Xót xa những “canh bạc ướm máu” đổi lấy cả tính mạng
(Sóng trẻ) - Nhiều người tự đặt câu hỏi với số vốn kha khá như vậy, tại sao vẫn bất chấp chọn con đường nguy hiểm vô cùng tận đã được cảnh báo từ trước? Liệu chăng xuất khẩu lao động “chui” là cách tốt nhất để đến đáp ứng nhu cầu của những người ôm mộng đổi đời.
Lao động “chui” không ngừng tăng
“Đại sứ quán Việt Nam tại London bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc với sự ra đi của 39 người Việt Nam ở Essex vào ngày 23/10”. Đó là những lời xót xa được đại sứ quán Việt Nam tại Anh đưa ra ngay sau khi thông tin 39 người tử nạn trong container được xác định là người Việt. Và đến hôm nay, ngày 27/11, thi thể các nạn nhân đã được đưa về nước sau quá trình điều tra gần 1 tháng. Đau đớn, bàng hoàng và không thể tưởng tượng nổi là những gì mà toàn thể người dân Việt cảm nhận rõ ràng nhất sau khi nghe được những thông tin chấn động này.
Làn sóng nhập cư trái phép vào các nước phát triển không ngừng tăng mỗi năm
Hy vọng “con em mình không nằm trong số đó” dập tắt. Không khí tang thường và những bàn thờ lập tạm tại các gia đình có con nghi nằm trong số 39 nạn nhân được phát hiện tại Anh bao trùm lên cả con xóm nhỏ tại thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh. Không phải cho đến lúc này, người ta mới cảm nhận được giấc mộng đổi đời nơi xứ người qua con đường xuát khẩu “chui” lại nguy hiểm đến vậy, chẳng khác nào canh bạc đánh cược với tử thần.
Tại Việt Nam hiện nay có những nơi được gọi là làng “xuất khẩu” bởi số người xuất khẩu lao động mỗi năm lên tới con số hàng trăm. Theo thống kê năm 2018, tại huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có tới 276 người vượt biên trái phép sang Trung Quốc, đến 6 tháng đầu năm 2019 đã tăng thêm 113 người. Xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) hiện có 8.200 nhân khẩu nhưng đã có khoảng 1.300 lao động đang làm ăn ở nước nài, trong số đó, só người tham gia bằng con đường không chính thống chiếm tỷ lệ cao, theo ông Đặng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thiên Lộc.
Đài Loan là một trong những thị trường có người lao động Việt Nam cao nhất, hiện có hơn 22 nghìn lao động bất hợp pháp. Ở Hàn Quốc, con số này cũng lên tới 15 nghìn người. Tại thị trường châu Âu, số lượng người xuất khẩu lao động Việt Nam chiếm chỉ 1,46% nhưng có xu hướng tăng nhanh, thông tin được HIệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam đưa ra vào tháng 10/2019.
Như vậy, việc xuất khẩu lao động chui hay những người đi theo con đường phi pháp sang các nước có có điều kiện kinh tế ổn định hơn không còn là chuyện quá xa lạ. Thậm chí đến nay, sau vụ việc 39 người trong container tại Anh, nhiều người vẫn không từ bỏ ý định trốn sang nước nài làm việc trái phép. Bằng nhiều cách thức như vượt biên (hay còn gọi là tiểu ngạch), du học trá hình để lao động chui, những người này vẫn quyết tâm vay mượn cho bằng đủ số tiền cần thiết để chi trả cho việc xuất nại tiềm ẩn nhiều rủi ro với hy vọng về tương lai khấm khá hơn tại quê nhà.
Có “cầu” thì cũng có “cung”
Xuất khẩu lao động “chui” thực tế là nhu cầu vốn có sẵn của người dân. Anh Nguyễn Trọng Thảo, người được chứng kiến nhiều trường hợp xuất khẩu lao động chui và gặp nhưng rủi ro đáng tiếc, cho rằng không ít bạn trẻ Việt ảo tưởng vè việc đi ra nước nài là kiếm tiền dễ dàng, có nhiều tiền gửi về cho bố mẹ, chẳng mấy chốc đổi đời. Suy nghĩ này thường xuất phát từ những gia đình có cuộc sống còn nhiều khó khăn, muốn tìm hướng thoát nghèo nhanh nhất chỉ có con đường xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động “chui” vừa tiết kiệm chi phí, không cần bằng cấp, trường lớp đào tạo, không phụ thuộc sự kiểm soát của cơ quan quản lý, không bị giới hạn bởi thời hạn hợp đồng nên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm một cách dễ dàng. Đây quả là thiên đường với những người thất nghiệp hoặc đang vất vả với cuộc sống hằng ngày, nhất là ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Thực tế cũng chỉ ra rằng hiệu ứng dây chuyền cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số lượng người vượt biên sang nước nài mỗi năm. “Nhiều bạn nhìn sang những nhà hàng xóm, láng giềng của mình và thấy họ rất giàu có sau khi con em họ đi xuất khẩu lao động, họ tìm mọi cách để đi”.
Và theo lẽ tất nhiên, càng nhiều người muốn đi, càng nảy sinh nhiều dịch vụ đưa người đi bằng cách này hay cách khác. Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, có 4 trường hợp lao động xuất khẩu được chấp nhận, trong đó có trường hợp người lao động ký hợp đồng với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước nài hoặc đi theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
Và theo lẽ tất nhiên, càng nhiều người muốn đi, càng nảy sinh nhiều dịch vụ đưa người đi bằng cách này hay cách khác. Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, có 4 trường hợp lao động xuất khẩu được chấp nhận, trong đó có trường hợp người lao động ký hợp đồng với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước nài hoặc đi theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
Nhiều người vì quá nôn nóng với giấc mơ đổi nơi đời xứ người, một phần bị hạn chế bởi nhận thức và hiểu biết nên nhanh chóng tin vào những lời nn ngọt của đối tượng cò mồi tự xưng là người của các công ty, doanh nghiệp chuyên thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lao động. Đi kèm với đó là lời hứa đảm bảo an toàn chắc chắn, tìm kiếm công việc cho người lao động khi sang đến nơi đúng theo yêu cầu. Trên thực tế, nhiều người khi sang đến đất nước theo hợp đồng lao động thì tỉnh mộng, lao đao vì sống nài vòng pháp luật, không nhận được sự bảo hộ của bất kỳ đơn vị nào và không tránh khỏi những nguy hiểm về nhân thân, tính mạng.
Các đơn vị gắn mác doanh nghiệp hay đơn vị đào tạo lao động bùng phát rầm rộ là lỗ hổng khó kiểm soát và khi không thể quản lý được những cơ sở hay cá nhân này thì không chỉ dừng lại ở vụ việc 39 nạn nhân mà sẽ còn rất nhiều những thực trạng đau lòng của người lao động khi tin theo lời của cò mồi.
Pháp luật nước ta quy định những người vượt biên sẽ chịu mức phát từ 3 – 5 triệu đồng và đối với những người môi giới vượt biên (theo trường hợp) sẽ bị phạt từ 150 – 200 triệu đồng và cao nhất là 15 năm tù. Với mức phạt này, có lẽ họ sẽ không ngần ngại bỏ ra từ 3 – 5 triệu cho mức phạt và tiếp tục ôm hàng trăm triệu thực hiện con đường lao động “chui”. Trong khi đó, nếu bị bắt giữ ở các nước sở tại, những người này sẽ bị giam giữ, lao động công ích theo thời hạn và bị trục xuất khỏi quốc gia này.
Hợp đồng giả, nước mắt thật
Vỡ mộng, hoang mang và làm việc bán mình là thực trạng chung của hầu hết những trường hợp lao động “chui” đi theo hợp đồng xuất khẩu lao động không chính thống. Bà Trần Thị Vân Hà, cán bộ Cục quản lý Lao động cho hay, người lao động khi đi làm việc bất hợp pháp không những bị thiệt thòi quyền lợi mà còn đối diện rủi ro như không đươc pháp luật bảo vệ, ốm dau bệnh tật phải đi khám chui, thậm chí là bỏ mạng nơi xứ người.
Để sang được nước nài, mỗi người phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn để có thể đáp ứng những yêu cầu cho chuyến đi. Như trường hợp của nạn nhân Phạm Thị Trà My trong vụ 39 nạn nhân trong container ở Anh Quốc, gia đình đã phải bỏ ra khoản tiền 32 nghìn bảng, tương đương 892 triệu đồng cho việc thủ tục chuyến đi. Số tiền này được gia đình cho hay từ tích góp cá nhân, gia đình và phần lớn là vay lượng từ họ hàng, người thân, vay mượn ngân hàng. Không phải dễ dàng gì để có thể kiếm được số tiền lớn như vậy.
Những trường hợp người lao động “chui” bị bỏ mặc đến chết, bị đánh đập, tra tấn, vắt kiệt sức lao động, bị nhốt, bắt cóc tống tiền vẫn liên tục được nhắc đến trên các mặt báo. Các lao động bất hợp pháp là phụ nữ có nguy cơ bị cưỡng bức, ép làm nô lệ tình dục và khó có cơ hội trở về quê nhà. Theo lời của người đã từng làm trong con đường môi giới phi pháp thì trường hợp người lao động bị chết thì sẽ chỉ xem đó là tai nạn, rủi ro nghề nghiệp.
Những người may mắn hơn có cơ hội trở về nước thì đau xót cho hay số tiền kiếm được từ những công việc làm thêm ở nài cũng chẳng bù lỗ lãi là bao. Tình trạng lao động bỏ trốn ra nài hay vượt biên làm ảnh hưởng xấu đến uy tín lao động Việt Nam, theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Xuất khẩu Lao động cho biết.
Đặt trong so sánh với những người xuất khẩu lao động theo hợp đồng chính thống, làm việc dưới sự bảo hộ của cơ quan quản lý và đáp ứng đủ thời hạn và trở về nước, phần lớn họ đều có cuộc sống ổn định và tương lai triển vọng hơn rất nhiều.
Không phủ nhận việc xuất khẩu lao động mang lại rất nhiều cơ hội mới cho người dân, nhất là tại các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng lựa chọn xuất khẩu theo con đường chính thống, mục đích rõ ràng hoặc định hướng phát triển làm giàu ngay trên chính quê hương mới là cách để đảm bảo cho cả cuộc sống lẫn tương lai sau này, để không còn những “container 39 nạn nhân” hay bất kỳ vụ việc đau lòng nào về tình trạng xuất khẩu lao động “chui” như hiện nay.
Hà Trang
Cùng chuyên mục
Bình luận