Tọa đàm “Đạo đức người làm báo trong kỷ nguyên số”: Phải bênh vực và phê phán công tâm

(Sóng trẻ) - Chiều 17/3, tại Toà nhà Hội Nhà báo Việt Nam, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2017 diễn ra buổi tọa đàm “Đạo đức người làm báo trong kỷ nguyên số”. Sự kiện là điểm nhấn quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với tất cả các cơ quan báo chí, người làm báo và công chúng báo chí.

Ban tổ chức đã nhận được 17 tham luận, đại diện cho tiếng nói của lãnh đạo các cơ quan báo, đặc biệt là của các cấp vùng, miền, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương để thống nhất và cùng thực hiện đạo đức nghề, khẳng định vai trò to lớn của đạo đức nghề trong các hoạt động báo chí.

Tham dự buổi tọa đàm có các đồng chí là ủy viên ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương, các sinh viên báo chí. Đồng chí Mai Đức Lộc, phó chủ tịch hội nhà báo Việt Nam và đồng chí Phạm Hữu Minh, Uỷ viên ban thường vụ, trưởng ban kiểm tra chủ trì buổi tọa đàm.

Đồng chí Mai Đức Lộc, phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh “Trong bối cảnh công nghệ số phát triển như hiện nay, đạo đức nghề báo là vấn đề đặt ra đối với tất cả người làm báo. Bởi lẽ một mặt chúng ta phải đáp ứng, đuổi kịp sự phát triển của khoa học – công nghệ, mặt khác đòi hỏi chúng ta phải đảm bảo các quy định về đạo đức nghề báo”.

bd0f9f61a_anh_1.jpg
Đồng chí Mai Đức Lộc phát biểu  khai mạc diễn đàn

Tác động của kỷ nguyên số đối với đạo đức nghề báo

Các đại biểu đều đánh giá cao những tiện ích mà kỷ nguyên số mang lại cho người làm báo, giúp cho việc lấy tin, kiểm chứng thông tin và đăng tải nhanh hơn... “Phóng viên, nhà báo ngày nay không chỉ “thâm canh” chuyên sâu một phương tiên như xưa mà phải “đa di năng” sử dụng nhiều phương tiện. Tuy nhiên bên cạnh đó, kỷ nguyên số cũng có những mặt trái. Những mặt trái, bất lợi đó đều do con người gây nên” - Nhà báo Nguyễn Uyển, Nguyên trưởng ban công tác hội, Hội nhà báo Việt Nam bày tỏ.

bd0f9f61a_anh_2.jpg
Nhà Báo Nguyễn Uyển, Nguyên trưởng ban công tác hội, hội nhà Báo Việt Nam tham luận

Thực tế cho thấy có những thông tin, bài báo, phóng sự truyền hình chưa phản ánh đúng sự thật gây phương hại tới lợi ích quốc gia, doanh nghiệp. Cuối tháng 11/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý vi phạm 50 cơ quan báo chí đăng thông tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng Asen vượt ngưỡng quy định. Đây là minh chứng cho sự lan tỏa chóng mặt của kỷ nguyên số .

Nhà báo Nguyễn Bảo Lâm nêu quan điểm của mình: “Quy định đạo đức người làm báo có vai trò quan trong giúp nhà báo hành xử khi tác nghiệp. Đây là “ba rem” về thực hiện trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo. Đòi hỏi lãnh đạo Hội Nhà báo cần nắm vững để “bênh vực” hoặc “phê phán” công tâm”.

bd0f9f61a_anh_3.jpg
Nhà báo Nguyễn Bảo Lâm, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên

Giữ vững đạo đức nghề báo 

Để giữ vững đạo đức của người làm báo trong kỷ nguyên số, yếu tố cốt lõi là các cơ quan báo chí phải chủ động bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức cho phóng viên, biên tập viên, hình thành cơ chế tự điều chỉnh trong việc thực hiện các quy phạm đạo đức nghề báo. Các khâu từ sản xuất, biên tập đến xuất bản tin tức, tác phẩm báo chí phải được thực hiện và kiểm duyệt chặt chẽ.

Các cơ sở đào tạo báo chí phải tăng cường giáo dục đạo đức báo chí cho sinh viên, học viên. Bất cứ ở đâu, khi nào, người làm báo phải nghiêm chỉnh tuân thủ 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp được ban hành ngày 16/12/2016.

“Mặc dù chúng ta đang ngày càng tiến sâu vào kỷ nguyên số, nhưng những người làm báo phải luôn hướng về giá trị truyền thống, cốt lõi của báo chí, đó là định hướng xã hội, tính nhân văn, sự sẻ chia của nhà báo với đời sống, con người trong xã hội. Đó chính là hiệu quả lâu dài khi đạo đức báo chí được người làm báo coi trong” - trích tham luận của nhà báo Đào Phương Thảo, Phó trưởng ban Báo điện tử Đài PT – TH Hà Nội.

Cùng với các chia sẻ trên, diễn đàn còn đề cập đến những vấn đề như: trách nhiệm của nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội; vai trò gương mẫu của Ban Biên tập trong thực thi đạo đức báo chí; vi phạm đạo đức và hướng xử lý….

10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam
(Ban hành ngày 16/12/2016)
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các qui định của pháp luật. Thực hiện đúng tôn chỉ, múc đích; nội qui, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện tuyền thông khác.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, nại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
Điều 9: Giữ gìn trong  sang của tiếng Việt . Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

Hà Hiền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN