứ 5 hàng tuần giúp các em hoàn thiện mình, hoạt bát, sáng tạo hơn.

Bạn Phạm Hiền - đội trưởng của CLB Hope chia sẻ: “ Mỗi thứ 5 hằng tuần, chúng mình đến và tổ chức dạy các em học nhảy hiện đại, hiphop,vẽ tranh, các trò chơi dân gian…Sắp tới, bọn mình dự định sẽ thêm chương trình tổ chức sinh nhật cho các em bé sinh cùng tháng. Hy vọng có thể giúp đỡ, chia sẻ, làm vơi bớt phần nào những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống của các em”.

Bạn Hằng, một tình nguyện viên nói: “Lúc mới đầu đến, các em ít hòa đồng, tỏ ra khó bảo lắm. Nhưng càng về sau, khi chúng mình đến dạy các em nhiều thì càng cảm thấy quý và thương các em hơn. Các em ở đây rất hiếu động, tiếp thu bài dạy khá nhanh và rất hào hứng tham gia các hoạt động nại khóa”.

Hy vọng các tổ chức xã hội, các tấm lòng hảo tâm cùng chung tay giúp mái ấm 19-5, không những xóa nạn mù chữ mà còn mang lại cho các em một cuộc sống no, hạnh phúc nhất…để những mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh sẽ được sưởi ấm, để các em biết mơ ước và biến ước mơ thành hiện thực.
Mái Âm tình thương 19-5 là một trường tiểu học cho trẻ em nghèo ở khu vực Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội. Đây là trường học trực thuộc sự quản lý của Bộ lao động thương binh và xã hội thành phố Hà Nội.
Trường chỉ có 1 phòng học chính cho 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Phụ trách lên lớp do 2 cô giáo và 1 cô bảo mẫu điều hành. Vì số học sinh tham gia họ chưa đầy 50 em cho 5 lớp nên các em học gộp trong cùng 1 phòng lớn. Lớp 1,2 học buổi chiều và lớp 3,4,5 học buổi sáng.

Đặng Thị Thúy Mùi
Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật20 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật21 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN