Viện dưỡng lão: Báo hiếu hay thoái thác trách nhiệm?
(Sóng Trẻ) -Viện dưỡng lão đang dần trở địa chỉ tin cậy của nhiều gia đình Việt Nam. Đây không chỉ là địa điểm để khám chữa bệnh hay chăm sóc tập trung mà còn là nơi phục vụ điều dưỡng cho cho những người cao tuổi. Rất nhiều người lựa chọn việc đưa cha mẹ vào viện để an dưỡng lúc già yếu. Liệu đây có phải là cách để con cháu báo hiếu với cha mẹ?
Bất hiếu khi đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão?
“Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống văn hóa, đạo lý làm con của người Việt. Con cái phải biết ơn bậc sinh thành, chăm sóc, yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu. Cha mẹ nào cũng mong muốn được quây quần bên gia đình, sum vầy cùng con cháu. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, một số người lại chọn giải pháp là để người lạ “báo hiếu” cha mẹ hộ mình.
Trong suốt hơn một tuần qua, dư luận xôn xao khi chứng kiến hình ảnh hết sức thương tâm cụ N, 87 tuổi nằm phơi giữa vỉa hè sự ồn ào, bụi bẩn của đường phố Hà Nội cùng với đồ đạc lỉnh kỉnh. Chối từ việc chăm sóc ba bằng việc làm thủ tục cho cụ vào viện dưỡng lão, khi cụ xuất viện lại không đưa cụ vào nhà mà trải chiếu đặt cụ trên vỉa hè lênh láng nước suốt 10 tiếng đồng hồ. Điều đáng bàn là các con cụ là những người có học thức và giàu có.
Cô Minh (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ: “Không thể chấp nhận việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão khi con cái vẫn còn có khả năng chăm sóc. Chỉ những người không có con cái, không nơi nương tựa thì mới nên đưa vào viện dưỡng lão”.
Khi được hỏi có muốn vào viện dưỡng lão không thì nhiều cụ trả lời là không, bởi đối với họ viện dưỡng lão là nơi xa người thân, cách ly với cuộc sống bên nài, chỉ những người không nơi nương tựa, không có con cháu hoặc con cháu bất hiếu mới phải vào.
Đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão, nhiều người không tin tưởng vào sự chăm sóc của nhân viên bởi có nhiều người như thế thì không thể chăm sóc kĩ càng hết được. Cô Minh cho rằng: “ Làm sao đảm bảo được các cụ sẽ được chăm sóc cẩn thận, không bị bỏ rơi. Nếu có thể, người thân chăm sóc vẫn là trên hết”.
Không ít người cho rằng chúng ta đang hội nhập, giao thoa, mở cửa nên việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão là bình thường. Nhưng văn hóa phương Tây khác với chúng ta. Người phương Tây sớm sống tự lập vì thế sợi dây ràng buộc cha mẹ và con cái không sâu sắc như người phương Đông. Trong khi người Việt Nam vẫn luôn coi những gia đình có “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” mới là nhà có phúc.
Cũng là một giải pháp
Theo Tiến sĩ Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và đào tạo cộng đồng (RTCCD – thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) thì xu thế đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão là tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay xu thế này vẫn còn gặp nhiều rào cản về đạo đức. (trang tinmoi.vn)
Xã hội ngày càng phát triển, khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng tăng và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đang còn là dấu hỏi lớn. Người già đang dần trở nên cô đơn giữa chính những người thân thiết. Họ không tìm được tiếng nói chung, hay vì con cái quá bận rộn không thể chăm sóc chu đáp được nhiều gia đình lựa chọn việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão. Hay một số trường hợp, các cụ mắc phải bệnh người già, nan y, cần bác sĩ, nhân viên trực và chăm sóc 24/24.
Chú Hợp (Xuân Thủy – Hà Nội) cho rằng: “Vào nhà dưỡng lão, cha mẹ sẽ được chăm sóc cẩn thận về sức khỏe. Con cái bận việc, đi làm suốt ngày, để cha mẹ già ở nhà một mình thì có đảm bảo là sẽ không xảy ra chuyện gì hay không? Nếu ở viện dưỡng lão thì lỡ cha mẹ có bị gì thì còn có người giúp đỡ kịp thời”.
Ở các trung tâm chăm sóc người già, những hoạt động được tổ chức khá nhiều và phong phú. Các cụ có môi trường riêng, sống với những người cùng thế hệ, được chăm sóc tận tình bởi các nhân viên có trình độ. Tuy nhiên, hiện nay những trung tâm có quy mô và chuyện nghiệp vẫn còn hạn chế về số lượng.
Lời kết
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, việc lựa chọn giải pháp nào là tùy thuộc vào quan niệm và hoàn cảnh của mỗi người. Phụng dưỡng cha mẹ hay đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão là điều mà chúng ta cần suy xét và cân nhắc trước khi quyết định.
Bất hiếu khi đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão?
“Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống văn hóa, đạo lý làm con của người Việt. Con cái phải biết ơn bậc sinh thành, chăm sóc, yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu. Cha mẹ nào cũng mong muốn được quây quần bên gia đình, sum vầy cùng con cháu. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, một số người lại chọn giải pháp là để người lạ “báo hiếu” cha mẹ hộ mình.
Trong suốt hơn một tuần qua, dư luận xôn xao khi chứng kiến hình ảnh hết sức thương tâm cụ N, 87 tuổi nằm phơi giữa vỉa hè sự ồn ào, bụi bẩn của đường phố Hà Nội cùng với đồ đạc lỉnh kỉnh. Chối từ việc chăm sóc ba bằng việc làm thủ tục cho cụ vào viện dưỡng lão, khi cụ xuất viện lại không đưa cụ vào nhà mà trải chiếu đặt cụ trên vỉa hè lênh láng nước suốt 10 tiếng đồng hồ. Điều đáng bàn là các con cụ là những người có học thức và giàu có.
Cụ N bị con cái bỏ mặc hơn 10 tiếng đồng hồ nài vỉa hè
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Cô Minh (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ: “Không thể chấp nhận việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão khi con cái vẫn còn có khả năng chăm sóc. Chỉ những người không có con cái, không nơi nương tựa thì mới nên đưa vào viện dưỡng lão”.
Khi được hỏi có muốn vào viện dưỡng lão không thì nhiều cụ trả lời là không, bởi đối với họ viện dưỡng lão là nơi xa người thân, cách ly với cuộc sống bên nài, chỉ những người không nơi nương tựa, không có con cháu hoặc con cháu bất hiếu mới phải vào.
Đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão, nhiều người không tin tưởng vào sự chăm sóc của nhân viên bởi có nhiều người như thế thì không thể chăm sóc kĩ càng hết được. Cô Minh cho rằng: “ Làm sao đảm bảo được các cụ sẽ được chăm sóc cẩn thận, không bị bỏ rơi. Nếu có thể, người thân chăm sóc vẫn là trên hết”.
Không ít người cho rằng chúng ta đang hội nhập, giao thoa, mở cửa nên việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão là bình thường. Nhưng văn hóa phương Tây khác với chúng ta. Người phương Tây sớm sống tự lập vì thế sợi dây ràng buộc cha mẹ và con cái không sâu sắc như người phương Đông. Trong khi người Việt Nam vẫn luôn coi những gia đình có “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” mới là nhà có phúc.
Cũng là một giải pháp
Theo Tiến sĩ Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và đào tạo cộng đồng (RTCCD – thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) thì xu thế đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão là tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay xu thế này vẫn còn gặp nhiều rào cản về đạo đức. (trang tinmoi.vn)
Xã hội ngày càng phát triển, khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng tăng và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đang còn là dấu hỏi lớn. Người già đang dần trở nên cô đơn giữa chính những người thân thiết. Họ không tìm được tiếng nói chung, hay vì con cái quá bận rộn không thể chăm sóc chu đáp được nhiều gia đình lựa chọn việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão. Hay một số trường hợp, các cụ mắc phải bệnh người già, nan y, cần bác sĩ, nhân viên trực và chăm sóc 24/24.
Các cụ được chăm sóc sức khỏe ở viện dưỡng lão
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Chú Hợp (Xuân Thủy – Hà Nội) cho rằng: “Vào nhà dưỡng lão, cha mẹ sẽ được chăm sóc cẩn thận về sức khỏe. Con cái bận việc, đi làm suốt ngày, để cha mẹ già ở nhà một mình thì có đảm bảo là sẽ không xảy ra chuyện gì hay không? Nếu ở viện dưỡng lão thì lỡ cha mẹ có bị gì thì còn có người giúp đỡ kịp thời”.
Ở các trung tâm chăm sóc người già, những hoạt động được tổ chức khá nhiều và phong phú. Các cụ có môi trường riêng, sống với những người cùng thế hệ, được chăm sóc tận tình bởi các nhân viên có trình độ. Tuy nhiên, hiện nay những trung tâm có quy mô và chuyện nghiệp vẫn còn hạn chế về số lượng.
Lời kết
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, việc lựa chọn giải pháp nào là tùy thuộc vào quan niệm và hoàn cảnh của mỗi người. Phụng dưỡng cha mẹ hay đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão là điều mà chúng ta cần suy xét và cân nhắc trước khi quyết định.
Hồng Hạnh, Khánh Huy, Tạ Hà, Diệu Linh, Lê Thủy
Báo mạng điện tử K30
Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận