Xã Thụy Xuân: Đối mặt với nguy cơ "sống chung với rác"

(Sóng trẻ) - Bãi rác của xã Thụy Xuân bắt đầu có dấu hiệu quá tải từ năm 2016. Tuy nhiên, mỗi ngày bãi rác vẫn phải “gánh thêm” hàng tấn rác thải từ mọi nguồn ập về. Bãi rác chất cao như núi, tràn lan ra cả khu sự dân sinh gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân cũng như mỹ quan đô thị.

 Bãi rác chễm chệ “nằm cạnh” người dân.


Thụy Xuân là một xã thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Xã có diện tích Xã có diện tích 2,43 km², dân số năm 1999 là 8397 người, mật độ dân số đạt 3456 người/km². Khi đạt chân đến đây có thể nói đây là một miền quê biển khá phát triển, diện tích đất hẹp trong khi mật độ dân số lại đông, do đó lượng rác thải mỗi ngày là quá lớn. 


Ông Nguyễn Sỹ Tản (76 tuổi) một người dân tại địa phương cho biết : “Trước kia bãi rác của xã rất rộng, có thể chứa rác thải cho cả xã. Khoảng đến năm 2015 thì xã quy hoạch đất, bãi rác được bán cho các nhà đầu tư, nhân dân không có chỗ xả rác thải, phải đổ ra đê biển. Đê biển quá tải, dân không biết phải đổ rác đi đâu, đành sống chung với rác”.


Tuy nhiên, điều đáng nói là thái độ thờ ơ của cán bộ xã đối với tình hình ô nhiễm của địa phương. Theo lời kể của em Phạm Thùy Linh (17 tuổi – người dân tại địa phương) : “Xã đã không thu dọn rác mà còn bắt mỗi tháng mỗi hộ gia đình nộp 40 nghìn đồng tiền phí vệ sinh. Nay lại còn có kiểu nhà nào không nộp thì đánh dấu vào ... Lượng rác thải sau mỗi ngày rất nhiều, trong khi xe thu m rác thì 4 - 5 ngày mới đến một lần, nên người dân đành phải tập kết rác tại bãi sau chợ, ven đường, ruộng đồng… chủ yếu là rác thực phẩm nên nhanh bốc mùi, chỉ còn cách đốt đi chứ không có máy móc để xử lý…”


98c098a13_1.png

Người dân tự xử lí rác thải bằng cách đốt


Rác thải đổ tràn ra ruộng, chất thành đống ven đường. Vào những hôm trời nắng nóng, gió thổi mạnh, mùi xú uế từ bãi rác bốc lên, nồng nặc lan tỏa khắp các khu vực chung quanh. Chưa kể đến việc lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Lâu dần lượng rác nhiều lên, sẽ làm giảm diện tích ao, hồ giảm khả năng tự làm sạch của nước (do hệ sinh thái trong nước bị hủy diệt), gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước, làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ra các bệnh nguy hiểm.


Dọc tuyến đê biển số 8 địa phận xã Thụy Xuân hình thành rất nhiều bãi rác tự phát, cả người dân và tổ thu m rác thải của xã đều đổ ra đây. Theo phản ánh của các hộ dân ở thôn Phấn Vũ Nam, xã Thụy Xuân bãi rác không theo quy hoạch của xã nhưng người dân nơi đây đang phải gánh chịu trực tiếp hậu quả hôi thối từ bãi rác gây ra. 


Nước từ bãi rác rỉ ra màu đen ngòm và rất thối. Được biết, do không có diện tích đất quy hoạch bảo đảm khoảng cách xa khu dân cư 300m theo quy định nên bãi rác này vẫn hoạt động bao năm nay, là nơi chứa rác của ¾ xã. Còn thôn Xuân Bàng do không có bãi rác, không có tổ thu m rác thải sinh hoạt nên người dân tự xử lý chôn lấp, hoặc đốt tại nhà. Nhiều hộ nhà chật thì đổ ra đường, tiện đâu đổ đó nên trong thôn hình thành nhiều bãi rác tự phát.


98c098a13_2.png

Những bãi rác tự phát thi nhau “mọc” lên


Chị Nga, nhà ở gần khu ô nhiễm chia sẻ : “Sống cạnh bãi đổ rác, gia đình tôi khốn khổ vô cùng. Nhiều khi xe rác chạy qua, phun cả nước bẩn xuống ngay trước cửa nhà. Những hôm trời nổi dông gió, túi ni-lông, mảnh xốp, giấy bẩn bay tứ tung trên cao, lúc rơi xuống quất cả vào mặt người đi đường. Chưa biết bao giờ chính quyền địa phương mới xử lí triệt để cho người dân đỡ khổ! Trước đây phí chúng tôi đóng từ 10-15 nghìn đồng/ tháng nhưng mà lượng rác thải cứ ngày đầy lên, hiện nay với gia đình tôi họ thu 40 nghìn/ tháng".


98c098a13_3.png

Rác càng ngày càng chất cao như núi


Là xã đất chật người đông, sinh sống chủ yếu bằng nghề biển nên rác thải từ hoạt động khai thác, đánh bắt, chế biến thủy hải sản rất lớn, nặng mùi, khó phân hủy, khoảng 4 tấn/ngày, trong khi xã lại không có khu xử lý rác thải tập trung. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Thụy Xuân phải tự đầu tư xe ô tô, thuê người chuyển rác từ địa phương sang Hải Dương xử lý hàng ngày. Người dân phải đóng góp gần 1 tỷ đồng/năm, hộ ít thì vài chục nghìn, hộ nhiều vài trăm nghìn đồng để xử lý rác thải nhưng rác vẫn không được xử lý triệt để, ô nhiễm môi trường từ rác thải, nước thải đang ngày càng trầm trọng.


 98c098a13_4.png

Rác bốc mùi nồng nặc


Câu trả lời của chính quyền địa phương.


Trước sự bức xúc của người dân Ông Bùi Đức Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy cho biết: Ngay sau khi nhận được Công điện số 17 của Chủ tịch UBND tỉnh, huyện Thái Thụy đã tích cực vào cuộc chỉ đạo. 100% các xã, thị trấn huy động từ 250 - 300 người ra quân thu m, xử lý rác thải; đồng thời lấy ngày 24 hàng tháng là ngày toàn dân ra quân vệ sinh môi trường.


Đến nay đã tổ chức trám lấp gần 60 bãi rác tự phát tại các thôn, thu m từ 1,5 - 2 tấn rác/xã, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của nhân dân, cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hai xã Thụy Xuân do diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu phát triển thủy hải sản nên không có đất để quy hoạch bãi rác thải tập trung theo quy định nên rất khó khăn, bức bách trong việc xử lý rác thải sinh hoạt và chưa tìm được phương án giải quyết khả thi. 


Ông Bùi Ngọc Hiện - Chủ tịch UBND xã Thụy Xuân (Thái Thụy): “Hàng năm địa phương phải chi từ 300-400 triệu bù vào chi phí đóng góp của nhân dân. Chúng tôi đang tiếp tục vận động nhân dân, thấy việc đóng góp là trách nhiệm để đảm bảo công tác môi trường chung”.


Hiện nay, mỗi tháng xã Thụy Xuân chi phí cho thu m, xử lý rác thải trên 100 triệu đồng. Nhiều nhất là thuê xe vận chuyển và địa điểm đổ rác lên tới 60 triệu đồng trong khi phần thu của dân từ 70 - 72 triệu đồng. Tuy nhiên, xã Thụy Xuân mới chỉ cơ bản xử lý được lượng rác thải trong ngày. Chiếc xe chở rác chuyên dụng, trị giá 1,4 tỷ đồng mà doanh nghiệp Hoàng Tú - con em  quê hương vừa đầu tư phục vụ công tác thu m rác thải sinh hoạt của địa phương bắt đầu được đưa vào sử dụng.


Để thực hiện nghiêm Công điện số 17, thời gian tới, UBND huyện Thái Thụy sẽ thành lập các tổ kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại xã Thụy Xuân nhằm phát hiện các bãi rác tự phát để kịp thời chôn lấp; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để thay đổi tập quán, thói quen xả rác thải, chất thải tùy tiện của các hộ dân; hướng dẫn người dân tận dụng môi trường vườn, ruộng để xử lý rác thải hữu cơ, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.


Có thể nói đối với xã Thụy Xuân, việc xử lí rác thải là một bài toán khó, không phải ngày một ngày hai có thể giải quyết được. Vì thế, cần sự chung tay, góp sức không nhỏ của người dân để phối hợp nhịp nhàng với chính quyền địa phương hoàn thành nhanh chóng kế hoạch này.




Trịnh Minh Phương

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN