95% người được hỏi thú nhận đã từng bị kỳ thị
(Sóng trẻ) - Theo số liệu của một cuộc điều tra trên Internet được thực hiện với 460 người về định kiến và kì thị trong xã hội, có một con số đáng kinh ngạc được đưa ra “95% những người được hỏi thú nhận họ đã từng bị kì thị ít nhất một lần trong đời”.
Con số 95% người thú nhận đã từng bị kì thị ít nhất một lần trong đời cũng đồng nghĩa với 95% chúng ta đã từng kì thị người khác. Liệu con số này có quá lớn?
Câu trả lời là không. Một nhà tâm lý hành vi đã đưa ra năm cấp độ của sự kì thị, cấp độ đầu tiên là chế nhạo, cấp độ hai là xa lánh, cấp độ tiếp theo là phân biệt đối xử, cấp độ thứ tư là đánh đập và cấp độ cuối cùng là hủy diệt. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng sự kì thị được bắt đầu ở cấp độ hai mà ít ai biết rằng việc bạn nhìn và cười nhạo người khác bởi vì một điều gì đó đã thể hiện sự kì thị.
Bạn sẽ ra sao nếu cả thế giới quay lưng với bạn- Ảnh minh họa
Đã bao giờ bạn bị đem ra so sánh và cười nhạo bởi những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt như chiều cao, cân nặng, giọng nói, có khi là chỉ vì cái tên? Xét ở cấp độ đầu tiên của sự kì thị là cười nhạo, chắc chắn đã có lúc bạn phải chịu những ánh mặt soi mói và nụ cười giễu cợt của những người xung quanh vì sự khác biệt của bạn so với số đông. Có thể vì bạn thừa cân, hay có thể bạn thiếu cân và trông quá nhỏ bé cũng dễ dàng trở thành đề tài bàn tán của những người xung quanh.
Trong nhiều trường hợp, con người ta lại dùng một thuộc tính tiêu cực của một vài cá nhân để quy chụp và áp đặt cho cả một nhóm xã hội và sau đó kì thị họ. Đã có một thời gian dài, ở nhiều nơi rộ lên phong trào kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người Thanh Hóa. Những người kì thị người Thanh Hóa cho rằng họ là những người ki bo, bỉn xỉn. Họ dùng những câu như “dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” hay “người Thanh Hóa ước là rau má to bằng lá sen” với ý mỉa mai, khinh miệt. Có những người dù chưa từng tiếp xúc với người Thanh Hóa nhưng thấy mọi người có cái nhìn định kiến với người Thanh Hóa nên cũng a dua theo, để mình không bị lạc lõng.
Đứng trước một hiện tượng lạ trong xã hội, một cái khác biệt so với số đông, hầu hết ta đều có xu hướng đưa ra cái nhìn thiếu thiện cảm, thay vì việc tìm hiểu để nhận thức đúng về nó.
Hiện nay trong xã hội, có cộng đồng LGBT bao gồm những người đồng tính, song tính và chuyển giới đang phải chịu sự kì thị và phân biệt đối xử rất lớn của xã hội. Xã hội coi họ như những người không bình thường, thậm chí có rất nhiều người còn nghĩ đồng tính là một căn bệnh. Đã từ rất lâu, tổ chức y tế thế giới WHO đã loại đồng tính ra khỏi danh sách những căn bệnh nhưng dường như không mấy ai biết được thông tin này. Khi biết một người nào đó là người đồng tính, hoặc thấy một thông tin nào đó liên quan đến người đồng tính thay vì việc tìm hiểu về họ, mọi người có xu hướng tránh xa.
Xu hướng đi theo số đông và làm theo những khuôn mẫu đã định sẵn trong xã hội khiến con người ta bị gò bó và khó có thể vượt qua những rào cản đó. Có thể bạn muốn tìm hiểu, muốn tiếp xúc và hòa nhập cùng những người đồng tính nhưng bạn lại sợ dư luận xã hội, bạn lại vấp phải những rào cản về định kiến do số đông đưa ra và cuối cùng là có những suy nghĩ và hành động như số đông.
Sống không kì thị (internet)
Anh Nguyễn Trần Đại Hải - thành viên ban điều phối của tổ chức ICS, tổ chức thúc đẩy và bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam. Anh Hải đã chia sẻ: “Chính sự định kiến và kì thị của mọi người trong xã hội đã khiến những bạn đồng tính phải sống trong sợ hãi, và im lặng. Họ bị chính những người thân yêu nhất của mình ghét bỏ, xa lánh. Họ sống khép kín và không dám sống đúng với giới tính thật của mình. Thậm chí có rất nhiều bạn còn nghĩ mình bị bệnh như mọi người xung quanh vẫn nói”.
Rất nhiều người nói rằng văn hóa truyền thống của Việt Nam không thể chấp nhận được sự khác biệt mà những người đồng tính mang lại khi họ có xu hướng tình cảm và tình dục khác so với những người xung quanh. Và khi được hỏi về điều này, anh Hải đã rất thẳng thắn trả lời: “Tôi không thấy một nền văn hóa nào lại dạy con người ta phải kì thị người khác mà đặc biệt trong văn hóa của Việt Nam thì yêu thương con người “lá lành đùm lá rách” luôn là một trong những truyền thống đi đầu”.
Yêu thương đùm bọc lẫn nhau luôn là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Vậy tại sao chúng ta lại kì thị người khác? Những sự khác biệt tồn tại xung quanh chúng ta là một phần không thể thiếu, nó tạo nên nét đa dạng độc đáo trong cộng đồng. Thay vì kì thị và phân biệt đối xử, chúng ta nên học cách chấp nhận sống chung với nó và tôn trọng sự đa dạng vốn có của tự nhiên.
Con số 95% người thú nhận đã từng bị kì thị ít nhất một lần trong đời cũng đồng nghĩa với 95% chúng ta đã từng kì thị người khác. Liệu con số này có quá lớn?
Câu trả lời là không. Một nhà tâm lý hành vi đã đưa ra năm cấp độ của sự kì thị, cấp độ đầu tiên là chế nhạo, cấp độ hai là xa lánh, cấp độ tiếp theo là phân biệt đối xử, cấp độ thứ tư là đánh đập và cấp độ cuối cùng là hủy diệt. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng sự kì thị được bắt đầu ở cấp độ hai mà ít ai biết rằng việc bạn nhìn và cười nhạo người khác bởi vì một điều gì đó đã thể hiện sự kì thị.
Bạn sẽ ra sao nếu cả thế giới quay lưng với bạn- Ảnh minh họa
Đã bao giờ bạn bị đem ra so sánh và cười nhạo bởi những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt như chiều cao, cân nặng, giọng nói, có khi là chỉ vì cái tên? Xét ở cấp độ đầu tiên của sự kì thị là cười nhạo, chắc chắn đã có lúc bạn phải chịu những ánh mặt soi mói và nụ cười giễu cợt của những người xung quanh vì sự khác biệt của bạn so với số đông. Có thể vì bạn thừa cân, hay có thể bạn thiếu cân và trông quá nhỏ bé cũng dễ dàng trở thành đề tài bàn tán của những người xung quanh.
Bạn Phùng Kim Yến- sinh viên năm năm thứ 3 trường Đại học Quốc gia chia sẻ “Vì quá nhỏ bé nên khi nói là sinh viên năm 3 thì chẳng mấy ai tin, họ thường tỏ thái độ ngạc nhiên và cười khểnh”. Trong khi đó có những bạn quá to cao cũng bị mọi người xung quanh bàn tán, dẫn đến thiếu tự tin mà phải cố gù người xuống khi đi cùng bạn bè.
Mọi người thường có xu hướng đặt biệt danh cho người khác từ những đặc điểm khác biệt trên cơ thể của họ.
Mọi người thường có xu hướng đặt biệt danh cho người khác từ những đặc điểm khác biệt trên cơ thể của họ.
“Mình thường bị các bạn gọi là Minh dô vì trán mình có hơi dô so với mọi người, dù không được thoải mái lắm nhưng cũng cười cho qua thôi” - Bạn Nguyễn Hồng Minh - sinh viên năm 3 trường cao đẳng Lao động xã hội chia sẻ. Bạn Nghĩa - sinh viên trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình lại bị bạn bè đặt biệt danh là “cá chép” vì bạn có đôi mắt khá to và hơi lồi ra. Điều này tưởng chừng như rất bình thường nhưng nhiều khi những biệt danh đó lại khiến cho người được đặt biệt danh cảm thấy tự ti vì đặc điểm khác biệt của họ.
Trong nhiều trường hợp, con người ta lại dùng một thuộc tính tiêu cực của một vài cá nhân để quy chụp và áp đặt cho cả một nhóm xã hội và sau đó kì thị họ. Đã có một thời gian dài, ở nhiều nơi rộ lên phong trào kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người Thanh Hóa. Những người kì thị người Thanh Hóa cho rằng họ là những người ki bo, bỉn xỉn. Họ dùng những câu như “dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” hay “người Thanh Hóa ước là rau má to bằng lá sen” với ý mỉa mai, khinh miệt. Có những người dù chưa từng tiếp xúc với người Thanh Hóa nhưng thấy mọi người có cái nhìn định kiến với người Thanh Hóa nên cũng a dua theo, để mình không bị lạc lõng.
Biểu hiện của sự kì thị đối với người Thanh Hóa- ảnh minh họa
Đứng trước một hiện tượng lạ trong xã hội, một cái khác biệt so với số đông, hầu hết ta đều có xu hướng đưa ra cái nhìn thiếu thiện cảm, thay vì việc tìm hiểu để nhận thức đúng về nó.
Hiện nay trong xã hội, có cộng đồng LGBT bao gồm những người đồng tính, song tính và chuyển giới đang phải chịu sự kì thị và phân biệt đối xử rất lớn của xã hội. Xã hội coi họ như những người không bình thường, thậm chí có rất nhiều người còn nghĩ đồng tính là một căn bệnh. Đã từ rất lâu, tổ chức y tế thế giới WHO đã loại đồng tính ra khỏi danh sách những căn bệnh nhưng dường như không mấy ai biết được thông tin này. Khi biết một người nào đó là người đồng tính, hoặc thấy một thông tin nào đó liên quan đến người đồng tính thay vì việc tìm hiểu về họ, mọi người có xu hướng tránh xa.
Xu hướng đi theo số đông và làm theo những khuôn mẫu đã định sẵn trong xã hội khiến con người ta bị gò bó và khó có thể vượt qua những rào cản đó. Có thể bạn muốn tìm hiểu, muốn tiếp xúc và hòa nhập cùng những người đồng tính nhưng bạn lại sợ dư luận xã hội, bạn lại vấp phải những rào cản về định kiến do số đông đưa ra và cuối cùng là có những suy nghĩ và hành động như số đông.
Sống không kì thị (internet)
Anh Nguyễn Trần Đại Hải - thành viên ban điều phối của tổ chức ICS, tổ chức thúc đẩy và bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam. Anh Hải đã chia sẻ: “Chính sự định kiến và kì thị của mọi người trong xã hội đã khiến những bạn đồng tính phải sống trong sợ hãi, và im lặng. Họ bị chính những người thân yêu nhất của mình ghét bỏ, xa lánh. Họ sống khép kín và không dám sống đúng với giới tính thật của mình. Thậm chí có rất nhiều bạn còn nghĩ mình bị bệnh như mọi người xung quanh vẫn nói”.
Rất nhiều người nói rằng văn hóa truyền thống của Việt Nam không thể chấp nhận được sự khác biệt mà những người đồng tính mang lại khi họ có xu hướng tình cảm và tình dục khác so với những người xung quanh. Và khi được hỏi về điều này, anh Hải đã rất thẳng thắn trả lời: “Tôi không thấy một nền văn hóa nào lại dạy con người ta phải kì thị người khác mà đặc biệt trong văn hóa của Việt Nam thì yêu thương con người “lá lành đùm lá rách” luôn là một trong những truyền thống đi đầu”.
Yêu thương đùm bọc lẫn nhau luôn là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Vậy tại sao chúng ta lại kì thị người khác? Những sự khác biệt tồn tại xung quanh chúng ta là một phần không thể thiếu, nó tạo nên nét đa dạng độc đáo trong cộng đồng. Thay vì kì thị và phân biệt đối xử, chúng ta nên học cách chấp nhận sống chung với nó và tôn trọng sự đa dạng vốn có của tự nhiên.
Phạm Thị Thùy Dung
Truyền hình K31A1
Truyền hình K31A1
Cùng chuyên mục
Bình luận