Thầy giáo sinh viên mang “tiếng Tây” về với trẻ làng

 (Sóng trẻ) - Chập choạng tối, làng Thuận An (xã Trạm Lộ, Thuận Thành, Bắc Ninh) lại rộn vang tiếng cười nói, gọi nhau í ới của lũ trẻ. Đứa nào đứa nấy cũng hào hứng, rảo bước thật nhanh đến với lớp học của anh Quỳnh – chàng sinh viên mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ làng.

“Cậu trai ương bướng ngày nào giờ đã biết nghĩ”

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở một vùng quê nghèo làm nông là chính, Vương Quốc Quỳnh cứ thế lớn lên cũng với những con đê trải dài tít tắp đến những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Mọi thứ đều quá đỗi bình dị và thân thương. Gia đình khó khăn, Quỳnh là con út trong gia đình có ba chị em. Bố mẹ Quỳnh tần tảo, sớm hôm lo cho chị em Quỳnh ai cũng được ăn học đàng hoàng. 

Kể về tuổi thơ của Quỳnh, người mẹ đã nài 40 tuổi với mái tóc pha sương đầy cơ cực bồi hồi: “Nhà bác ngày xưa nghèo lắm, lại đông con, lúc nào hai vợ chồng cũng mong cho chúng nó có đủ miếng ăn được ăn học cho bằng bạn bằng bè. Thằng Quỳnh là đứa nghịch nhất nhà, hay bỏ học trốn đi chơi, hay cãi mẹ nhưng được cái tình cảm. Hồi nó lên tám, bác vẫn nhớ nó mang về tặng bác bức tranh bông hoa hồng có dòng chữ mùng 8/3, nó bảo là con tặng mẹ, rồi chạy đi chơi ngay. Lúc đấy bác xúc động cũng chẳng nói được điều gì cũng chỉ biết rơm rớm.” Người mẹ kể về cậu con trai của mình vừa trách vừa yêu bằng những hồi ức quá khứ đã in sâu trong đầu bà như một niềm tự hào không thế giấu kín.

50b12b8de_1.jpg

Mở lớp bằng những tình cảm chân thành, lớp học của Quỳnh được đón nhận bằng sự tự hào, trân trọng của gia đình, làng xóm

Từ ngày đi học đại học, Quỳnh ít có thời gian về nhà, cả tháng mới về một lần, duy trì có hè là ở nhà hẳn. Một phần ở nhà đỡ đần bố mẹ lúc mùa màng, một phần mở lớp dạy tiếng Anh cho lũ trẻ làng mỗi buổi tối. Nhìn con mình trưởng thành từng ngày, biết nghĩ cho bố mẹ, cho hàng xóm, quê hương mẹ Quỳnh không giấu được những xúc động: “Bác không biết là học xong nó có thành tài hay không nhưng với bác giờ nó đã nên người. Biết nghĩ cho bố, cho mẹ, cho làng xóm là bác mừng lắm. Cậu trai ương bướng ngày nào giờ đã biết nghĩ, bác chẳng mong hơn thế điều gì.” 

Làng xóm quý mến, đám trẻ làng lúc nào cũng ríu rít theo sau với Quỳnh làm những điều nhỏ bé cho quê hương khiến anh cảm thấy được một phần tuổi trẻ của mình có ý nghĩa hơn, không phụ công nuôi dưỡng của bố mẹ và sự yêu thương của tình làng nghĩa xóm. 

Lớp học của tình yêu quê hương, tình thương lũ trẻ

Thương cái nghèo, cái khó của người dân quê mình, hiểu những thiếu thốn của đám trẻ làng không có điều kiện. Lớn lên bằng sự bao bọc của tình làng nghĩa xóm, với mong ước mang lại những điều bổ ích cho những đứa trẻ quê mình, đã thôi thúc Quỳnh về với quê hương, mang theo con chữ tiến bộ mở mang cho thế hệ tương lai của quê hương bằng cả tấm lòng của một chàng trai trẻ giàu tình nghĩa.

50b12b8de_2.jpg

Lớp học luôn chào đón những đứa trẻ làng bằng niềm vui giản dị, tình thương gần gũi

Quỳnh hiện sinh viên năm cuối khoa quản trị kinh doanh tại trường đại học công nghiệp Việt – Hung. Không học chuyên ngành nại ngữ cũng không phải là người học giỏi tiếng Anh, cũng chưa một lần làm thầy giáo, điều mà Quỳnh mang tới cho các em đó là năng lượng tích cực, nhiệt huyết của tuổi trẻ và hơn tất cả là tình cảm yêu thương dành cho các em. “Nhìn lũ trẻ trong xóm lấm lem mà thấy thương lắm. Với sức sinh viên như mình lo cho bản thân chưa xong nói gì tới lo cho các em. Tuy không có tiền cho các em nhưng mình được đi ra nài, có sức trẻ tại sao lại không đem tới những điều mới mẻ cho các em, những thứ đang rất cần cho tương lai của các em. Nghĩ vậy mà mình mở lớp mà chẳng cần toan tính, suy nghĩ nhiều, miễn sao các em được học, được chơi và được vui là tốt lắm rồi.” – Quỳnh bảo vậy rồi nhìn lũ trẻ đang lăn lê trên chiếc chiếu đã sờn trong lớp học.  

Trải chiếu làm bàn, học ở nhà văn hóa

Thân hình gầy gò, giọng nói trầm ấm, khuôn mặt lúc nào cũng nở một nụ cười thật tươi là những ấn tượng khó quên về chàng sinh viên tên Quỳnh. Quê nghèo thì làm gì có lớp học khang trang với bàn ghế, phấn bảng đầy đủ. Ấy vậy mà lớp học của Quỳnh vẫn được lập ra đón nhận đến cả đôi chục học trò. Quỳnh vẫn đùa vui lớp học của mình là “lớp học mượn, mượn một trăm phần trăm”. Địa điểm mở lớp mượn nhà văn hóa của thôn. Bàn ngồi học thay bằng chiếu mượn quanh hàng xóm. Bảng viết cũng nhờ bố mượn trên xã. Mượn đủ là có thể học. Lớp học mượn giản đơn được mở ra như vậy vẫn cứ duy trì đều đặn hàng tuần bằng tất cả sự cố gắng của chàng sinh viên giàu nghị lực.

50b12b8de_3.jpg

Lớp học “mượn một trăm phần trăm” dẫu thiếu thốn nhưng vẫn đầy ắp tình thương của “thầy giáo” sinh viên

Tiếng cười nói rộn ràng, tiếng hát vang vọng khắp không gian làng quê tĩnh mịch. Bước chân vào lớp học của Quỳnh là tìm ngay cho mình được niềm vui, một niềm vui gần gũi và giản dị. Chàng sinh viên lần đầu làm thầy giáo ngồi lọt thỏm trong đám học trò ngồi vòng quanh trên những mảnh chiếu ghép xô lệch dưới sàn nhà. Từng cử chỉ, từng lời giảng cứ thế lan tỏa một cách rất tự nhiên trong sự đón nhận hào hứng của lũ trẻ. 

Lớp học có đủ lứa tuổi tham gia từ những cô cậu mới tập tành học chữ đến cả những đứa sắp lên cấp hai. Cách dạy của Quỳnh cũng vì thế mà đặc biệt không kém, một chương trình học “rất thiếu nhi”, vừa học, vừa chơi, lấy tinh thần sảng khoải, vui vẻ là chính. “Dạy ngữ pháp thì không đủ kiến thức, dạy đọc chép thì nhàm chán, nhanh nản. Thế là mình nảy ra một ý tưởng là tại sao mình không dạy các cháu em tiếng anh - những bài hát thiếu nhi dễ dễ thôi nhưng vui nhộn và hài hước. Các em vừa được học vừa được chơi và quan trọng hơn hết là truyền cho các em niềm yêu thích với tiếng anh qua các bài hát ấy. Để sau này vào năm học rồi các các em vẫn có thể tự giác tìm nghe và tự học.” – Quỳnh nói về cách dạy của mình một cách say sưa như chính con người anh cũng hết mình với những đứa trẻ làng.

Một lớp học “tiếng Tây” như thế vẫn sáng đèn giữa làng quê còn nhiều thiếu thốn. Chẳng cần đi đâu xa để biến mình thành người có ích, nhìn vào Quỳnh vào lớp học của anh cũng đủ để trân trọng những điều tốt đẹp giản dị trong cuộc sống này. Từ lớp học của Quỳnh... sẽ có nhiều lớp học đặc biệt như thế được lập lên, sẽ có nhiều hơn nữa những “thầy giáo” sinh viên mang con chữ tiến bộ đến gần hơn tới những bản làng xa xôi hay những miền quê nghèo thiếu thốn.

Đàm Công Bắc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN