(Sóng trẻ) – 9h sáng nay (4/10), tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Lối thoát” nào cho người trẻ mắc bệnh trầm cảm cùng với 2 khách mời : PGS. TS tâm lý Trần Thành Nam, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn Trần Thị Thùy Dương, Trưởng ban Chuyên môn Trại hè phục hồi tâm lý Camprehension.
BBT Sóng trẻ tặng hoa cho 2 khách mời
* Thưa chuyên gia Trần Thành Nam, anh có thể giải thích cụ thể cho bạn đọc cũng như các khán giả ở đây hiểu rõ hơn bệnh trầm cảm là gì?
PGS.TS Trần Thành Nam: Tôi tham vào chuyên ngành này từ năm 2001, có tu nghiệp ở nước nài. Trầm cảm là 1 trong 10 căn bệnh tạo ra gánh nặng toàn cầu lớn nhất. Thậm chí, nặng hơn cả tai nạn giao thông. Số lượng người trầm cảm càng tăng. Hai nhóm mắc trầm cảm nhiều: Tuổi vị thành niên và sau 65 tuổi. Trầm cảm là một bệnh tâm thần, có các tiêu chuẩn chẩn đoán riêng. Một số biểu hiện: hứng thú bị thu hẹp, mức năng lượng giảm, nhận thức với thế giới qua lăng kính màu đen, về mặt cơ thể: rối loạn này sẽ làm chúng ta bị stress, thay đổi nhịp sinh hoạt ăn ngủ. Những triệu chứng này nó tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, lặp đi lặp lại, chúng ta không có khả năng kiểm soát các trạng thái đó.
Căn bệnh trầm cảm có nhiều yếu tố ảnh hưởng: nguyên nhân sinh học, yếu tố não. Bên cạnh đó, hiện nay, áp lực xã hội, thiếu kĩ năng: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đương đầu với stress, các nguyên nhân xã hội, nguyên nhân tâm lí đều có thể dẫn đến trầm cảm. Và đó là lý do tại sao hiện nay căn bệnh trầm cảm giống như căn bệnh của toàn xã hội vậy.
PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ tại buổi tọa đàm
* Chuyên gia Trần Thành Nam nghĩ như thế nào khi nhiều người cho rằng trầm cảm là căn bệnh của nền văn minh.
PGS.TS Trần Thành Nam: Với quan điểm này tôi có phần đồng ý, khi xã hội vận động càng ngày càng nhiều lên và chúng ta không thích ứng kịp với sự thay đổi liên tục của xã hội, đó cũng tạo ra những áp lực khiến cho chúng ta dễ bị tổn thương và trầm cảm hơn, con đường dẫn đến trầm cảm thường là áp lực hàng ngày, nhưng chúng ta không kiểm soát và khống chế được nó và nó trở thành lo lắng, đầu tiên chúng ta có thể lo lắng về sự kiện thôi, sau đó lo lắng về năng lực của mình như là "tôi không có khả năng", "tôi không đáng yêu", "tôi không ở trong mối quan hệ được lâu dài với bất kỳ ai". Và sau những lo lắng đó sẽ dẫn bạn đến trầm cảm. Tệ hại nhất của trầm cảm là tự tử.
Tỉ lệ tự tử của những người có dấu hiệu trầm cảm bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ tự tử bởi các nguyên nhân khác.
*Thưa quý vị và các bạn, Trong nhiều năm gần đây, có rất nhiều trung tâm mở ra nhằm giúp các bạn trẻ mắc bệnh trầm cảm có thể phục hồi được chấn thương tâm lý, để hiểu rõ hơn về công việc này, chúng tôi mời đến đây bạn Trần Thùy Dương, hiện là Trưởng chuyên môn của trại hồi phục tâm lý Camprehension, với mục tiêu giải quyết các vấn đề tâm lý ở người trẻ (độ tuổi khoảng 15-25). Bạn có thể chia sẻ thời gian khủng hoảng tâm lý của bạn của như thế nào?
Trần Thị Thùy Dương: Em tham gia trại hè với mục đích chính của nó là nâng cao hiểu biết về tâm lí,tạo ra cộng đồng mọi người có cùng mối quan tâm chung về tâm lí, đồng cảm, sẻ chia với nhau. Em có một người em trai sinh đôi, tính cách trái ngược từ bé, học cùng trường với nhau từ bé nhưng môi trường đó khiến cho 2 chị em không thể gần nhau được.
Trần Thị Thùy Dương "Ở giai đoạn đó em cảm thấy mất nặng lượng với cả những điêu mà mình đam mê mà không biết lý do vì sao"
* Khoảng thời gian gia đình có phát hiện ra em biến đổi không?
Trần Thị Thùy Dương: Gia đình có nhận ra những sự thay đổi về tâm lý của em, em đam mê nhảy, hát, đàn.... Khi quãng thời gian đó ập đến, em không kiểm soát và xử lý được, em cảm thấy mình mất hứng thú, không có năng lượng để tập nhảy. Em mất cả buổi tối để nghĩ xem ngày mai mình có đi nhảy hay không. Quãng thời gian đó em không đi học thường xuyên được, em để cho tinh thần mình thư giãn ra bằng cách ở nhà, thậm chí em nghỉ học dù quá số buổi quy định của trường. Đó là biểu hiện đầu tiên, biểu hiện thứ hai đó là sự trì hoãn, lười biếng. Số lượng công việc quá lớn khó thể kham được cộng thêm những giá trị nhận thức về bản thân không có, kĩ năng xử lí công việc thấp, cảm thấy mình không có giá trị gì. Nó cộng dồn lại thành áp lực.
* Thưa chuyên gia, biểu hiện của Dương có thể coi là trầm cảm không?
PGS.TS Trần Thành Nam: Đó là các dấu hiệu mà chúng ta thấy nó sẽ phù hợp với các dấu hiệu của trầm cảm, nhưng đối với việc tiếp cận tâm lý của chúng tôi, thì chúng tôi không muốn kết luận là trầm cảm hay không trầm cảm. Với bên y thì hay chẩn đoán, phân loại, nhưng đối với tâm lý chỉ cần bạn lệch ra khỏi khoảng sức khỏe tinh thần thoải mái và toàn diện, thì lúc đó tâm lý đã có thể hỗ trợ được rồi. Chúng tôi không muốn dán nhãn và gọi tên bất kỳ ai về căn bệnh này, nhưng rõ ràng với những biểu hiện này đã ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của bạn Dương và bạn cần hỗ trợ bằng nhiều cách.
Có những biểu hiện đặc trưng của căn bệnh trầm cảm như: mất hứng thú, năng lượng hao hụt lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ vẩn vơ tiêu cực, những hoạt động phục vụ bản thân hàng ngày trở thành một gánh nặng làm cho chúng ta không muốn hoạt động nữa, hay là ăn không cảm thấy còn nn miệng, ngủ thì cảm thấy ngủ nhiều và không khỏe, hoặc không thể ngủ được ...
* Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh trầm cảm là gì?, thưa chuyên gia?
PGS.TS Trần Thành Nam: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Một là Nguyên nhân do di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh trầm cảm, thì tỷ lệ nguy cơ người con trong gia đình đó mắc bệnh trầm cảm là khá cao.
Trong trầm cảm phân ra một số thể thể: trầm cảm đơn cực (người bị bệnh chỉ bị pha trầm thôi, sau đó thì sẽ trở lại bình thường, một thời gian sau lại bị trầm xuống), trầm cảm đơn cực nguyên nhân phần lớn do xã hội và có thể phục hồi. Trầm cảm hưng trầm lưỡng cực (Có những giai đoạn người bệnh trở nên hưng cảm, cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng và có suy nghĩ viển vông, thậm chí có những đề xuất cực kỳ táo bạo theo format của người khác. Nhưng sau một khoảng thời gian, giống như quả bóng xì hơi) - hưng trầm cảm phần nhiều do yếu tố di truyền.
Thứ hai là yếu tố chất dẫn truyền thần kinh trong não.Những người bị trầm cảm do nguyên nhân này thì biện pháp trị liệu tối ưu là kết hợp thuốc tân dược (tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh) và trị liệu tâm lí.
Thứ ba là các yếu tố văn hóa xã hội. Những yếu tố hành vi sai lạc, từ nhỏ đến lớn, bất kỳ những hành động nào của con, bố mẹ không bao giờ hài lòng và cho rằng con thua kém người khác. Chính điều đó làm cho đứa trẻ tin rằng, mình có cố gắng bao nhiêu cũng vô dụng, không có giá trị. Những bạn mà trong cuộc sống từ nhỏ đến lớn không bao giờ nhận được lời khen ngợi, tích cực. Những bạn đó sẽ luôn nhìn bên cạnh mình toàn những người nguy hiểm và cho rằng mình không có giá trị, với những người có niềm tin xơ cứng đó thường nguy cơ bị trầm cảm rất cao.
Yếu tố khác: hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh khó khăn, vị thế xã hội thấp, bị xâm hại, bắt nạt, đối diện với nhiều sang chấn tâm lý, thiếu những nguồn hỗ trợ cho những nhu cầu cơ bản...dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
* Thưa chuyên gia, việc stress quá độ có được coi là giai đoạn đầu của trầm cảm không?
PGS.TS Trần Thành Nam: Mình không thể nói stress là giai đoạn đầu của trầm cảm được, trầm cảm là trầm cảm, lo âu là lo âu. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy, trong phân loại bệnh và các biểu hiện của bệnh biểu hiện có phần chồng lấn nhau. Có một số biểu hiện của người mắc bệnh stress về mặt cơ thể, nhận thức hay cảm xúc giống như những người bị rối loạn lo âu và cũng giống như những người mắc bệnh trầm cảm. Chúng tôi thường nói chung là "rối loạn cảm xúc".
"Stress ở mức độ nào sẽ quyết định bạn đang mắc phải rối loạn lo âu hay rối loạn trầm cảm"
* Stress lâu dài có chuyển biến thành trầm cảm không ạ?
PGS.TS Trần Thành Nam: Điều này còn tùy thuộc vào từng cá nhân. Nếu các nhân nào ở trong môi trường càng stress, các yếu tố có nguy cơ gây stress bủa vậy, thì người đó sẽ dẫn đến trầm cảm. Cá nhân mà có gen tốt, stress vừa phải thì bạn có thể đứng dậy được. Và ngay cả cá nhận nào có gen không tốt, nhưng bạn duy trì được thói quen sống luôn thư giãn thì sẽ không dẫn đến trầm cảm.
Nói Stress là khởi đầu của bệnh trầm cảm chỉ đúng 1 phần. Nó là sự kết hợp của hai hay nhiều yếu tố: Gen của bạn có tốt hay không, hay mức độ stress mà bạn phải chịu đựng có nhiều, có kéo dài hay không.
* Dương thân mến, những người đến trại hè của bạn có chia sẻ vì sao họ bị trầm cảm hay không?
Trần Thị Thùy Dương: Những bạn đến với trại hè của em có độ tuổi từ 15 - 25 tuổi, phần lớn câu chuyện mà em nghe được từ các bạn ấy liên quan đến vấn đề xã hội, gia đình, trường học không như các bạn ấy mong muốn. Các bạn ấy luôn có áp lực với bản thân mình là mình phải làm thật tốt, sâu xa của mục đích đó là để muốn ghi dấu với bố mẹ của mình.
Các bạn ấy cũng chia sẻ là không nhận được nhiều lời khen, ghi nhận của bố mẹ, và duy trì áp lực đó lâu dài thì dẫn đến trạng thái có thể gọi là rối loạn trầm cảm.
*Bạn đọc có nick facebook là Vũ Ngọc có đặt câu hỏi như sau: Em có một người bạn, dạo gần đây bạn ấy thay đổi sắc mắt nhiều. Các bạn khác trong lớp không nhận ra vì bạn ấy vẫn nói chuyện, cười bình thường. Nhưng là bạn thân nên em nhận thấy nhiều bất ổn. Bạn ấy thường xuyên mất ngủ, lúc ngủ được thì lại hay tỉnh giấc sớm. Có lần bạn ấy nói với em là bạn ấy rất buồn, rằng hôm qua bạn ấy không ngủ được, rồi bạn ấy còn nói là lúc ở một mình còn tự cấu vào tay. Lúc đó, em rất hoang mang, em chỉ biết động viên bạn ấy cố gắng lên, không ở một mình, xem những video hài hước. Em muốn giúp đỡ bạn ấy nhưng không dám hỏi sâu về hoàn cảnh của bạn, cũng không biết cách nào để bạn trải lòng và giúp bạn vui vẻ hơn. Chuyên gia cho em hỏi bạn em đã rơi vào giai đoạn trầm cảm nào? Em phải làm sao để có thể giúp bạn ấy? Em cảm ơn ạ?
PGS.TS Trần Thành Nam: Bạn đang có vấn đề về cảm xúc. Nếu bạn bị trầm cảm, thứ nhất là các cơ mặt yếu, trạng thái không thể vui vẻ được. Một khi đã gọi là trầm cảm thì phải đáp ứng các dấu hiệu. Cách làm của bạn giúp bạn đang bi rối loạn cảm xúc đó là đang sai. Các bạn trầm cảm, nhiều bạn muốn tự sát, nếu nói chuyện về tự sát bạn sẽ làm thật, những lo lắng đó của chúng ta bình thường nhưng nó đang bị sai. Những người trầm cảm, chúng ta càng hỏi những điểm tiêu cực thì họ nghĩ ra mọi người quan tâm, họ sẽ cân nhắc hơn xem mình nên làm gì. Hãy dũng cảm hỏi bạn ấy những vấn đề gai góc nhất : "Tớ với bạn là bạn thân, những gì mà bạn trải qua tớ nghĩ rằng tớ sẽ chịu đựng được, có điều gì cứ chia sẻ với tớ". Ví dụ, khi bạn đang trầm cảm, nên cho bạn nghe nhạc vui hay buồn. Có nhiều người sẽ nghĩ đang buồn thì nên nghe nhạc vui, nhưng có thể hãy cho bạn nghe nhạc buồn, để thể hiện sự đồng cảm.
Trầm cảm còn có 1 dạng đặc biệt là trầm cảm ẩn
Trầm cảm ẩn: Các biểu hiện bên nài hoạt bát nhưng bên trong trống rỗng. Có những người không thể dừng hoạt động của họ vì dừng lại họ lại cảm thấy bị trống rỗng. Đấy cũng là một nguyên nhân vì sao người trẻ ở Nhật, có những trường hợp đột tử trên bàn làm việc, dù họ đã đến giới hạn về thể chất và tinh thần nhưng họ không thể dừng công việc đó lại được, vì dừng lại họ sẽ mất hết vị trí, mất hết. Họ làm đến giọt sức lực cuối cùng.
Ở Việt Nam, có nhiều kì thị với căn bệnh trầm cảm. Những người bị trầm cảm đến gặp đầu tôi, câu đầu tiên bạn đó nói là "em bị mất ngủ", "em bị đau người", tức là biến tất cả các vấn đề cảm xúc thành vấn đề thực thể và từ đó họ toàn đi khám bệnh về mặt thực thể, bác sĩ cho thuốc chỉ cải thiện thôi vì nguồn gốc của nó là bạn đang bị trầm cảm rồi.
* Thùy Dương thân mến, thời điểm mà bạn rơi vào tình trạng sang chấn về tâm lý thì người thân đã có cách nào để giúp đỡ bạn?
Trần Thị Thùy Dương: Gia đình em khá ủng hộ, khi em nói chuyện với mẹ, mẹ em đã khóc và lo, mẹ hỗ trợ bằng cách đưa bạn đến chơi cùng với em, hay các anh chị làm cùng mà mẹ tin tưởng đến chơi cùng với em, từ những người bạn đó, em chia sẻ với họ và cảm thấy mình vẫn có thể sống được, có khả năng hòa nhập được với xã hội. Em cảm thấy mình khá may mắn vì luôn có 1, 2 người bạn đồng hành.
PGS.TS Trần Thành Nam: Với những người bị trầm cảm, việc người thân thường làm trước tiên là khuyên họ: phải..., cần...., nên.... Nhưng vô hình chung việc làm đó một phần lại đang tác động trở lại khiến tình trạng người bệnh tiêu cực hơn, bởi những từ "phải", "cần", "nên" được nhắc đi nhắc lại sẽ tác động đến lòng tự trọng của những người đang bị trầm cảm, bởi họ nhìn lại mình là một người không có khả năng.
Giúp người trầm cảm, việc đầu tiên kích hoạt hành vi (vì những người trầm cảm mức năng lượng họ yếu, họ luôn thu mình lại), hãy kéo họ ra bên nài với nhiều hoạt động hơn, nhưng những hoạt động đó phải vừa sức, phải dựa trên sở thích trước đây của họ. Còn nếu cứ để người bệnh ngồi trong nhà, nghĩ lung tung, chỉ có nghĩ đến hành động tự hủy hoại bản thân. Nói lắng nghe là một chuyện nhưng vẫn phải cố gắng kéo người ta ra khỏi hoạt động.
Về mặt nhận thức, người trầm cảm nhìn về bản thân tiêu cực, mình phải giúp họ thoát ra những cảm xúc tiêu cực. Chúng ta giúp họ thư giãn, đem lại cảm xúc tích cực.
Chúng tôi hướng dẫn cho các bạn khu vườn an toàn trong chính tâm trí của em. Em có thể mang những điều tốt đẹp vào khu vườn tưởng tượng. Có nhiều người đối thoại nội tâm cũng vượt qua được.
Nài ra cũng cần gặp bác sĩ, Bác sĩ sẽ hỗ trợ thuốc để năng lượng của bạn lên cao .
*Khi nào thì một người cần đi tư vấn bác sĩ về trầm cảm?
PGS.TS Trần Thành Nam: Khám trầm cảm cần phải khám đúng bác sĩ tâm thần. Ở nước nài, chỉ cần thấy bản thân không kiểm soát được tâm trạng, không thể cân đối được lịch sinh hoạt, ăn, ngủ không nn, không kiểm soát được hành vi bằng nỗ lực của chính mình là họ đã đi tư vấn bác sĩ. Nhưng ở nước nài, họ nhận thức được vai trò của các nhà tâm lý nhiều hơn trong việc chữa trị căn bệnh này. Bác sĩ chỉ xác định bệnh hay không bệnh, bệnh thì cho thuốc, không bệnh thì cho lời khuyên.
Chào Dương, Dương có thể cho mình biết những bạn trẻ đến với trại phục hồi tâm lý của Dương là tự nguyện đến hay gia đình đưa đến? và dự án đã có những hoạt động gì để “tái hòa nhập cộng đồng” cho những người bị trầm cảm? Bản thân mình không bị trầm cảm thì có thể tham gia trại phục hồi tâm lý không?
Trần Thị Thùy Dương: Phần lớn là các bạn chủ động đến với trại hè. Bọn em truyền thông trên mạng xã hội, mọi người sẽ tự nguyện điền thông tin vào form để đăng kí. Có những bạn bay từ Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Tĩnh ra Hà Nội để được tham gia trại hè phục hồi tâm lý
Mức độ rối loạn tâm lý trải dài. Chúng em phân ra làm 3 loại: người có vấn đề về tâm lý, những người có người thân có vấn đề về tâm lý, những người quan tâm đến tâm lý nói chung. Có những bạn đi cùng gia đình, người yêu, bạn bè
* Hiện nay ở Việt Nam đã có những trung tâm nào để bệnh nhân mắc bệnh trầm và người nhà có thể đến? Và đã có những bộ kiểm tra nào để một người có thể biết là mình có bị trầm cảm hay không?
PGS.TS Trần Thành Nam: Ngành tâm thần đã có rất nhiều dự án, Dự án nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh trầm cảm và hỗ trợ bệnh nhân bị trầm cảm đã được thực hiện ở một số tỉnh Miền Trung, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Có những mô hình kết hợp trị liệu tâm lý trầm cảm, sau đó cho họ vay một khoản vốn nhỏ để những người phụ nữ tiếp tục kinh doanh, như một cách thức kích hoạt hành vi.
"Theo tôi mô hình trại hè của Dương rất tốt nhưng nên có những theo sát phía sau, chúng ta nên có kết nối của chuyên gia. Tất cả chương trình không chỉ nên xuất phát từ ý thích của cá nhân mà nên xuất phát từ cơ sở nghiên cứu khoa học" - Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam chia sẻ.
Khi chúng ta đã làm hỗ trợ tâm lý cho người khác, chúng ta có năng lượng của chúng ta. Trị liệu tâm lý là nghệ thuật. Triệu chứng giống nhau, con đường giúp đỡ bệnh nhân hồi phục khác nhau.
Hiện nay có những công cụ sàng lọc do các bệnh viện tâm thần đưa ra: Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai có thang đo DASS 21, DASS 42 về trầm cảm, tâm thần. Đối với các nhà tâm lý, kĩ năng lâm sàng là quan trọng.
* Dương rơi vào khủng hoảng tâm lý, bạn đã bao giờ nghĩ đến tự tử chưa?
Trần Thị Thùy Dương: Khoảng độ 3 năm trước đây, em cảm thấy mình không thể chịu đựng được nữa. Em tìm cách mua được thuốc ngủ. Em lên kế hoạch làm sao có thể mua được đơn thuốc, để có thể tự hại thành công. Lúc đấy, em chấp nhận mong muốn đấy. Cho đến thời điểm kế hoạch đó không thành công. Khi cảm xúc cân bằng một phần, lúc đấy nghĩ lại đó không phải là mình. Em chỉ muốn thay đổi chứ không phải tự hại.
Trần Thị Thùy Dương "Em đã từng có ý định tự tử khi mà bị rối loạn tâm lý"
* Độc giả Phạm Hồng Hà: Email: [email protected] muốn hỏi: Làm thế nào để ngăn ngừa người trầm cảm tự hại bản thân? Chuyên gia có thể gợi ý cho tôi một số phương pháp được không ạ?
PGS.TS Trần Thành Nam: Gặp một người bị trầm cảm, điều chúng tôi phải sàng lọc xem người đó có ý tưởng tự sát hay không hay đã có kế hoạch tự sát rồi. Phải xem xét mức độ, trong trường hợp thấy có nguy cơ, mặc dù trong nguyên tắc đạo đức của chúng tôi phải giữ những bí mật mà người bệnh chia sẻ. Nhưng phải luôn luôn mở nặc, "trong trường hợp có gây hại đến tính mạng của e, hoặc của người khác, thì tôi bắt buộc phải tiết lộ thông tin đó", để cho bố mẹ, người thân biết giám sát bệnh nhân 24/24.
Bản thân người làm tâm lý phải có cách thức làm cho người có vấn đề tâm lý không có hành vi dại dột. Mình vẫn phải chia sẻ cảm xúc với người trầm cảm "Tại sao em muốn làm như vậy?", "Em đã suy nghĩ kỹ chưa?"....Sau giao hẹn với bạn đó vào một buổi trò chuyện. Những người có ý định tự sát nhiều khi không quan tâm gì nhưng lại quan tâm đến lời hứa. Rồi từng buổi nói chuyện để giải tỏa dần tâm lý, chúng ta làm họ cân nhắc hơn. Bên cạnh đó, gia đình vẫn phải giám sát.
Những người nào đã gây hại bản thân như cắt tay,.. thường khả năng tự sát không cao. Họ muốn trừng phạt bản thân mình vì họ cảm thấy tê liệt trống rỗng. Và với những bệnh nhân có biểu hiện như này, tôi sẽ quan tâm vào tâm lý nhiều hơn, có kế hoạch chia sẻ cảm xúc nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn cần giám sát họ dù nguy cơ tự sát không cao.
Chúng ta cần nói vào vấn đề tự tử để người bệnh tự cân nhắc vấn đề đó. Mọi người nghĩ rằng tự tử là hành vi bộc phát, bí bách, đường cùng quá nên họ tự sát, nhưng không có chuyện đấy. Những người có ý định tự sát bao giờ họ cũng đã phải truyền tải rất nhiều những thông điệp ẩn cho những người xung quanh. Có thể những người xung quanh thiếu nhạy cảm, chưa nhận ra và càng làm cho họ tổn thương.
* Đối với những người bị trầm cảm, gia đình có vai trò như thế nào kéo họ ra khỏi tình trạng đấy?
PGS.TS Trần Thành Nam: Gia đình có vai trò quan trọng. Tỷ lệ tái trầm cảm phần lớn họ phụ thuộc vào môi trường gia đình. Nếu đưa người bệnh đến các trung tâm trị liệu, bệnh viện thì môi trường ở đó hoàn toàn khác, tất cả mọi người chỉ hỗ trợ và chữa trị, bạn khỏi bệnh nhanh. Nhưng khi trả về môi trường gia đình, áp lực không thay đổi, con người không thay đổi, những hoạt động của người bệnh trong gia đình vẫn bị giới hạn không thay đổi nên bị tái bệnh ngay
Mọi người trong gia đình có người mắc bệnh trầm cảm cần có ý thức về căn bệnh về tâm thần. Gia đình hỗ trợ để cho các bạn tin tưởng và uống thuốc đều. Khi uống thuốc trầm cảm, tác dụng chính đến sau, tác dụng phụ đến trước như khó chịu, buồn nô, bồn chồn....Gia đình thực hiện đúng vai trò của chuyên viên tâm lý thực hiện đúng những bài tập về nhà mà chuyên viên tâm lý, bác sĩ tư vấn yêu cầu. Cho người bệnh tham gia các hoạt động dựa trên sở thích của họ. Gia đình chính là người dự liệu trước, giảm các yếu tố gây stress bất ngờ, tổn thương không đáng có cho các bạn.
* Thùy Dương, gia đình của bạn có vai trò như thế nào?
Trần Thị Thùy Dương: Gia đình của mình rất lo lắng. Nhưng không thể phủ nhận có những lời khuyên khiến mình không muốn nhận sự hỗ trợ từ gia đình. Khi mình phát hiện ra những mối quan hệ giúp đỡ mình không phải từ mình mà từ gia đình mình, đơn giản như họ vì nể bố mẹ mình mà giúp đỡ, nhưng đến một thời điểm nào đó họ sẽ không đi tiếp với mình nữa. Mình cảm thấy tâm trạng đi xuống và cảm giác như quay lại từ đầu.
* Câu hỏi của một ban độc tôi là Huyền 23 tuổi. Tôi muốn hỏi là tôi có người bạn luôn tươi cười nhưng bạn ấy lúc nào cũng nói mình bị trầm cảm và post lên facebook. có thể bạn ấy buồn thật, nhưng tôi nghĩ bạn ấy chủ yếu đang cố tỏ ra yếu đuối để mọi người quan tâm nhiều hơn, xin hai khách mời cho ý kiến ?
* Dương có chia sẻ trạng thái lên mạng xã hội không?
Trần Thị Thùy Dương: Ai cũng có nhu cầu kết nối với mọi người xung quanh, hòa nhập với cộng đồng của mình. Quan điểm đăng tải trạng thái nhiều trên mạng xã hội cũng chỉ là cách thức kết nối với cộng đồng của mình.
* Dưới góc độ chuyên gia tâm lý, thưa anh Trần Thành Nam
PGS.TS Trần Thành Nam: Tôi không thể tư vấn bắc cầu như thế này được, trầm có cả dạng trầm cảm ẩn, Có thể bên trong bạn đang bị tổn thương thật sự, nhưng phía bên nài bạn không chấp nhận hình ảnh mình ủ rũ.
Hiện nay, có nhiều bạn đang có những vấn đề cảm xúc, với công nghệ đang đi vào từng ngõ ngách. Càng có nhiều bạn trên mạng xã hội thì càng cô đơn. Vì mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội lỏng lẻo. Có nghiên cứu chỉ ra, những người tham gia quá nhiều trên mạng xã hội, bạn bè số lượng nhiều, chất lượng ít cũng dễ có vấn đề cảm xúc.
* Thưa chuyên gia, trầm cảm và người ít nói được phân biệt như thế nào? hoặc giữa người hướng nội và người trầm cảm có sự khác nhau như thế nào?
PGS.TS Trần Thành Nam:
Chúng ta có thể nhìn nhận qua các biểu hiện sau:
Thứ nhất, bạn ấy có kiểm soát được trạng thái không, thứ 2, Các chức năng của bạn ấy có hoạt động bình thường hay không. Người hướng nội, bạn không muốn nói chuyện, nhưng bạn ấy vẫn có bạn thân, vẫn cả thấy được cuộc sống hạnh phúc, các chức năng ở trường ở nhà đều làm rất tốt.
Trong số chúng ta, khoảng 50% số người sẽ gặp trầm cảm 1 lần trong đời nhưng chúng ta vẫn vượt qua được, vì chúng ta cân bằng và kiểm soát được hành vi.
* Một câu hỏi của độc giả Phương Thảo (18 tuổi, Đống Đa-Hà Nội) đặt câu hỏi: Cháu có 1 người bạn, 2 tuần gần đây bạn ấy thường xuyên đăng những dòng trạng thái rất tiêu cực và bi quan lên facebook. "Mình đã không nghĩ rằng cuộc sống này lại tồi tệ đến vậy. Thật không đáng sống..." Khi cháu gọi điện thoại hỏi thăm thì bạn ấy nói là không sao, chỉ là dạo gần đây việc học hơi căng thẳng. Vì bạn ấy trước đây chưa từng như vậy, cũng khá kín trên mxh nên cháu rất lo lắng. Có khi nào bạn ấy đang bị trầm cảm ko thưa TS? Và lúc này cháu nên làm gì để giúp bạn ấy ạ? Bạn ấy đang sống ở trong nam và cháu cũng không có địa chỉ liên lạc của người nhà bạn ấy, cháu thực sự rất lo.
PGS.TS Trần Thành Nam: Bạn ấy đang có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Việc bạn thân nên làm là báo tin với người lớn, người có trách nhiệm với bạn đấy. Bạn ấy có thể viết trên mạng nhưng khi mình hỏi sẽ nói là không có vấn đề gì. Khi không đủ thân thiết, tin tưởng, bí mật thì bạn kia sẽ không chia sẻ. Trong trách nhiệm, em thông báo đến những người liên quan, thông báo những người khác để kết nối, hỗ trợ bạn.
* Thùy Dương thân mến, nài những mặt trái của mạng xã hội, bạn chia sẻ vai trò của mạng xã hội với người trầm cảm?
Trần Thị Thùy Dương: Theo ý kiến cá nhân, khi đăng một cái gì đó, có tương tác mình đã thấy được an ủi rồi, cảm thấy có thể vực dậy, có thể tự vượt ra khỏi vấn đề cảm xúc. Mối quan hệ trên mạng không thể nào chất lượng mối quan hệ bên nài. Lúc trạng thái không ổn, mạng xã hội là phương tiện khá hữu dụng.
Dương có chia sẻ trạng thái lên mạng xã hội không?
Ai cũng có nhu cầu kết nối với mọi người xung quanh, hòa nhập với cộng đồng của mình. Quan điểm đăng tải trạng thái nhiều trên mạng xã hội cũng chỉ là cách thức kết nối với cộng đồng của mình.
* Thưa chuyên gia Trần Thành Nam, anh có thể gửi lời khuyên đến các bạn trẻ để ngăn ngừa căn bệnh trầm trong thời đại công nghệ 4.0 đang rất phát triển?
PGS.TS Trần Thành Nam: Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta không thể không sử dụng mạng xã hội. Chúng ta phải có những kỹ năng bảo mật thông tin trên mạng xã hội, phải có những kỹ năng để ứng phó trong trường hợp bị bắt nạt, quấy rối trên mạng xã hội.
Chẳng hạn, khi bị bắt nạt trên mạng xã hội, Thứ nhất, mình sẽ không phản hồi, khi mình phản người bắt nạt họ biết được tâm lý của mình và sẽ có chiến lược bắt nạt nguy hiểm hơn. Thứ hai, tìm các cách để chặn lại, báo cáo trang chủ của mạng xã hội. Thứ 3, Nếu mình đã bị cuốn vào và cảm thấy không dứt ra được thì phải xin ý kiến tư vấn.
Chúng ta quen chăm sóc cho thân thể nhiều quá: ăn uống, trang phục... và giường như chúng ta ít quan tâm đến mất sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần ấy cũng cần phải luyện tập để khỏe mạnh hơn, đặc biệt ở những giai đoạn các bạn phải chuẩn bị những hành trang để bước vào thế kỷ XXI, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này.
Tôi nghĩ, nhiều công việc nó sẽ biến mất và chúng ta sẽ phải sẵn sàng và thích nghi với biến của công việc để thích nghi với cuộc sống. Các kỹ năng để giúp chúng ta thành công hơn bao gồm cả các kỹ năng kiểm soát tốt cảm xúc, phòng chánh vấn đề liên quan đến rối loạn về mặt cảm xúc.
Bên cạnh đó chúng ta cũng phải rèn được ý chí, khả năng chịu áp lực, stress. Vì những áp lực trong cuộc sống hiện đại nó sẽ ngày càng nặng hơn.
Và cùng tự nâng cao nhận thức về các căn bệnh phổ biến của xã hội, cùng nhân lên, cùng lan tỏa nó trong cộng đồng để mọi biết cách ứng xử với những người đang gặp rối loạn về cảm xúc với sự thấu hiểu, lắng nghe hơn. Qua đó sẽ xây dựng được cộng đồng yêu thương thấu hiểu và hạn chế những tác động tiêu cực đến những người đang bị tổn thương.
BBT tặng quà lưu niệm cho 2 vị khách mời
BBT Trang tin điện tử Sóng trẻ trân thành cảm ơn quý độc giả đã theo dõi, tương tác với tọa đàm trực tuyến: "Lối thoát nào cho người trẻ mắc bệnh trầm cảm". Kính mong quý độc giả tiếp tục đón nhận các tác phẩm tiếp trên trang tin Sóng trẻ và gửi phản hồi về hòm thư góp ý của trang tin.
Trân trọng cảm ơn!
BBT Sóng trẻ