Văn hoá học đường có là mối lo ngại???
(Sóng Trẻ) - Nói đến những vấn đề trong văn hoá học đường ngày nay có rất nhiều điều cần bàn tới. Văn hoá trong giao tiếp ứng xử, văn hoá trong học tập lao động, văn hoá trong tình bạn, tình yêu, văn hoá trong việc thiết lập các mối quan hệ, văn hoá trong phong cách sống… Những nét văn hoá ấy biểu hiện trong xã hội hiện đại ngày nay có nét tương đồng nhưng phần lớn là vẫn khác rất xa so với những thời kì trước đó.
Văn hoá ăn mặc
Cung cách ăn mặc trước nay vẫn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với người giao tiếp. Tiêu chí “ ăn no mặc ấm” ngày trước giờ đã trở nên lỗi thời, thay vào đó người ta “ăn nn mặc đẹp”. Việc “mặc đẹp” – theo nghĩa đúng của nó tức là ăn mặc lich sự, gọn gàng, gây thiện cảm về mặt thẩm mỹ, nhất là trong giới trẻ hiện nay, đó là một điều đáng được quan tâm đặc biệt . Thế kỉ 21, chúng ta không còn quá khắt khe với những lễ giáo thời kì trước, lớp trẻ ăn mặc theo ý thích và đó được coi là “quyền tự do”. Nhưng một học sinh còn ngồi dưới ghế nhà trường, bước vào lớp với một mái tóc rực rỡ và một bộ quần áo bó sát hệt như một rocker liệu có phù hợp?
Đến bất cứ giảng đường của một trường ĐH, CĐ nào bây giờ, không ít cô, cậu sinh viên với khuôn mặt thanh tú, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ áo quần hở hang, te tua, vá víu... mà họ cho đó là thời trang, là mốt. Có nhiều sinh viên nữ mặc các bộ đồ quá ngắn, thậm chí siêu ngắn vào lớp học. Nếu đem so sánh với học đường của các nước như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản... thì các bộ đồ ấy còn không được thấy xuất hiện nài đường, bởi sinh viên của họ bất kể vào giảng đường hay đi dạo phố đều ăn mặc rất lịch sự, kín đáo. Còn sinh viên Việt Nam dường như tự biến môi trường học đường là một sân khấu thời trang ứng dụng. Ăn mặc không đơn thuần là ý thích, là sở thích cá nhân mà còn là văn hoá. Không ít những hiện tượng trong học đường ngày nay về ăn mặc đã trở thành trào lưu, nhưng suy cho cùng, trào lưu nào là tốt, trào lưu nào gây ra sự phản cảm, đó hẳn là một vấn đề mà chúng ta cần suy ngẫm.
Văn hoá giao tiếp
Con người chúng ta không đơn thuần sống khép kín hay sống trong vỏ bọc của chính mình. Chúng ta cần một sự giao tiếp mở hay cần nhiều mối quan hệ trong cuộc sống. Cách một con người ứng xử ra sao phản ánh tính cách tâm hồn con người đó. Hãy nhìn vào học đường hôm nay, thật không khó để chúng ta có thể nhận ra những điều nghịch lý trong ứng xử của những cô bé, cậu bé 11-12 tuổi đến những thanh niên19-20 tuổi, hẳn ai cũng hiểu tại sao văn hoá ứng xử ngày nay mang nhiều tranh luận đến thế. Nghịch lí ở chỗ hiện nay người ta không còn ngạc nhiên khi thấy trong một mái trường phổ thông trung học danh tiếng nào đó, nữ sinh với mái tóc dài đen, xinh đẹp trong chiếc áo dài truyền thống nhưng khi mở miệng ra lại là những ngôn từ lôi ở khu “chợ” nào đó mà chính bản thân chúng ta không hình dung được hay người ta cũng không lạ lùng với con số thống kê có đến 50-60% sinh viên văng tục, chửi bậy, dùng từ lóng... nơi giảng đường.
Văn hoá ứng xử
Vấn đề bạo hành học đường thời gian gần đây gây rất nhiều nhức nhối và bức xúc trong xã hội. Cuộc sống là một chuỗi các hoạt động thực tế diễn ra mỗi ngày, nó tuyệt đối không đơn thuần như những bộ phim được chiếu mỗi ngày trên ti vi. “Anh hùng” một khi ngã xuống chỉ có thể vô bệnh viện hay vĩnh viên nằm dưới đất chứ không đứng thẳng lưng nghe lời tán tụng của thiên hạ. Học sinh thời bình ngày nay dường như có khát vọng mãnh liệt trở thành “anh hùng”. Anh hùng game, anh hùng “xa lộ” hay anh hùng đường phố với hàng trăm thứ “luật rừng” trừng trị nhau chỉ vì cái nhìn không được đẹp. Hậu quả của vô vàn những sự việc thương tâm đó là các em học sinh mất đi cuộc sống xinh đẹp của mình ở cái tuổi lẽ ra chỉ toàn tiếng cười nhưng thay vào đó là sự ân hận muộn màng và nước mắt của bậc làm cha làm mẹ.
Xã hội nói gì?
Bà Lý Thị Mai, Giám đốc công ty Tâm lý học ứng dụng TP.HCM khẳng định: Hàng ngày, người ta vẫn tự nguyện bỏ tiền ra đi học về văn hóa giao tiếp, ứng xử, kĩ năng sống… tại các trung tâm, nhà văn hóa. Vấn đề là “chúng ta chưa khơi gợi đúng” khi muốn giáo dục văn hóa học đường.
TS Đinh Phương Duy cho rằng: Rất cần nhìn nhận một cách khoa học lại về tâm sinh lý trẻ ngày nay. Thầy cô phải hiểu tâm lý trẻ thì mới có hiệu quả trong giáo dục văn hóa học đường, chứ không thể “ép uổng” theo ý mình.
Còn ông Trần Ấn Lộ đến từ TP.HCM nói: “Trải nghiệm chính là cơ chế hình thành nên các giá trị của văn hóa. Chính vì vậy, phải để cho học sinh suy ngẫm và lựa chọn. Chẳng hạn, khi học sinh chào thầy giáo, thầy chào lại thì các em mới "nghiệm" được giá trị của lời chào”.
Tuy nhiên tất cả những gì xã hội đang nhận thức thấy từ sự suy đồi thế hệ trẻ ngày nay chỉ nằm trên văn bản. Xã hội nhức nhối đó, bức xúc đó nhưng khi sự việc qua đi, mọi thứ lại lắng xuống để lại đợi chờ một sự việc nhức nhối khác xảy ra. Chúng ta sẽ thay đổi phong cách sống của bộ phận trẻ đang suy thoái này ra sao khi nhìn thấy những trang phục thiếu vải không phù hợp hay nghe thấy những lời chửi thề khó nghe, chúng ta chỉ dừng lại ở việc lắc đầu ngao ngán. Chúng ta sẽ bảo vệ những con người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa tương lai ra sao khi thờ ơ đứng nhìn cả một bộ phận giới trẻ đang suy đồi về nhân cách, đạo đức coi đánh đạp chém giết chỉ là những bộ phim hoạt hình, dù bom có nổ, những nhân vật hoạt hình cũng không bao giờ chết.
Đừng làm gương kém chất lượng
Văn hoá trong ăn mặc hay giao tiếp ứng xử, chỉ riêng nó đã phản ánh tính cách tâm hồn một con người vô cùng rõ rệt, nó cũng thể hiện văn hoá trong phong cách sống, văn hoá trong việc thiết lập các mối quan hệ gia đình, bè bạn hay tình yêu. Sống trong một thời kì văn minh, tiến bộ hơn những thời kì trước rất nhiều, không cớ gì lớp trẻ hiện nay lại đi thụt lùi trong văn hoá. Mỗi chúng ta đều biết: "Con hư tại mẹ, tại cha. Cháu hư là tại cả bà lẫn ông". Giáo dục trẻ em là trách nhiệm của cả cộng đồng. Hãy dạy cho trẻ em cách cư xử văn hoá ngay từ những bước đi đầu đời, và để làm được điều đó đòi hỏi cả một cộng đồng xã hội cũng phải có một cách cư xử trong văn hoá đúng mực. Chúng ta không vội kết tội cho những thói hư tật xấu của lớp trẻ hiện đại, bởi nguyên nhân sâu xa vẫn là những thứ trẻ học được từ môi trường xung quanh và ở những con người đi trước trong xã hội. Tính cách trẻ không tự đi thụt lùi lại trong văn hoá mà do sự thụt lùi văn hoá của chính xã hội mà thôi.
Cuộc sống là một hành trình dài mà những con người đi trước bắc những nhịp cầu nhân cách và trí tuệ để lớp đi sau tiếp tục trang hoàng và làm đẹp hơn mỗi ngày. Chúng ta nhìn những tấm gương đi trước để bước những bước đi non trẻ đầu tiên nhưng nhất định sẽ có ngày trở nên cứng cáp. Vậy thì trước hết, với tất cả những mối lo về văn hoá học đường, xã hội nên tự đánh cho mình một hồi chuông cảnh tỉnh để không tự biến mình thành những tấm gương kém chất lượng.
Văn hoá ăn mặc
Cung cách ăn mặc trước nay vẫn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với người giao tiếp. Tiêu chí “ ăn no mặc ấm” ngày trước giờ đã trở nên lỗi thời, thay vào đó người ta “ăn nn mặc đẹp”. Việc “mặc đẹp” – theo nghĩa đúng của nó tức là ăn mặc lich sự, gọn gàng, gây thiện cảm về mặt thẩm mỹ, nhất là trong giới trẻ hiện nay, đó là một điều đáng được quan tâm đặc biệt . Thế kỉ 21, chúng ta không còn quá khắt khe với những lễ giáo thời kì trước, lớp trẻ ăn mặc theo ý thích và đó được coi là “quyền tự do”. Nhưng một học sinh còn ngồi dưới ghế nhà trường, bước vào lớp với một mái tóc rực rỡ và một bộ quần áo bó sát hệt như một rocker liệu có phù hợp?
Đến bất cứ giảng đường của một trường ĐH, CĐ nào bây giờ, không ít cô, cậu sinh viên với khuôn mặt thanh tú, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ áo quần hở hang, te tua, vá víu... mà họ cho đó là thời trang, là mốt. Có nhiều sinh viên nữ mặc các bộ đồ quá ngắn, thậm chí siêu ngắn vào lớp học. Nếu đem so sánh với học đường của các nước như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản... thì các bộ đồ ấy còn không được thấy xuất hiện nài đường, bởi sinh viên của họ bất kể vào giảng đường hay đi dạo phố đều ăn mặc rất lịch sự, kín đáo. Còn sinh viên Việt Nam dường như tự biến môi trường học đường là một sân khấu thời trang ứng dụng. Ăn mặc không đơn thuần là ý thích, là sở thích cá nhân mà còn là văn hoá. Không ít những hiện tượng trong học đường ngày nay về ăn mặc đã trở thành trào lưu, nhưng suy cho cùng, trào lưu nào là tốt, trào lưu nào gây ra sự phản cảm, đó hẳn là một vấn đề mà chúng ta cần suy ngẫm.
Áo dài vỉa hè
Văn hoá giao tiếp
Con người chúng ta không đơn thuần sống khép kín hay sống trong vỏ bọc của chính mình. Chúng ta cần một sự giao tiếp mở hay cần nhiều mối quan hệ trong cuộc sống. Cách một con người ứng xử ra sao phản ánh tính cách tâm hồn con người đó. Hãy nhìn vào học đường hôm nay, thật không khó để chúng ta có thể nhận ra những điều nghịch lý trong ứng xử của những cô bé, cậu bé 11-12 tuổi đến những thanh niên19-20 tuổi, hẳn ai cũng hiểu tại sao văn hoá ứng xử ngày nay mang nhiều tranh luận đến thế. Nghịch lí ở chỗ hiện nay người ta không còn ngạc nhiên khi thấy trong một mái trường phổ thông trung học danh tiếng nào đó, nữ sinh với mái tóc dài đen, xinh đẹp trong chiếc áo dài truyền thống nhưng khi mở miệng ra lại là những ngôn từ lôi ở khu “chợ” nào đó mà chính bản thân chúng ta không hình dung được hay người ta cũng không lạ lùng với con số thống kê có đến 50-60% sinh viên văng tục, chửi bậy, dùng từ lóng... nơi giảng đường.
Văn hoá ứng xử
Vấn đề bạo hành học đường thời gian gần đây gây rất nhiều nhức nhối và bức xúc trong xã hội. Cuộc sống là một chuỗi các hoạt động thực tế diễn ra mỗi ngày, nó tuyệt đối không đơn thuần như những bộ phim được chiếu mỗi ngày trên ti vi. “Anh hùng” một khi ngã xuống chỉ có thể vô bệnh viện hay vĩnh viên nằm dưới đất chứ không đứng thẳng lưng nghe lời tán tụng của thiên hạ. Học sinh thời bình ngày nay dường như có khát vọng mãnh liệt trở thành “anh hùng”. Anh hùng game, anh hùng “xa lộ” hay anh hùng đường phố với hàng trăm thứ “luật rừng” trừng trị nhau chỉ vì cái nhìn không được đẹp. Hậu quả của vô vàn những sự việc thương tâm đó là các em học sinh mất đi cuộc sống xinh đẹp của mình ở cái tuổi lẽ ra chỉ toàn tiếng cười nhưng thay vào đó là sự ân hận muộn màng và nước mắt của bậc làm cha làm mẹ.
Xã hội nói gì?
Bà Lý Thị Mai, Giám đốc công ty Tâm lý học ứng dụng TP.HCM khẳng định: Hàng ngày, người ta vẫn tự nguyện bỏ tiền ra đi học về văn hóa giao tiếp, ứng xử, kĩ năng sống… tại các trung tâm, nhà văn hóa. Vấn đề là “chúng ta chưa khơi gợi đúng” khi muốn giáo dục văn hóa học đường.
TS Đinh Phương Duy cho rằng: Rất cần nhìn nhận một cách khoa học lại về tâm sinh lý trẻ ngày nay. Thầy cô phải hiểu tâm lý trẻ thì mới có hiệu quả trong giáo dục văn hóa học đường, chứ không thể “ép uổng” theo ý mình.
Còn ông Trần Ấn Lộ đến từ TP.HCM nói: “Trải nghiệm chính là cơ chế hình thành nên các giá trị của văn hóa. Chính vì vậy, phải để cho học sinh suy ngẫm và lựa chọn. Chẳng hạn, khi học sinh chào thầy giáo, thầy chào lại thì các em mới "nghiệm" được giá trị của lời chào”.
Tuy nhiên tất cả những gì xã hội đang nhận thức thấy từ sự suy đồi thế hệ trẻ ngày nay chỉ nằm trên văn bản. Xã hội nhức nhối đó, bức xúc đó nhưng khi sự việc qua đi, mọi thứ lại lắng xuống để lại đợi chờ một sự việc nhức nhối khác xảy ra. Chúng ta sẽ thay đổi phong cách sống của bộ phận trẻ đang suy thoái này ra sao khi nhìn thấy những trang phục thiếu vải không phù hợp hay nghe thấy những lời chửi thề khó nghe, chúng ta chỉ dừng lại ở việc lắc đầu ngao ngán. Chúng ta sẽ bảo vệ những con người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa tương lai ra sao khi thờ ơ đứng nhìn cả một bộ phận giới trẻ đang suy đồi về nhân cách, đạo đức coi đánh đạp chém giết chỉ là những bộ phim hoạt hình, dù bom có nổ, những nhân vật hoạt hình cũng không bao giờ chết.
Đừng làm gương kém chất lượng
Văn hoá trong ăn mặc hay giao tiếp ứng xử, chỉ riêng nó đã phản ánh tính cách tâm hồn một con người vô cùng rõ rệt, nó cũng thể hiện văn hoá trong phong cách sống, văn hoá trong việc thiết lập các mối quan hệ gia đình, bè bạn hay tình yêu. Sống trong một thời kì văn minh, tiến bộ hơn những thời kì trước rất nhiều, không cớ gì lớp trẻ hiện nay lại đi thụt lùi trong văn hoá. Mỗi chúng ta đều biết: "Con hư tại mẹ, tại cha. Cháu hư là tại cả bà lẫn ông". Giáo dục trẻ em là trách nhiệm của cả cộng đồng. Hãy dạy cho trẻ em cách cư xử văn hoá ngay từ những bước đi đầu đời, và để làm được điều đó đòi hỏi cả một cộng đồng xã hội cũng phải có một cách cư xử trong văn hoá đúng mực. Chúng ta không vội kết tội cho những thói hư tật xấu của lớp trẻ hiện đại, bởi nguyên nhân sâu xa vẫn là những thứ trẻ học được từ môi trường xung quanh và ở những con người đi trước trong xã hội. Tính cách trẻ không tự đi thụt lùi lại trong văn hoá mà do sự thụt lùi văn hoá của chính xã hội mà thôi.
Cuộc sống là một hành trình dài mà những con người đi trước bắc những nhịp cầu nhân cách và trí tuệ để lớp đi sau tiếp tục trang hoàng và làm đẹp hơn mỗi ngày. Chúng ta nhìn những tấm gương đi trước để bước những bước đi non trẻ đầu tiên nhưng nhất định sẽ có ngày trở nên cứng cáp. Vậy thì trước hết, với tất cả những mối lo về văn hoá học đường, xã hội nên tự đánh cho mình một hồi chuông cảnh tỉnh để không tự biến mình thành những tấm gương kém chất lượng.
- Bích Thuỷ -
Cùng chuyên mục
Bình luận