Tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết
(Sóng trẻ) Những ngày cuối cùng của năm Nhâm Thìn, các trạm thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cườngcông tác kiểm tra, kiểm soát, trực ban tại các phường vê việc vận chuyển, giết mổ và bày bán các loại thực phẩm. Nỗ lực đang được tăng cao nhằm đáp ứng mong mỏi của người dân về một cái Tết an toàn.
Lo Tết năm con Rắn
Mỗi mùa Tết về, thực phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt là gia cầm thường xuyên được nhập lậu từ Trung Quốc về và phân phối cho các nhà hàng, quán ăn và các chợ đầu mối ở Hà Nội nói chung và miền Bắc nói riêng. Những vụ bắt giữ gia cầm nhập lậu tại các cửa khẩu ở Quảng Ninh, Lào Cai... chỉ trong tháng Giêng vừa qua với số lượng không hề nhỏ cho thấy sự táo tợn của những thương lái trong việc vận chuyển thức ăn nhập lậu không an toàn về thị trường miền Bắc năm nay. Theo số liệu chưa chính thức từ trạm thú y quận Đống Đa, Hà Nội, trong tháng Giêng vừa rồi quận đã kiểm tra và thu giữ 175kg thịt gà, 191kg thịt lợn không rõ nguồn gốc, phạt hành chính 9 cơ sở. Cũng cần nói thêm rằng quận Đống Đa là một trong những quận tập trung những chợ thực phẩm đầu mối trong nội thành Hà Nội.
Cán bộ thú y thị sát tại các chợ
Mùa Tết năm nay, bên cạnh những lo âu về
thức ăn mất an toàn tràn ngập các chợ mà chủ yếu là do các thương lái từ bên
Trung Quốc nhập về, một mối nguy hiểm khác mà có lẽ chỉ riêng tết Quý Tỵ có là
xu hướng tìm ăn thịt rắn, uống rượu rắn. Không phủ nhận rằng, thịt rắn và rượu
rắn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và là một món lạ và nn cho những ngày
Tết năm 2013, song việc nhiều người đang săn lùng món thịt không hề dễ kiếm này
cũng đang là cơ hội tốt để nguy cơ thịt rắn mất vệ sinh, rượu rắn độc tuồn vào
thị trường một cách dễ dàng. Vì vậy, việc kiểm soát vận chuyển thực phẩm càng
được tăng cường, nhất là trong những ngày cận Tết.
Xử phạt là chưa đủ
Văn bản gần nhất có liên quan tới an toàn thực phẩm mà Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành là vào ngày 05/05/2012. Trong văn bản đó, nhiệm vụ của các bên liên quan, mà chủ yếu là sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và sở Y tế, chỉ được quy định chung chung.
Biện pháp xử phạt được quy định đối với
các cơ sở chế biến, giết mổ, bày bán thực phẩm là tiêu huỷ và xử lý hành chính.
Tuy vậy, chỉ xử phạt thôi có lẽ là chưa đủ nếu như nhìn vào những vụ việc bị
phát giác gần đây và tính chất của chúng. Công việc tập huấn, tuyên truyền về
quy trình nuôi, chế biến, giết mổ thực phẩm để đảm bảo an toàn chưa được chú
trọng, triển khai chậm và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía các chủ
hộ. Nhận thức được điều này, trong các tháng cuối năm 2012 vừa rồi, những buổi
tập huấn về quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã được tổ chức nhằm
nâng cao ý thức của các chủ hộ kinh doanh trong việc kinh doanh thực phẩm sạch.
Kiểm tra việc vận chuyển thực phẩm
Vẫn cần ý thức người dân
Việc nói không với thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc không chỉ cần sự nỗ lực từ phía chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền mà cũng cần đến sự hợp tác từ phía người dân. Nếu như người dân không mua thức ăn theo tâm lý “chỗ quen thì thức ăn sạch”, mua thức ăn tại những chợ không hợp vệ sinh thì thực phẩm không an toàn vẫn có “cửa”, nhất là khi Tết đang tới gần. Việc người dân chọn những đại lý, cửa hàng uy tín để tìm mua thực phẩm sạch sẽ tác động tới thị trường buôn bán thực phẩm, đồng thời cũng giúp các gia đình đón một cái Tết an toàn và yên tâm.
Mong rằng những nỗ lực từ các cơ quan
kiểm soát và từ phía người dân sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho thị
trường thực phẩm, không chỉ cho dịp Tết mà cho cả năm Quý Tỵ sắp tới.
Hữu Đức
Báo mạng điện tử K32