VTVcab bị cấm phát sóng cúp C1 và C3: Người mua dở, người dùng sai

(Sóng trẻ) – Ngày 9/5, VTVcab đưa ra thông cáo báo chí chính thức ngừng phát sóng giải UEFA Champions League (UCL), UEFA Europa League (UEL) tại Việt Nam. Bên cạnh lời cảm ơn và xin lỗi tới khách hàng, VTVcab cũng lên án vấn đề vi phạm bản quyền tại Việt Nam đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nói trên.

Ngày 27/8/2015, VTV chính thức công bố đã mua được bản quyền phát sóng hoàn toàn hợp pháp UCL và UEL tại Việt Nam trong suốt ba mùa giải: 2015 – 1016, 2016 – 2017 và 2017 – 2018. Động thái này đã được đông đảo khán giả nói chung và cộng đồng yêu bóng đá tại Việt Nam nói riêng ủng hộ bởi lẽ đây đều là những giải đấu lớn, có sự tham gia của nhiều đội bóng mạnh khắp châu Âu, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả truyền hình những giây phút giải trí đỉnh cao.

0a76ae23b_1_2.png
Một phần thông cáo báo chí của VTVcab

Tuy nhiên, ngay sau trận bán kết lượt đi của UCL vừa qua, sau nhiều nỗ lực hợp tác và đảm bảo vấn đề bản quyền xuyên suốt mùa giải, đến nay một lần nữa VTVcab buộc phải dừng phát sóng 2 giải đấu này trên truyền hình. Được biết, cách đây gần 1 năm, trận chung kết UEFA Champions League mùa giải 2015 – 2016, khán giả cũng đã phải “thưởng thức” qua… màn hình máy tính.

Người mua dở

Trong thông cáo báo chí của mình, VTVcab đã đề cập đến việc một số trang tin điện tử đã có “những hành vi vi phạm bản quyền một cách trắng trợn, đăng tải những đoạn clip được cắt ghép từ các trận đấu thuộc hai giải bóng đá trên”. Bên cạnh đó là việc truyền dẫn trái phép hoặc vi phạm bản quyền của các bên thứ ba (ám chỉ hành động truyền dẫn link xem trận đấu trên Internet và Livestream trên Facebook).

Tuy nhiên, trước khi nói đến việc người sử dụng đã vi phạm như thế nào, ông Nghiêm Ngọc Chi – một trong những khách hàng của VTVcab chia sẻ: “Ở đây bên mua cũng dở mà bên bán cũng dở. Nếu ông bán mà bán một loại trọn gói 3 năm thì không sao. Mua thì mua không mua thì thôi. Đằng này lại phân ra gọi hạng nhất với hạng hai. Ông nhà mình lại tiếc tiền mua cái gói hạng hai, phát toàn mấy trận của Atletico với cả Leverkusen thì dân chả Livestream ầm ầm. Chúng tôi trả tiền để xem bóng đá đỉnh cao thì phải xem Real, Barca đá chứ có phải mấy đội “lìu tìu” kia đâu”.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng phần lỗi chính thuộc về phía VTVcab và những trang báo sử dụng trái phép chứ không phải người sử dụng. Cụ thể, có ba gói bản quyền mà phía đối tác cung cấp: Gói truyền hình (phát truyền thống trên TV), gói Digital (phát trên các nền tảng khác) và gói Footage (sử dụng video clip, ảnh, thông tin,… thuộc về giải đấu). Do VTVcab chỉ mua gói bản quyền truyền hình thông thường, nhưng lại phát trên nền tảng là VTV (vi phạm bản quyền Digital) nên Việt Nam mới bị bên đối tác “sờ gáy”.

0a76ae23b_2.jpg
Trận bán kết C1 được VTV phát trên nền tảng VTV

Người dùng sai

Vi phạm bản quyền có từ rất lâu ở một số bộ phận người dân Việt Nam, từ những phần mềm được “crack” (bẻ khóa) trên mạng cho đến những bản nhạc, những bộ phim bị trộm về. Ở đây phần lỗi thuộc về cả khán giả lẫn những người sử dụng. 

Có rất nhiều Website cố tình lấy nguồn tín hiệu của kênh Bóng đá TV, Thể thao TV,… rồi chiếu trên server của họ. Đỉnh điểm là trận bán kết lượt đi giữa Real Madrid – Atletico Madrid, VTVcab tuy đã chặn khá tốt nguồn tín hiệu, tuy nhiên tín hiệu của VTV3 lại có mặt ở quá nhiều hệ thống trên Internet từ FPT, HTV cho tới VTV, Cliptv,… Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của VTVcab. Nhiều đơn vị đã bị VTVcab yêu cầu gỡ bỏ các kênh này hoặc cắt sóng vào thời gian diễn ra trận đấu. Điển hình như FPT đã vi phạm vì phát sóng các kênh này trên FPTplay.

Hồng Nam – CTV Thể thao của Báo điện tử VTC News chia sẻ: “Thật ra việc bị cấm không liên quan đến hành động Livestream trận đấu trên Facebook. Bởi lẽ ngay cả ở những nước bán bản quyền cho nước ta họ cũng Livestream ầm ầm. Chúng ta không thể quản lý được hết. Hơn nữa, bên mua mua bản quyền không đồng nghĩa với việc trở thành “dân phòng online” cho bên bán. Sở dĩ việc bị cấm ở đây là do các trang báo mạng sử dụng những clip highlights một cách vô tội vạ, bị đối tác phát hiện mới dẫn đến sự việc như ngày hôm nay”.

0a76ae23b_1.png
Mitom+ là một  fanpage Livestream những trận đấu bóng đá “có tiếng” trên Facebook

Nói như vậy không có nghĩa hành động Livestream vô tội vạ là không ảnh hưởng. Nếu sử dụng nguồn phát tín hiệu là những kênh quốc tế thì không có vấn đề gì. Bởi lẽ chính kênh đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện một trào lưu mới trong cộng đồng giới trẻ Việt Nam – bình luận viên Online. Một số những bạn trẻ đã dẫn link từ các kênh truyền hình nước nài về Livestream trên trang cá nhân của mình. Đặc biệt có trường hợp sử dụng thủ đoạn tinh vi như đảo ngược khung hình từ trái qua phải để tránh bị “report” (báo cáo) do vi phạm bản quyền. Sau đó bắt đầu bình luận bằng tiếng Việt để tăng lượt thích, chia sẻ và theo dõi. Từ một động thái tưởng chừng vô hại, những trang fanpage như Mitom+, Ghiền bóng đá,… đã biến điều đó thành hành vi xâm hại bản quyền nghiêm trọng do phát sóng chủ yếu trên lãnh thổ Việt Nam và bình luận bằng Tiếng Việt.

Ở Việt Nam, vấn đề vi phạm bản quyền vốn đã có từ lâu, nay càng trở nên nhức nhối khi sự phát triển của Internet ngày càng mạnh mẽ. Đối với các trận bóng đá – môn thể thao chiếm được sự quan tâm của đại đa số khán giả, việc vi phạm này còn diễn ra càng nghiêm trọng hơn. Nếu như các nhà phân phối bản quyền khác áp dụng các điều khoản chặt chẽ như KJSM (bên đối tác) làm với VTVcab ở UEFA Champions League và UEFA Europa League, thì không chỉ riêng hai giải đấu này, người hâm mộ Việt Nam có khả năng sẽ không được xem cả Nại hạng Anh lẫn La Liga hay Serie A và các giải đấu khác. Còn trước mắt, khán giả Việt Nam lại một lần nữa phải ngậm ngùi “thưởng thức” trận chung kết trước màn hình máy tính. Bởi lẽ làm việc gì cũng có cái giá của nó.
THẾ ANH

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN