“Ai là thủ phạm?” – tác phẩm “bất tử” của kịch gia Lưu Quang Vũ
(Sóng trẻ) - Thời gian có thể làm đổ nát một thành trì, xóa nhòa những giá trị từng hiện hữu nhưng dường như không không đủ sức mạnh để khiến tác phẩm của Lưu Quang Vũ trở nên lỗi thời. “Ai là thủ phạm” được nhà soạn kịch tài hoa viết cách đây đã 30 năm nhưng thông điệp của nó thì vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hiện đại.
Một cảnh trong vở "Ai là thủ phạm"
Kịch làm khán giả cười, khóc hoặc trầm ngâm thì nhiều nhưng đạt tới mức khán giả cảm thấy như bản thân mình đang hiện diện trong vở kịch thì không phải vở diễn nào cũng làm được. Thế nhưng “Ai là thủ phạm” do nhà hát Tuổi trẻ dựng dựa trên kịch bản của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ lại làm được điều đó.
NSƯT Chí Trung là đạo diễn
Câu chuyện của những tháng ngày bao cấp ở một khu tập thể tưởng
như chẳng có gì đáng nói, chẳng có gì hấp dẫn vậy mà dưới con mắt tài hoa của
nhà biên kịch biết bao vấn đề của cuộc sống cứ hiện lên rõ mồn một. “Quân khu
Phượng Hoàng” với những mảnh đời nhỏ lẻ nhưng mỗi người là một tính cách một số
phận có kẻ chỉ biết nịnh hót cấp trên, có kẻ quanh năm chỉ đi kiện tụng, gây
chia sẻ, có kẻ hách dịch vì làm cán bộ,…
Vở kịch có sự góp mặt của NSƯT Minh Hằng
Nhưng số phận đa dạng dưới những vỏ bọc khác nhau, người xấu
thì nghi oan cho người tốt còn những người xung quanh chỉ biết nhìn vào vẻ bề
nài. Ở khu tập thể đó có những đứa trẻ từng nan nãn nhưng nay đã nhanh
chóng hư hỏng. Tại sao chúng hư hỏng ư? Chúng thay đổi ư? Vì người lớn đã thay
đổi mặc cho người lớn có những vỏ bọc hoàn hảo đến đâu thì những đứa trẻ đã lớn
kia vẫn có thể nhận ra. Có một đứa trẻ vì thất vọng trước sự thay đổi của bố
mình mà chuyển sang ăn chơi đua đòi, cờ bạc đến nợ nần mà phải đâm người cướp của.
Diễn viên trẻ Thanh Sơn vai nam chính
Hành trình đi tìm ai là kẻ đâm người nhưng thực chất là hành
trình đi tìm ai là thủ phạm. Thủ phạm là ai? Đó là những đứa trẻ được nuông chiều
hay là những bậc cha mẹ đã không làm gương cho con cái hay thủ phạm là một cái
gì đó rộng lớn hơn mà chúng ta khó có thể nào lý giải được.
Xen giữa những tình tiết gây cười thâm thúy, những cao trào
của vở kịch là một tình yêu đẹp vượt lên trên dị nghị và dư luận. Vở kịch mở đầu
và kết thúc bằng một sáng tác của thi sĩ Xuân Quỳnh với tựa đề: “Chuyện cổ tích
về loài người”.
Bài và ảnh: Quang Đức