“Thầy, cô” ảo - Những danh xưng làm mất đi giá trị của người thầy

(Sóng trẻ) - Thời gian vừa qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện hàng loạt những hiện tượng nổi lên với những danh xưng là “thầy, cô” thu hút đa số các bạn trẻ theo dõi và tỏ ra thích thú. Điều đáng lo ngại là những hiện tượng này nổi lên như đang dần làm mất đi giá trị thực của những người thầy.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tất cả các khối ngành, cơ quan đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Đặc biệt phải kể đến khối ngành giáo dục. Thời buổi dịch bệnh khó khăn, gây cản trở cho cả thầy và trò trong quá trình dạy - học, việc dạy học trực tuyến cũng đã phần nào giúp cho giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau nhiều hơn. Nhiều giáo viên dạy online ra đời với các khóa dạy học trực tuyến giúp học sinh có thể tự học ở nhà trong thời gian này.

Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội vẫn đâu đó xuất hiện những danh xưng tự gắn mác “thầy, cô” mà chưa rõ bằng cấp, trình độ chuyên môn. Họ tự xưng là giáo viên nhưng lại tuyên truyền những nội dung không phù hợp, sai lệch, phản cảm. Điều này đã mang tác động tiêu cực đến nền giáo dục và làm mất đi giá trị thực của hai chữ “Người thầy”.

Những người này tự xưng là thầy, cô và gọi mọi người là trò, em, như "thầy giáo Ba" là một game thủ truyền dạy việc chơi game, còn "thầy Lộc Fuho" thì có sẵn luôn giáo án dạy, thậm chí tổ chức thi tay nghề cấp bằng phụ hồ. Hay cô giáo Minh Thu với những phát ngôn gây sốc, “thầy Huấn” vốn là một dân xã hội nhưng lại được cộng đồng mạng tung hô gọi là “thầy”.

Thật quá dễ dàng để chúng ta có thể tìm kiếm và thấy những hình ảnh, những đoạn video clip ghi lại khoảnh khắc “dạy học” của những hiện tượng nổi lên với danh xưng giáo viên này. 

livestream-loc-fuho.jpg
Mức độ lan truyền rộng rãi của những hiện tượng tự xưng là “thầy” trên MXH

Chỉ cần tra cứu trên trang tìm kiếm Google cụm từ khóa “cô giáo Minh Thu”, “thầy Lộc Fuho”, “thầy Huấn Hoa Hồng”... chỉ sau 0,44 giây cho ra khoảng hơn 100.000.000 kết quả, tập trung tại các trang tìm kiếm của Google, đều liên quan đến những người này. Bên cạnh đó, tài khoản cá nhân hay fanpage của những hiện tượng mạng này cũng được mọi người theo dõi và quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. 

Họ trở thành hiện tượng mạng xã hội chỉ trong thời gian rất ngắn, nổi lên với những phát ngôn gây sốc, hay những yếu tố sai lệch mà cộng đồng mạng gọi đó là trendy, là hài hước, thú vị. 

Một trong những ví dụ điển hình như “cô giáo Minh Thu”, có lẽ không cần nói thêm về lý do mà nhân vật này đột ngột ‘hot’ đến thế trên mạng xã hội cũng như truyền thông thời gian vừa qua. Khó tránh khỏi nhiều sai sót và còn rất nhiều điều phải thích nghi, học hỏi để “gánh” được áp lực và kỳ vọng của dư luận dành cho “cô giáo livestream thế hệ GenZ”. Trong vòng nửa tháng sau khi nổi tiếng trên mạng xã hội, cô gái trẻ sinh năm 1997 gặp phải nhiều ý kiến bình luận trái chiều. Cụ thể, dân mạng cho rằng Minh Thu hiện vẫn chưa tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Vật lý của trường Đại học Sư phạm, nên chưa thể tự xưng là cô giáo. Ngoài ra, Minh Thu gây tranh cãi bởi cách giao tiếp chưa đúng chuẩn mực sư phạm với học sinh, và có những biểu cảm, lời nói chưa phù hợp…

livestream-co-giao-minh-thu.jpg
Cô giáo Minh Thu thu hút ngàn nghìn lượt xem khi livestream trên trang cá nhân

Cô Phạm Lan, giáo viên tại trường THPT Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ: “Thông tin trong thời buổi hiện đại là thông tin đa chiều, các em học sinh lại được tiếp cận với mạng xã hội từ rất sớm, nhưng các em chưa đủ lớn, chưa đủ trưởng thành để nhận thức được rằng những thầy, cô giáo được gọi là người thầy để đủ tiêu chuẩn đứng trên bục giảng là như thế nào. Và có lẽ, những hiện tượng này cũng đặt ra một vấn đề cho những nhà giáo chân chính, đặc biệt là những nhà quản lý giáo dục cần phải xem xét là tại sao giáo viên chúng ta không tạo ra những giá trị kéo học sinh về phía mình bằng cách "tạo trend" trong dạy học để học sinh bắt trend, đưa thầy và trò gần nhau hơn, tìm ra tiếng nói chung giữa thầy và trò thay vì những bài học khô khan trong phạm vi giáo án?”

Nghề nào cũng có những chuẩn mực nhất định, đặc biệt là đối với nghề giáo. Chuẩn mực ấy, hàng đầu là việc không bao giờ có chuyện sử dụng ngôn từ chợ búa, thậm chí là rất vô giáo dục. Điều đó, chỉ có thể tồn tại ở những người ngụy danh, hay có thể nói là khoác ‘vỏ bọc’ nhà giáo.

Có thể nhận thấy, những hiện tượng trên thế giới ảo này khiến giá trị về người thầy đang bị lệch lạc rất nhiều, để lại những hệ lụy cực kỳ nguy hiểm, khiến nhiều học sinh, sinh viên ngộ nhận về hệ giá trị trong cuộc sống thực.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN