Văn hóa trên xe buýt
(Sóng Trẻ) - Nói tới văn hóa xe buýt người ta thường phê phán thái độ, phong cách phục vụ của lái xe, nhân viên soát vé nhưng nhìn lại văn hóa xe buýt của hành khách thì đây là một vấn đề còn nhiều điều cần suy ngẫm.
“Nghệ thuật” đi xe buýt…
Tôi xếp hàng chờ lên xe buýt số 22 từ Gia Lâm đi viện 103. Mặc dù người chờ lên xe không quá đông nhưng tôi vẫn bị mấy cô cậu thanh niên đi sau chen bật ra khi xe vừa mở cửa.
Ngồi cạnh tôi, anh Nguyễn Văn Hải - Sinh viên năm thứ 3 Học viện Bưu chính viễn thông chia sẻ: “Mình ngồi ghế phía trên là không an toàn rồi. Đi xe buýt cũng phải có “nghệ thuật”. Trước tiên là phải nhanh chân chọn vị trí ngồi, ngồi phía trong khu vực cuối xe là tốt nhất vì ngồi ở đó không bao giờ phải nhường ghế cho ai cả. Lên xe rồi thì áp dụng nguyên tắc “3 trong 1” đó là: Không thấy ai ở xung quanh, không nghe ai nói gì, không biết chuyện gì đang xảy ra, để đạt được 1 mục tiêu là không... mất chỗ."
Hình minh họa (Nguồn: Internet)
Ngay sau đó, tôi bị thuyết phục bởi cái gọi là “nghệ thuật đi xe buýt” của Hải. Xe qua bến Kim Mã, một chị trung niên lên xe từ cửa giữa. Đôi nạng gỗ trên tay, một chân teo nhỏ và thân hình nhỏ thó không giấu được sự thật chị là người tàn tật. Xe tiếp tục lắc lư, lòng vòng qua các tuyến phố, chị loay hoay giữ thăng bằng trên đôi nạn gỗ giữa lối đi trước hơn chục cặp mắt nam thanh nữ tú đang yên vị trên ghế. Mới đây thôi, những con người này đang chuyện trò rôm rả cười đùa, hồn nhiên nhai kẹo cao su, xả rác như đang ở nhà mình mà bây giờ: Người hướng mắt ra phía cửa kính mờ đục, người nhìn qua nhìn lại với ánh mắt vô cảm từ chối cơ hội nhường ghế cho chị.
Tôi đứng dậy tiến lên phía trước mời chị ngồi xuống ghế. Chị mãi loay hoay với đôi nạng gỗ để tiến lại ghế, chi chưa kịp ngồi vào thì anh thanh niên đứng trước mặt tôi đã yên vị trên ghế từ bao giờ. Tôi khẽ bảo: “Xin lỗi anh tôi nhường ghế cho chị này”. Anh thanh niên trả lại ghế với vẻ mặt nhăn nhó, khó chịu. Tôi tự nhủ: Phải chăng sự thờ ơ vô cảm, sự tranh giành chỗ ngồi là “nghệ thuật” của những hành khách tự cho mình là "thượng đế" trên các phương tiên giao thông công cộng.
Còn rất nhiều hành động đẹp
Vợ chồng tôi và cô con gái nhỏ thường về quê bằng xe buýt. Những khi không còn chỗ ngồi, con gái tôi thường được các chị, các em gái ôm vào lòng và trò chuyện với cháu rất trìu mến.
Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp các bạn trẻ tự nguyện nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hay những người tàn tật trên xe. Nhiều bạn sinh viên nhiệt tình chỉ đường, hướng dẫn các tuyến xe cho những người chưa thông thạo đường xá Hà Nội. Hay trường hợp 2 chú bộ đội nhảy xuống đường xách hành lý và đỡ bà cụ lên xe buýt ở trạm trung chuyển Cầu Giấy mà tôi gặp sáng 13 tháng 11 vừa rồi… Và còn rất nhiều hành động đẹp của hành khách trên các tuyến xe buýt cần được phổ biến và nhân rộng.
Chúng ta cần xây dựng văn hóa xe buýt như lời phát động: “Chung sức - đồng lòng xây dựng văn hoá xe buýt” của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội trong thời gian vừa qua. Văn hóa xe buýt không chỉ dừng lại ở những nội quy, quy định trên xe mà cần được đưa vào giáo dục trong nhà trường, gia đình. Cần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân về tinh thần tự giác, ý thức cộng đồng khi tham gia giao thông nói chung và trong văn hóa xe buýt nói riêng.
Hoàng Triệu
Lớp K31B Báo chí
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
“Nghệ thuật” đi xe buýt…
Tôi xếp hàng chờ lên xe buýt số 22 từ Gia Lâm đi viện 103. Mặc dù người chờ lên xe không quá đông nhưng tôi vẫn bị mấy cô cậu thanh niên đi sau chen bật ra khi xe vừa mở cửa.
Ngồi cạnh tôi, anh Nguyễn Văn Hải - Sinh viên năm thứ 3 Học viện Bưu chính viễn thông chia sẻ: “Mình ngồi ghế phía trên là không an toàn rồi. Đi xe buýt cũng phải có “nghệ thuật”. Trước tiên là phải nhanh chân chọn vị trí ngồi, ngồi phía trong khu vực cuối xe là tốt nhất vì ngồi ở đó không bao giờ phải nhường ghế cho ai cả. Lên xe rồi thì áp dụng nguyên tắc “3 trong 1” đó là: Không thấy ai ở xung quanh, không nghe ai nói gì, không biết chuyện gì đang xảy ra, để đạt được 1 mục tiêu là không... mất chỗ."
Hình minh họa (Nguồn: Internet)
Ngay sau đó, tôi bị thuyết phục bởi cái gọi là “nghệ thuật đi xe buýt” của Hải. Xe qua bến Kim Mã, một chị trung niên lên xe từ cửa giữa. Đôi nạng gỗ trên tay, một chân teo nhỏ và thân hình nhỏ thó không giấu được sự thật chị là người tàn tật. Xe tiếp tục lắc lư, lòng vòng qua các tuyến phố, chị loay hoay giữ thăng bằng trên đôi nạn gỗ giữa lối đi trước hơn chục cặp mắt nam thanh nữ tú đang yên vị trên ghế. Mới đây thôi, những con người này đang chuyện trò rôm rả cười đùa, hồn nhiên nhai kẹo cao su, xả rác như đang ở nhà mình mà bây giờ: Người hướng mắt ra phía cửa kính mờ đục, người nhìn qua nhìn lại với ánh mắt vô cảm từ chối cơ hội nhường ghế cho chị.
Tôi đứng dậy tiến lên phía trước mời chị ngồi xuống ghế. Chị mãi loay hoay với đôi nạng gỗ để tiến lại ghế, chi chưa kịp ngồi vào thì anh thanh niên đứng trước mặt tôi đã yên vị trên ghế từ bao giờ. Tôi khẽ bảo: “Xin lỗi anh tôi nhường ghế cho chị này”. Anh thanh niên trả lại ghế với vẻ mặt nhăn nhó, khó chịu. Tôi tự nhủ: Phải chăng sự thờ ơ vô cảm, sự tranh giành chỗ ngồi là “nghệ thuật” của những hành khách tự cho mình là "thượng đế" trên các phương tiên giao thông công cộng.
Còn rất nhiều hành động đẹp
Vợ chồng tôi và cô con gái nhỏ thường về quê bằng xe buýt. Những khi không còn chỗ ngồi, con gái tôi thường được các chị, các em gái ôm vào lòng và trò chuyện với cháu rất trìu mến.
Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp các bạn trẻ tự nguyện nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hay những người tàn tật trên xe. Nhiều bạn sinh viên nhiệt tình chỉ đường, hướng dẫn các tuyến xe cho những người chưa thông thạo đường xá Hà Nội. Hay trường hợp 2 chú bộ đội nhảy xuống đường xách hành lý và đỡ bà cụ lên xe buýt ở trạm trung chuyển Cầu Giấy mà tôi gặp sáng 13 tháng 11 vừa rồi… Và còn rất nhiều hành động đẹp của hành khách trên các tuyến xe buýt cần được phổ biến và nhân rộng.
Chúng ta cần xây dựng văn hóa xe buýt như lời phát động: “Chung sức - đồng lòng xây dựng văn hoá xe buýt” của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội trong thời gian vừa qua. Văn hóa xe buýt không chỉ dừng lại ở những nội quy, quy định trên xe mà cần được đưa vào giáo dục trong nhà trường, gia đình. Cần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân về tinh thần tự giác, ý thức cộng đồng khi tham gia giao thông nói chung và trong văn hóa xe buýt nói riêng.
Hoàng Triệu
Lớp K31B Báo chí
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận