Bệnh viện – nói không với phong bì: Khó!

(Sóng Trẻ) - Gần một năm kể từ khi 5 bệnh viện lớn của Hà Nội ( Bệnh viện K, E, Việt Đức, Bạch Mai, Phụ sản Trung Ương) thực hiện cam kết nói không với phong bì. Tuy nhiên, tình trạng “lót tay” vẫn tồn tại và ngày càng tinh vi hơn. Nhiều người nghi ngại về tính khả thi của quy tắc này?

“Đã vào bệnh viện là phải có phong bì”

Đó là câu trả lời chắc nịch của chị Nguyễn Thị Thức (Hưng Yên) khi đưa con đến chữa bệnh ở bệnh viện Bạch Mai. Không chỉ có chị mà nhiều bệnh nhân khác đều cho rằng khi đến bệnh viện là sẽ có nhiều khoản phí phát sinh. Nài viện phí, giường nằm, thuốc… thì còn phải có cả tiền “bồi dưỡng” cho bác sĩ.

                 084558780_f656fc8637ef3f308ce1b7304ceb1325_50670889.2.jpg

                      5 bệnh viện lớn thực hiện cam kết nói “không” với phong bì từ cuối tháng 9/2011

                                                                 (Nguồn: Internet)

Người bệnh nếu như không muốn phải chờ lâu, tiêm không đau, được mổ nhanh, trẻ sơ sinh được tắm nhẹ nhàng… thì cần phải có phong bì. Bác Thanh ( Hải Dương) bức xúc kể lại: “Lần đưa con đi mổ ruột thừa, bác sĩ vào khám và nói :“Cứ nằm đợi”. Thấy con đau quá, tôi phải biếu bác sĩ chút ít để được mổ nhanh.”

Dường như “văn hóa phong bì” đã trở thành luật bất thành văn mà người bệnh và bác sĩ ngầm hiểu. Đó cũng là căn bệnh nan y khó chữa của ngành y.

Nói dễ, làm khó

Quy tắc ứng xử trong bệnh viện, nói không với phong bì được người dân, các bệnh viện và ngành Y tế tán thành. “Vòi vĩnh, lấy phong bì là đuổi việc” – Giám đốc bệnh viện Việt Đức cương quyết tuyên bố. Mặc dù các bệnh viện nêu cao quyết tâm, Bộ Y tế nâng cao quyết tâm… nhưng tình trạng nhận phong bì vẫn tái diễn.

                      0845aa601_9cbf4bdb0f626400ba6bcd4a9ad38563_50670885.1.jpg 

                                            Cam kết nói không với phong bì không dễ thực hiện

                                                                  ( Nguồn: Internet)

Bàn về vấn đề này, GS Phạm Song – Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, gốc rễ của phong bì chính là sự quá tải ở các bệnh viện tuyến trên (trả lời trên Dantri.com). Bởi lẽ, khi bệnh nhân dồn về bệnh viện tuyến trên, lượng bệnh nhân đông, phải chờ đợi. Do đó, nhiều người cho rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” vì họ tin rằng khi bác sĩ nhận phong bì sẽ tận tâm hơn, nhiệt tình hơn, đối xử nhẹ nhàng hơn.

Trả lời phỏng vấn báo Dân trí, bà Trần Thị Bích – Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết: “Hiện nay, nhiều người nhà bệnh nhân và bệnh nhân đang mất niềm tin vào các y, bác sĩ. Họ không thể phó mặc hay đánh cược với tính mạng của người thân được nên họ chọn giải pháp được cho là an toàn: “Kỷ niệm” bác sĩ cái phong bì với mong muốn bác sĩ làm việc tốt hơn, nhanh hơn, quan tâm hơn”.

Nhìn theo khía cạnh khác, Quy tắc nâng cao ứng xử mà Bộ Y tế đưa ra còn có nhiều kẽ hở. Bởi lẽ, phong bì có nhiều loại khác nhau nên y, bác sĩ có thể “ lách luật”. Nếu y bác sĩ vòi vĩnh, gây khó khăn hoặc nhận phong bì khi bệnh nhân vừa nhập viện thì vi phạm, còn nếu là phong bì “ bồi dưỡng”, cảm ơn sau khi điều trị thì không. Điều đó có nghĩa, bác sĩ vẫn được nhận phong bì hay sao?

Một vấn đề khác mà nhiều người quan tâm là tại sao chỉ có 5 bệnh viện lớn ở Hà Nội thực hiện nói “không” với phong bì. Trên thực tế, “bệnh dịch” phong bì lan truyền đến rất nhiều cơ sở y tế, bệnh viện của nhiều địa phương.

Có lẽ, câu chuyện y bác sĩ không nhận phong bì sẽ là câu chuyện dài và người dân vẫn mong chờ những chính sách quyết liệt của bộ Y tế để giải quyết vấn nạn này?

Nhóm tác giả:
Mạc Ngân, Đông, Dung, Nhạn, Công
Lớp Báo mạng điện tử K.30

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN