Viện Nghiên cứu Báo chí - Truyền thông: Cần có một chiến lược phát triển lâu dài
(Sóng Trẻ) - Đó là nội dung được bàn thảo nhiều nhất trong Hội thảo khoa học: “Đề xuất định hướng nghiên cứu Báo chí - Truyền thông giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn 2020” diễn vào 9/3/2012 tại phòng họp C, nhà Hành chính – Trung tâm Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hội thảo do PGS.TS Nguyễn Đức Dũng – Phó viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu Báo chí truyền thông chủ trì. Tham dự hội thảo còn có khách mời là các nhà báo, lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu, quản lí báo chí truyền thông cùng các cán bộ, giảng viên Học viện.
Các vị khách tham dự hội thảo
Tham dự hội thảo, các đại biểu đã tham vấn, đóng góp một số ý kiến đề xuất cho hoạt động của Viện cũng như định hướng cho việc nghiên cứu báo chí nói chung. Trước hết cần phải xây dựng tư cách pháp nhân cho hoạt động của Viện, tổ chức tập hợp các nguồn lực có chất lượng cao, tăng hiệu quả hoạt động của Viện; tăng cường chức năng, nhiệm vụ của Viện thông qua việc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp nhà nước về Báo chí – Truyền thông, đồng thời mở rộng hợp tác với các cơ quan trong và nài nước.
Thứ hai là tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí chất lượng cao. Đối với sinh viên báo chí, cần đào tạo có chiều sâu, chú trọng khâu tuyển sinh, đẩy mạnh liên kết với các cơ quan báo chí truyền thông để có thể đào tạo được những phóng viên tốt, chuyên sâu về một mảng, đồng thời nâng cao kĩ năng, kiến thức cho mỗi sinh viên. Đào tạo chuyên sâu cần phải kết hợp với đào tạo theo chiều rộng bằng cách liên kết với các cơ quan trong và nài nước về hoạt động báo chí truyền thông.
Trong công các quản lí Báo chí – Truyền thông, cần định hướng lại và siết chặt hơn, hạn chế tối đa những tin tức lá cải, lề đường và việc xào xáo tin bài. Định hướng nghiên cứu báo chí là cần phải tăng cường việc điều tra xã hội học và điều tra phải đúng, chính xác; các hoạt động nghiên cứu khoa học cần gắn với hoạt động thực tiễn. Để nâng cao hoạt động nghiên cứu, cần đề xuất với Chính phủ tăng cường bao cấp cho các tạp chí khoa học.
Những ý kiến đóng góp của hội thảo sẽ góp phần hoàn thiện chiến lược phát triển của Viện trong thời gian tới, đồng thời thúc đẩy Báo chí – Truyền thông nước nhà trong xu thế toàn cầu hóa báo chí nói chung.
Viện Nghiên cứu Báo chí – Truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền được xem là viện nghiên cứu về lĩnh vực Báo chí và Truyền thông đầu tiên của nước ta. Các hoạt động, kết quả nghiên cứu khoa học của Viện phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện, là cơ sở hoạch định đường lối, chính sách pháp luật về hoạt động báo chí, truyền thông…
Cho đến nay, Viện vẫn chưa thực sự xác định cho mình một định hướng nghiên cứu Báo chí - Truyền thông với chiến lược phát triền có tầm nhìn lâu dài; công tác quảng bá, PR hoạt động của Viện chưa được tiến hành; việc tổ chức liên kết, tìm kiếm cơ hội hợp tác và phát triển bên nài Học viện còn nhiều khó khăn.
Hội thảo do PGS.TS Nguyễn Đức Dũng – Phó viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu Báo chí truyền thông chủ trì. Tham dự hội thảo còn có khách mời là các nhà báo, lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu, quản lí báo chí truyền thông cùng các cán bộ, giảng viên Học viện.
Các vị khách tham dự hội thảo
Tham dự hội thảo, các đại biểu đã tham vấn, đóng góp một số ý kiến đề xuất cho hoạt động của Viện cũng như định hướng cho việc nghiên cứu báo chí nói chung. Trước hết cần phải xây dựng tư cách pháp nhân cho hoạt động của Viện, tổ chức tập hợp các nguồn lực có chất lượng cao, tăng hiệu quả hoạt động của Viện; tăng cường chức năng, nhiệm vụ của Viện thông qua việc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp nhà nước về Báo chí – Truyền thông, đồng thời mở rộng hợp tác với các cơ quan trong và nài nước.
Thứ hai là tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí chất lượng cao. Đối với sinh viên báo chí, cần đào tạo có chiều sâu, chú trọng khâu tuyển sinh, đẩy mạnh liên kết với các cơ quan báo chí truyền thông để có thể đào tạo được những phóng viên tốt, chuyên sâu về một mảng, đồng thời nâng cao kĩ năng, kiến thức cho mỗi sinh viên. Đào tạo chuyên sâu cần phải kết hợp với đào tạo theo chiều rộng bằng cách liên kết với các cơ quan trong và nài nước về hoạt động báo chí truyền thông.
Trong công các quản lí Báo chí – Truyền thông, cần định hướng lại và siết chặt hơn, hạn chế tối đa những tin tức lá cải, lề đường và việc xào xáo tin bài. Định hướng nghiên cứu báo chí là cần phải tăng cường việc điều tra xã hội học và điều tra phải đúng, chính xác; các hoạt động nghiên cứu khoa học cần gắn với hoạt động thực tiễn. Để nâng cao hoạt động nghiên cứu, cần đề xuất với Chính phủ tăng cường bao cấp cho các tạp chí khoa học.
Những ý kiến đóng góp của hội thảo sẽ góp phần hoàn thiện chiến lược phát triển của Viện trong thời gian tới, đồng thời thúc đẩy Báo chí – Truyền thông nước nhà trong xu thế toàn cầu hóa báo chí nói chung.
Viện Nghiên cứu Báo chí – Truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền được xem là viện nghiên cứu về lĩnh vực Báo chí và Truyền thông đầu tiên của nước ta. Các hoạt động, kết quả nghiên cứu khoa học của Viện phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện, là cơ sở hoạch định đường lối, chính sách pháp luật về hoạt động báo chí, truyền thông…
Cho đến nay, Viện vẫn chưa thực sự xác định cho mình một định hướng nghiên cứu Báo chí - Truyền thông với chiến lược phát triền có tầm nhìn lâu dài; công tác quảng bá, PR hoạt động của Viện chưa được tiến hành; việc tổ chức liên kết, tìm kiếm cơ hội hợp tác và phát triển bên nài Học viện còn nhiều khó khăn.
Hồng Nhung - Hà Trang - Trần Ngân - Thu Thủy - Thị Gấm
Lớp Báo Mạng Điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp Báo Mạng Điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận