Tài xế mặc áo xe công nghệ ngang nhiên “chèo kéo” khách hàng

(Sóng trẻ) - Tình trạng tài xế mặc áo đồng phục xe ôm công nghệ, ngang nhiên chèo kéo khách hàng dọc đường ngày càng trở nên phổ biến, gây ra nhiều bất cập và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự.

Nỗi ám ảnh của người đi đường

Tại khu vực cầu vượt Mai Dịch, khi vừa xuống chuyến xe từ quê ra Hà Nội, chị Thu Hằng (19 tuổi) đã gặp phải một nhóm đối tượng mặc áo xe ôm công nghệ GrabBike tiến tới tiếp cận và mời đi xe ôm. Các tài xế luôn miệng khẳng định phí đi xe sẽ bằng với giá được đặt trên app.

“Họ mời chào rất nhiều lần, khi tôi từ chối bảo rằng mình đã đặt được xe thì họ lại bắt đầu nói những lời lẽ khiếm nhã. Lần đầu tiên gặp phải trường hợp như vậy nên lúc ấy tôi cảm thấy bối rối và rất khó chịu. Họ vẫn đứng đợi ở chỗ tôi đứng cho đến tận lúc tôi có xe đón thì mới rời đi” - chị Hằng bức xúc chia sẻ.

Anh P.T (27 tuổi) - hành khách tại bến xe Mỹ Đình cho hay, bản thân từng bị mồi chài bởi những tài xế xe ôm rất nhiều lần. Nếu như không lôi kéo được, một số người còn có những hành động và lời lẽ dọa dẫm khiến người đi đường cảm thấy sợ hãi. “Khi khách không đi thì tài xế nên tôn trọng ý kiến vì nếu cần bản thân chúng tôi sẽ liên hệ. Không nhất thiết phải chèo kéo khách như vậy”, anh T. chia sẻ thêm. 

Không khó để nhìn thấy những tài xế áo xanh đứng “canh” hành khách ở bến xe Mỹ Đình - điểm đông người có nhu cầu di chuyển. (Ảnh: Ngọc Hà)
Không khó để nhìn thấy những tài xế áo xanh đứng “canh” hành khách ở bến xe Mỹ Đình - điểm đông người có nhu cầu di chuyển. (Ảnh: Ngọc Hà)

 

Hình ảnh tài xế xe ôm dù không sử dụng ứng dụng gọi xe nhưng vẫn tụ tập tại các khu vực đông người như bến xe, sân bay, cổng trường học... để chèo kéo khách đã trở nên quen thuộc. Điều này không chỉ gây mất trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng tới người đi đường, mà còn tạo cơ hội cho các đối tượng xấu lợi dụng, thực hiện hành vi phạm pháp.

Lý giải về hành vi này, anh Hùng (39 tuổi, tài xế xe ôm công nghệ GrabBike) cho biết: “Một số người muốn kiếm thêm thu nhập ngoài, họ trực tiếp đón khách mà không qua ứng dụng đặt xe. Một số khác lợi dụng đồng phục, giả mạo làm tài xế xe công nghệ để kiếm lợi. Nguy hiểm hơn nữa là nhằm vào hành vi lừa đảo hoặc trộm cắp”. 

Các tài xế xe ôm còn vi phạm luật giao thông khi không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định. (Ảnh: Ngọc Hà)
Các tài xế xe ôm còn vi phạm luật giao thông khi không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định. (Ảnh: Ngọc Hà)

 

Không khó để “vào vai” xe ôm công nghệ 

Theo ghi nhận của phóng viên, cách bến xe Mỹ Đình chỉ khoảng 100m, có tới 3-4 ki-ốt nối tiếp nhau bày bán đủ các mặt hàng để “vào vai” một tài xế xe ôm công nghệ chuyên nghiệp. Chị Nguyễn Thị Lan, một chủ cửa hàng chia sẻ: “Hàng này được nhập sỉ ở các xưởng may họ nhái lại nên chất liệu không giống chính hãng toàn được”. 

Được biết, chiếc áo khoác “xịn” có giá khoảng 150.000 đồng/chiếc; áo chống nắng 120.000 đồng/chiếc; mũ bảo hiểm 80.000 đồng/chiếc. Bên cạnh Grab, các cửa hàng tại khu vực này cũng bày bán đa dạng đồng phục của các hãng xe công nghệ nổi tiếng khác.

Các ki-ốt được dựng tràn lan trên các vỉa hè. Việc “nhập vai” trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. (Ảnh: Ngọc Hà)
Các ki-ốt được dựng tràn lan trên các vỉa hè. Việc “nhập vai” trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. (Ảnh: Ngọc Hà)

Không chỉ được bày bán trên đường, nếu tìm kiếm cụm từ “áo xe ôm công nghệ” trên các sàn thương mại điện tử, sẽ có vô vàn các lựa chọn về kiểu dáng, loại áo cho đến thương hiệu mà người dùng có thể đặt mua với giá thành rẻ hơn rất nhiều khi mua trực tiếp, chỉ từ 60.000 đồng/ chiếc. 

Trên sàn thương mại điện tử, những chiếc áo xe ôm công nghệ nhái được đăng bán bằng những cái tên đọc lái đi để tránh bị vi phạm bản quyền thương hiệu. (Ảnh chụp màn hình)
Trên sàn thương mại điện tử, những chiếc áo xe ôm công nghệ nhái được đăng bán bằng những cái tên đọc lái đi để tránh bị vi phạm bản quyền thương hiệu. (Ảnh chụp màn hình)

Nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn, mới đây, đại diện một số hãng xe công nghệ lớn như Grab, Gojek, Be đã có cuộc họp với các cơ quan chức năng để đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Theo đó, các hãng xe công nghệ cam kết sẽ tăng cường quản lý việc sản xuất và phân phối đồng phục, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 

Theo quy tắc ứng xử của Grab quy định cấm sử dụng đồng phục, thương hiệu của Grab gây ảnh hưởng đến Grab. Cụ thể các hành vi như, chào mời khách hàng sử dụng dịch vụ ngoài ứng dụng, sử dụng hình ảnh, thương hiệu của Grab đón khách ngoài, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xe ôm công nghệ bị khóa ứng dụng vĩnh viễn.

Ngoài ra, xe ôm công nghệ mặc trang phục không gọn gàng lịch sự, quần cộc quá đầu gối, áo sát nách, đi dép lê… Sử dụng đồng phục cũ rách/ bạc màu hoặc không mua trực tiếp từ Grab, xe ôm công nghệ sẽ bị khóa tài khoản theo thời hạn.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN