Trẻ tự kỉ xứng đáng được yêu thương nhiều hơ

(Sóng trẻ) - Mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, nhưng trẻ tự kỷ ở Việt Nam vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ phù hợp từ phía Chính quyền, thậm chí còn gặp phải nhiều tổn thương về tinh thần do định kiến xã hội. 

“Tự kỉ” là...

Theo chuyên trang tự kỉ của Liên Hợp Quốc: Tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến não bộ. Tự kỉ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỉ được thể hiện ra nài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Ở Việt Nam, tự kỉ chưa được sự nhìn nhận đúng đắn từ phía cộng đồng và người mắc hội chứng này chưa thực sự được quan tâm, chia sẻ như các dạng khuyết tật khác. Khi được hỏi “Bạn hiểu thế nào là tự kỉ”, có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra.

Bạn Thu Hà (Học viện Hành chính Quốc gia) chia sẻ: “Tự kỉ là hiện tượng 1 người sống khép kín,ngại giao tiếp, thậm chí mất ý thức, không định hình và kiểm soát được hành động. Mình hiểu là vậy nhưng trong cuộc sống khi nói chuyện với bạn bè thì “tự kỉ” lại hiểu theo nghĩa khác, vui vẻ, hài hước hơn cơ”.

Chị Phương Thảo (21 tuổi) cho rằng: “Tự kỉ là một căn bệnh mà biểu hiện là việc người ta không thích giao tiếp với xung quanh, luôn khép mình trong một thế giới riêng”.

Thực ra tự kỉ không phải một căn bệnh mà là một hội chứng sẽ kéo dài suốt đời nếu không có những phương pháp can thiệp kịp thời. Có những gia đình cố chấp không thừa nhận con mình mắc chứng tự kỉ và chủ quan cho rằng đó là bệnh chậm phát triển. 

Như chị Nguyễn Hạnh (Hải Phòng) chia sẻ: “Cháu được 2 tuổi rưỡi và có những biểu hiện khác lạ như chỉ chơi một mình, ít nói, hoặc chỉ nói được từng từ một. Giờ tôi định cho cháu đi học mẫu giáo nhưng cháu lại hay đánh bạn”. Chị cũng không rõ đó có phải bệnh tự kỉ không. Chị Hạnh cũng cho biết thêm gia đình chưa cho cháu đi chẩn đoán cũng như chưa có ý định tìm kiếm phương pháp can thiệp.

Nói về vấn đề này, cô Trần Thị Tuyết Mai – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Tâm lí học Việt Nam cho rằng: “Phụ huynh cần phải có lòng kiên nhẫn, trái tim nhân hậu để chấp nhận trẻ và cái đầu của một nhà khoa học để áp dụng kiến thức, kĩ năng phân tích trên từng trường hợp cụ thể nhằm đưa ra kế hoạch can thiệp cho trẻ một cách hiệu quả, chứ không nên trốn tránh những vấn đề thật sự của con mình”.
 
ada094b5d_anh_1.jpg
Cậu bé Nem (tên thật là Hà Đình Chí) bên bức tranh đang vẽ dở. (Ảnh: Nem Gallery)

Mặc dù mắc chứng tự kỉ nhưng chị Nguyễn Phương (mẹ của Chí) đã lắng nghe, thấu hiểu để phát triển năng khiếu hội họa của con mình. Các tác phẩm của em đều rất sặc sỡ và thể hiện một thế giới quan sống động, khác lạ. 

Gia đình có con tự kỉ phải tự “bơi”

Theo thống kê của Bộ Lao động TB&XH năm 2015, số lượng người mắc chứng tự kỉ ở Việt Nam rơi vào khoảng 200.000 người và có xu hướng tăng nhanh trong các năm tiếp theo. Các chuyên gia cũng khuyến cáo số lượng lớn người tự kỉ nếu không được can thiệp sớm, không được hướng dẫn các kỹ năng sống độc lập và hòa nhập cộng đồng, sẽ trở thành một gánh nặng không nhỏ cho xã hội.

Khó khăn là vậy, nhưng hầu hết những gia đình có con em mắc chứng tự kỉ đều rất chật vật trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía xã hội. Các ông bố bà mẹ thường “đơn thương độc mã” trên con đường đưa con em mình tái hòa nhập cộng đồng. Phụ huynh đều phải tự mày mò, tìm hiểu các phương pháp can thiệp thậm chí nghỉ cả việc để chăm sóc con. 

Chị Đào Hải Ninh (Hà Nội) nói về quãng thời gian 10 năm đồng hành với con: “Tôi dạy con ở tất cả mọi nơi. Với con gái tôi, mọi thứ đều phải làm mẫu, phải lặp đi lặp lại. Để giúp con, tôi dạy từng li từng tí, từ việc há miệng, nhổ nước bọt, đến nhai, nuốt rồi từng cảm giác đau, buồn,.. Từng việc đơn giản mà 1 đứa trẻ bình thường đều tự biết thì tôi cũng phải dạy cháu. Khó khăn thì nhiều nhưng để nói nản thì không. Bởi nếu tôi nản thì tôi sẽ mất đi con gái mình, dập tắt cơ hội làm người bình thường của nó. Cái khó của tôi và những gia đình khác chỉ là không có 1giáo án hay 1 chương trình mẫu thôi nhưng cũng vì vậy tôi hiểu chỉ có chúng tôi mới giúp được con mình”.  

Chị Thảo (Hà Nội) lại chia sẻ về câu chuyện đi xin chứng nhận khuyết tật cho con: “Khi tôi đi làm hồ sơ khuyết tật ở quận Đống Đa, người ta nói thẳng rằng: “Tự kỉ là bệnh”, tôi nói rằng: “Tự kỉ không phải bệnh mà là một dạng khuyết tật” thì họ tiếp tục khẳng định tự kỷ là bệnh và chữa được. Ngay ở quận Hoàn Kiếm cũng vậy, người ta từ chối luôn khi có ai đó xin làm hồ sơ khuyết tật cho con tự kỉ”.

Các gia đình có con mắc phải hội chứng tự kỉ như đang “bơi” giữa biển trời rộng lớn. Bởi vậy mà nhiều người gọi vui rằng đây là “bệnh nhà giàu” – có tiền thì chữa, không có thì ai hỗ trợ bây giờ?

Không một trường chuyên biệt chính quy, không một sự quan tâm

Có tới khoảng 200.000 người tự kỉ (2015) mà cho đến nay vẫn không có lấy một ngôi trường chuyên biệt chính quy nào. Trong khi dạy dỗ trẻ tự kỉ khó hơn rất nhiều lần so với trẻ bình thường và nhiều phụ huynh đã phải “kham” luôn cả phần của giáo viên.

Cô Trần Thị Tuyết Mai (Ủy viên BCH TW Hội Tâm lí học Việt Nam) cho biết: Hiện chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể nào về các thủ tục thành lập trung tâm chuyên biệt. Mặc dù đã có rất nhiều trung tâm được mở ra nhưng thường là dưới hình thức trường mầm non, và do các phụ huynh có con em tự kỉ thành lập. Giáo viên giảng dạy thì tốt nghiệp nhiều ngành khác nhau: kế toán, tâm lí giáo dục, công tác xã hội,... chủ yếu dạy vì tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ,.. chứ hiện cũng chưa có cuộc thi sát hạch hay tiêu chí nào để đánh giá giáo viên dạy trẻ tự kỉ”. 

Có khiếm khuyết là thế nhưng không những không được quan tâm, giúp đỡ mà các em còn phải chịu nhiều tổn thương tinh thần, với những nguy cơ bị đánh đập, bắt nạt, coi thường và giễu cợt,...từ phía xã hội.

Chắc hẳn không ít người đã rơi nước mắt khi báo chí đưa tin về Nguyễn Bình Minh – một chàng trai nay đã 26 tuổi nhưng tâm hồn chỉ như một đứa trẻ lên ba. Minh rất tăng động, hay đi lang thang nài đường và trêu chọc người khác,nên thường bị họ đuổi đánh. Chứng kiến cảnh con mình bị đánh đến chảy máu đầu, bị hất cả chậu nước lạnh vào người mà không biết làm thế nào, bố Minh đã sơn lên tất cả những chiếc áo cậu mặc dòng chữ “Xin đừng đánh” và số điện thoại. Đằng sau dòng chữ đó là cả câu chuyện dài về người bố hơn 20 năm chạy chữa cho con không thành, về sự bất lực khi thấy con bị bắt nạt, về sự vô cảm của con người, trên tất cả đó là tình yêu và nỗi thương con vô bờ bến.

 ada094b5d_anh_2.jpg
Nguyễn Bình Minh và dòng chữ “Xin đừng đánh” đầy chua xót. (Ảnh: Kenh14.vn)

Câu chuyện của Minh đặt ra câu hỏi lớn về chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người mắc chứng tự kỉ. Nếu những người câm, điếc, thiếu tay, thiếu chân... được xã hội quan tâm, hỗ trợ hết sức thì tại sao tự kỉ - thuộc dạng khuyết tật phát triển lại không nhận được ưu ái tương xứng? 

Đơn cử như Hoa Kỳ, luật pháp của họ đã quy định rõ ràng rằng: Tự kỉ không phải là bệnh, mà là khuyết tật suốt đời. Tự kỉ được coi là khuyết tật phát triển (chứ không nằm trong các loại khuyết tật khác đã có từ rất sớm trong lịch sử nhân loại như vận động, giác quan, trí tuệ, thần kinh - tâm thần). Do đó các chính sách hỗ trợ được đề ra hợp lí, các trường học chuyên biệt được xây dựng và con em có cơ hội phát triển, cơ hội trở lại với cuộc sống bình thường. Thậm chí mỗi trẻ tự kỉ có tới 16 giáo viên kèm cặp và phụ huynh được nhận trợ cấp hàng tháng... Ở nhiều nước như Anh, Đức, Canada hay nước láng giềng Trung Quốc cũng đã đưa khuyết tật tự kỉ vào luật từ nhiều năm trước đây.

Ở Việt Nam, việc có những trung tâm chuyên biệt, những tổ chức xã hội,.. giúp đỡ con em tự kỉ hay không sẽ vẫn còn xa vời nếu như chưa có một điều luật hoàn chỉnh nào về dạng khuyết tật đặc biệt này.
Ngọc Diệp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN