“Thư gửi nhà báo trẻ - Nghệ thuật của sự cố vấn”

(Sóng trẻ) - Sách mới mẻ ngay từ những lập luận và lý lẽ tưởng như đã từng gặp, nhưng thú vị hơn cả là tự giá trị biểu đạt trong mỗi tâm sự của tác giả. Người đọc cũng như người cầm bút có cớ để khám phá chính mình, thấu hiểu chính mình để biết đẩy xa hơn, cao hơn những dự định và khát vọng.

Samuel G. Freedmen là cựu nhà báo tờ New York Times. Ông là chủ nhân của nhiều giải thưởng danh giá, giáo sư giảng dạy bộ môn Báo chí trong suốt 30 năm tại Trường Báo chí Columbia (trung tâm đào tạo báo chí danh tiếng của Mỹ, nơi đã "sản sinh" ra những nhà báo nổi tiếng thế giới). Nhà báo kì cựu Samuel G. Freedmen chia sẻ những điều căn cốt của nghề báo. Ông dành phần lớn cuốn sách bàn về khí chất của nhà báo, điều tưởng như trừu tượng nhưng lại được ông phân tích một cách rành mạch, cụ thể và thuyết phục. 

e2133fdbd_1aa.jpg

Sách kể câu chuyện về hai bức ảnh đoạt giải Pulitzer - một của phóng viên ảnh Nick Út, hãng thông tấn Associated Press và một của nhà báo tự do Kevin Carter. Qua hai bức ảnh, tác giả gửi tới thông điệp: Nhà báo là nhân đạo. Nhiều người trong chúng ta hẳn còn nhớ rất rõ bức ảnh một cô bé ở trần vừa chạy vừa la khóc kinh hoàng dưới rừng bom napalm của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Hình ảnh đau thương của cô bé đã góp phần không nhỏ làm gia tăng dư luận phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam ngày ấy. Nhưng không nhiều người biết rằng sau khi chụp ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, Nick Út đã đưa cô lên chiếc xe buýt nhỏ, yêu cầu chở đến bệnh viện và xin bác sĩ cứu chữa cho cô ngay lập tức. Chỉ sau khi Kim Phúc được đưa lên bàn phẫu thuật, phóng viên Út mới về cơ quan AP để nộp cuộn phim anh đã chụp.

e2133fdbd_2aa.jpg

“Em bé napalm”

Còn bức ảnh của Carter chụp về nạn đói ở Sudan năm 1993 - một em bé đang chập chững bước thì bị lả người khi cố gắng lết tới trạm phân phát lương thực. Trong khi đó ở phía sau, một con kền kền cũng đang chờ sẵn. Bức ảnh làm dấy lên làn sóng công luận mạnh mẽ, dẫn đến việc Tổng thống Bill Clinton phải đưa quân đội Mỹ đến thực hiện sứ mệnh nhân đạo tại những vùng này. 

e2133fdbd_3aa.jpg

“Kền kền chờ đợi”

Song có một điều khác biệt rất lớn giữa Nick Út và Kevin Carter là phóng viên tự do này đã không can thiệp để cứu đứa bé trong bức ảnh. Và Carter đã được các đồng nghiệp "quan tâm" nhiều lần, hỏi rằng: "Anh đã hành động gì với đứa bé?". Kết cục, chưa đến bốn tháng sau khi đoạt giải thưởng Pulitzer, Kevin Carter đã tự sát. Vậy, nếu hành động cứu Kim Phúc đã khiến Nick Út "được thanh thản", thì sự dằn vặt dẫn đến cái chết kia phải chăng do Carter "đã đặt phẩm chất nhà báo trong anh cao hơn lòng nhân đạo"?

Samuel G. Freedmen viết rõ ràng và thẳng thắn: “Nhà báo là nhân đạo”, “Nếu bạn không thể là một con người thì bạn chỉ là một nhà báo thấp kém”. Nhà báo thường phải đứng trước mâu thuẫn, lý tưởng khách quan, tôn trọng sự thật, không thiên vị. Và sự chủ quan ấy chính là cảm xúc trỗi dậy trong chính họ. Tuy nhiên, Samuel G. Freedmen quan niệm: “Dù bạn gọi nó là khách quan, là sự không thiên vị hay bất cứ thứ gì khác, khoảng cách giữa nhà báo và sự kiện không thể và không nên được coi là quan trọng hơn phần bản tính tự nhiên của chúng ta. Nghề báo là nghề truyền cảm xúc chứ không phải là nghề thêu dệt cảm xúc. Trước một sự kiện nhà báo chính là chứng nhân và kể chuyện truyền thông điệp đến toàn thế giới. Bởi vậy, bạn phải có trách nhiệm với công chúng, với bản thân bạn, đối với những gì bạn làm và cách mà bạn tiến hành những việc đó”.

Thư của Samuel G.Freedman dài và kén người đọc, có đôi khi ta tưởng đã chạm vào từng câu chữ nhưng lại thấy mình như chưa hiểu gì. Sau cùng báo chí vẫn là một lĩnh vực mênh mông như cuộc sống, vậy nên việc tìm hiểu và nghiên cứu chưa bao giờ là đủ. Đó là một con đường dài với rất nhiều những trở ngại, những bất ngờ cần tiếp tục khám phá.

Theo lời kết của Freedman: "Cuốn sách này không phải là một cuốn sách giáo khoa, một cuốn sách về lịch sử hay một tác phẩm phê bình phương tiện truyền thông, mặc dù tất cả các yếu tố đó đều lần lượt xuất hiện trong sách”. “Thư gửi nhà báo trẻ” còn nhiều điều để chiêm nghiệm với những quan điểm rõ ràng và tâm huyết, để lại những khoảng lặng trong lòng người làm báo, trong lòng người đọc.

Lê Thị Kim Hoa
Báo mạng điện tử K32

Tên sách: Thư gửi nhà báo trẻ - Nghệ thuật của sự cố vấn)
Tác giả: Samuel G. Freedman
Dịch giả: Trịnh Thanh Thuỷ
Phát hành: VNN Publishing & NXB Tri thức
Khổ sách: 13x20.5cm
Số trang: 320
Giá bìa: 50.000đ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN