Bồi hồi nhớ mùa thu Cách mạng
(Sóng trẻ) - Chúng ta đang sống trong những ngày đầu tiên của mùa thu, lòng ta lại náo nức, rạo rực nhớ về mùa thu của 66 năm trước. Mùa thu nay đã khác, nhưng vẻ đẹp và lòng tự hào về mùa thu năm 1945 vẫn không hề thay đổi trong tâm hồn Việt.
Cách đây 66 năm, một mùa thu cách mạng đã tràn ngập trên cả nước. Không khí hào hùng của ngày tổng khởi nghĩa, đưa đất nước ta thoát khỏi kiếp lầm than, nô lệ. Mùa thu năm ấy tôi chưa sinh ra, nhưng thế hệ ông bà vẫn không quên cảm giác của ngày tổng khởi nghĩa - kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp.
Bà nội tôi (Trường Sơn – Nông Cống – Thanh Hoá) ngấn nước mắt khi kể về mùa thu năm 1945. Lúc đấy bà tôi theo Việt Minh, mặc dù đã 89 tuổi, nhưng nội tôi vẫn còn nhớ như in khẩu hiệu của Trung Ương Đảng ra lúc đó “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bà thuộc lòng khẩu hiệu “Việt Minh muôn năm” và “Ủng hộ Việt Minh”.
Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt lại được viết thêm những trang mới. Từ ngày 14/8/1945, một số cấp bộ Đảng và tổng bộ Việt Minh, mặc dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương và vận dụng chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã phát động nhân dân khởi nghĩa. Khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà…
Ông Nguyễn Duy Tiến (Trường Sơn - Nông Cống - Thanh Hoá) 90 tuổi đời và 55 năm tuổi Đảng luôn tự hào vì đã tham gia vào mùa thu cách mạng năm đấy. Khi đó, ông là một thành viên của chi bộ làng Văn Đô thuộc xã Trường Sơn - Nông Cống. Ông đã tham gia phá kho thóc Nhật tại thị trấn Nông Cống.
Ông xúc động kể lại: “Tôi nhớ y nguyên thời đấy, Thanh Hoá nghèo lắm. Nạn đói diễn ra trầm trọng, do chính sách của thực dân Pháp và Phát Xít Nhật. Đảng đã đề ra khẩu hiệu “phá kho thóc giải quyết nạn đói” khẩu hiệu đó đã thôi thúc tôi cũng như những người cùng thế hệ - những người nông dân đã đứng dậy phá kho thóc Nhật dưới nhiều hình thức”. Những lời kể của ông làm tôi nhớ đến mùa thu cách mạng Tháng Tám của 66 năm trước
Ngày 18/8/1945, bốn tỉnh dành được chính quyền sớm nhất trong cả nước bao gồm Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Ở Hà Nội, chiều ngày 17-8 quần chúng nội nại thành tổ chức mít tinh “ủng hộ Việt Minh”, “đả đảo bù nhìn”, “Việt Nam độc lập” đã tràn ngập trên mọi nẻo đường, góc phố của Thủ đô.
Ngày 19/8, người dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng. Tối ngày 19-8, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. Ngày 23-8, Huế giải phóng. Ngày 25-8, Gia Định, Biên Hoà, Mỹ Tho,… giải phóng. Ngày 30-8, các tỉnh còn lại giành chính quyền.
Cách mạng Tháng Tám diễn ra trong muôn vàn khó khăn, gian khổ, nhưng với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhân dân ta đã đập tan ách xiềng xích bóc lột của bọn Phát Xít Nhật và thực dân Pháp.
Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Sau mùa thu cách mạng ấy, đất nước ta gặp nhiều khó khăn như giặc đói, giặt dốt, giặc nại xâm…. Tuy nhiên, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vuợt qua từ khó khăn này đến khó khăn khác, để mùa thu ấy đẹp mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Mùa thu nay khác rồi, khác về con người - con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, năng động hơn, sáng tạo hơn, nhưng họ vẫn không quên sống hết mình vì dân tộc.
Tôi thấy bồi hồi, xúc động khi cảnh thu sáng trong, tươi mới, không giống với những mùa thu truớc năm 1945 đó là cảnh chết chóc tang thương do chiến tranh. Giờ đây phố phường Hà Nội đã không còn tiêu điều như truớc, thay vào đó là những toà nhà cao tầng, những con đường rợp bóng và những quán xá dày đặc.
Nhưng, Hà Nội cùng với các địa phương khác trong cả nước vẫn giữ được nét thu đặc biệt đó là vị thơm nồng nàn của hoa sữa, đó là những rặng liễu đìu hiu, đó là nước Hồ Gươm lắng đọng trong xanh. Những con người Hà Nội đang dần trở thành những “hạt bụi vàng” của Thủ đô và sống xứng đáng với khí thế của người Hà Nội 66 năm truớc. Hà Nội của ngày hôm nay là kết quả của quá khứ anh dũng, tuơi đẹp, hùng hồn. Hà Nội trong tương lai sẽ đẹp hơn, mới hơn nhờ sự tiếp lửa của truyền thống và sự tiếp thu có chọn lọc từ hiện tại.
Mùa đông ấp ủ mầm sống để xuân về làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa hạ đến khu vườn cho trái ngọt hoa thơm, thu lại là sự kết hợp của cả ba mùa, đó là sự hài hoà, tinh khiết. Hài hoà giữa tiết lạnh của mùa đông với nóng nực của mùa hè tạo thành cảm giác se lạnh của mùa thu, đó là sự cộng hưởng giữa cơn mưa rào của mùa hạ và điệu mưa lất phất của mùa xuân để tạo thành mưa mùa thu nhẹ nhàng đầy xúc cảm.
Mùa thu cách mạng đã cách xa chúng ta 66 năm, nhưng chúng ta vẫn không bao giờ quên những chiến công hào hùng của dân tộc. Những chiến thắng đó mãi mãi tạc ghi vào sử sách và sống cùng năm tháng như mùa thu đẹp và thơ mộng vẫn lặng lẽ, âm thầm, lắng đọng trong ký ức của con người Việt Nam.
Cách đây 66 năm, một mùa thu cách mạng đã tràn ngập trên cả nước. Không khí hào hùng của ngày tổng khởi nghĩa, đưa đất nước ta thoát khỏi kiếp lầm than, nô lệ. Mùa thu năm ấy tôi chưa sinh ra, nhưng thế hệ ông bà vẫn không quên cảm giác của ngày tổng khởi nghĩa - kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp.
Bà nội tôi (Trường Sơn – Nông Cống – Thanh Hoá) ngấn nước mắt khi kể về mùa thu năm 1945. Lúc đấy bà tôi theo Việt Minh, mặc dù đã 89 tuổi, nhưng nội tôi vẫn còn nhớ như in khẩu hiệu của Trung Ương Đảng ra lúc đó “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bà thuộc lòng khẩu hiệu “Việt Minh muôn năm” và “Ủng hộ Việt Minh”.
Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt lại được viết thêm những trang mới. Từ ngày 14/8/1945, một số cấp bộ Đảng và tổng bộ Việt Minh, mặc dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương và vận dụng chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã phát động nhân dân khởi nghĩa. Khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà…
Ông Nguyễn Duy Tiến (Trường Sơn - Nông Cống - Thanh Hoá) 90 tuổi đời và 55 năm tuổi Đảng luôn tự hào vì đã tham gia vào mùa thu cách mạng năm đấy. Khi đó, ông là một thành viên của chi bộ làng Văn Đô thuộc xã Trường Sơn - Nông Cống. Ông đã tham gia phá kho thóc Nhật tại thị trấn Nông Cống.
Ông xúc động kể lại: “Tôi nhớ y nguyên thời đấy, Thanh Hoá nghèo lắm. Nạn đói diễn ra trầm trọng, do chính sách của thực dân Pháp và Phát Xít Nhật. Đảng đã đề ra khẩu hiệu “phá kho thóc giải quyết nạn đói” khẩu hiệu đó đã thôi thúc tôi cũng như những người cùng thế hệ - những người nông dân đã đứng dậy phá kho thóc Nhật dưới nhiều hình thức”. Những lời kể của ông làm tôi nhớ đến mùa thu cách mạng Tháng Tám của 66 năm trước
10 vạn nhân dân thủ đô mít tinh mở đầu cách mạng Tháng Tám
Ngày 18/8/1945, bốn tỉnh dành được chính quyền sớm nhất trong cả nước bao gồm Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Ở Hà Nội, chiều ngày 17-8 quần chúng nội nại thành tổ chức mít tinh “ủng hộ Việt Minh”, “đả đảo bù nhìn”, “Việt Nam độc lập” đã tràn ngập trên mọi nẻo đường, góc phố của Thủ đô.
Ngày 19/8, người dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng. Tối ngày 19-8, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. Ngày 23-8, Huế giải phóng. Ngày 25-8, Gia Định, Biên Hoà, Mỹ Tho,… giải phóng. Ngày 30-8, các tỉnh còn lại giành chính quyền.
Cách mạng Tháng Tám diễn ra trong muôn vàn khó khăn, gian khổ, nhưng với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhân dân ta đã đập tan ách xiềng xích bóc lột của bọn Phát Xít Nhật và thực dân Pháp.
Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Sau mùa thu cách mạng ấy, đất nước ta gặp nhiều khó khăn như giặc đói, giặt dốt, giặc nại xâm…. Tuy nhiên, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vuợt qua từ khó khăn này đến khó khăn khác, để mùa thu ấy đẹp mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Mùa thu nay khác rồi, khác về con người - con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, năng động hơn, sáng tạo hơn, nhưng họ vẫn không quên sống hết mình vì dân tộc.
Tôi thấy bồi hồi, xúc động khi cảnh thu sáng trong, tươi mới, không giống với những mùa thu truớc năm 1945 đó là cảnh chết chóc tang thương do chiến tranh. Giờ đây phố phường Hà Nội đã không còn tiêu điều như truớc, thay vào đó là những toà nhà cao tầng, những con đường rợp bóng và những quán xá dày đặc.
Nhưng, Hà Nội cùng với các địa phương khác trong cả nước vẫn giữ được nét thu đặc biệt đó là vị thơm nồng nàn của hoa sữa, đó là những rặng liễu đìu hiu, đó là nước Hồ Gươm lắng đọng trong xanh. Những con người Hà Nội đang dần trở thành những “hạt bụi vàng” của Thủ đô và sống xứng đáng với khí thế của người Hà Nội 66 năm truớc. Hà Nội của ngày hôm nay là kết quả của quá khứ anh dũng, tuơi đẹp, hùng hồn. Hà Nội trong tương lai sẽ đẹp hơn, mới hơn nhờ sự tiếp lửa của truyền thống và sự tiếp thu có chọn lọc từ hiện tại.
Mùa đông ấp ủ mầm sống để xuân về làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa hạ đến khu vườn cho trái ngọt hoa thơm, thu lại là sự kết hợp của cả ba mùa, đó là sự hài hoà, tinh khiết. Hài hoà giữa tiết lạnh của mùa đông với nóng nực của mùa hè tạo thành cảm giác se lạnh của mùa thu, đó là sự cộng hưởng giữa cơn mưa rào của mùa hạ và điệu mưa lất phất của mùa xuân để tạo thành mưa mùa thu nhẹ nhàng đầy xúc cảm.
Mùa thu cách mạng đã cách xa chúng ta 66 năm, nhưng chúng ta vẫn không bao giờ quên những chiến công hào hùng của dân tộc. Những chiến thắng đó mãi mãi tạc ghi vào sử sách và sống cùng năm tháng như mùa thu đẹp và thơ mộng vẫn lặng lẽ, âm thầm, lắng đọng trong ký ức của con người Việt Nam.
Nguyễn Hạnh
Báo truyền hình K29.a2
Học viện Báo chí - Tuyên truyền
Báo truyền hình K29.a2
Học viện Báo chí - Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận