Ảnh báo chí – chuyện chưa kể

(Sóng trẻ) - Sự bùng nổ của Internet trong thời gian qua đã tạo ra những thay đổi cho ngành ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng. Nó đặt ra cho những phóng viên ảnh những thử thách và những yêu cầu mới. Cùng lắng nghe những câu chuyện, những trải nghiệm đến từ thực tế từ phóng viên ảnh kỳ cựu của hàng thông tấn nổi tiếng, đến những phóng viên ảnh tay ngang hay những cảm xúc thật của nữ phóng viên ảnh mới bước vào nghề.       

Hoàng Đình Nam – là phóng viên ảnh kỳ cựu của hãng thống tân AFP của Pháp tại Việt Nam từ năm 1982. Gắn bó với nhiếp ảnh trong suốt 35 năm qua mặc dù với xuất phát điểm là một người biên dịch, không được học các kỹ năng về nhiếp ảnh. Hơn 3 thập kỷ qua, ông đã ghi lại những chuyển biến mang tính lịch sử của đất nước, có mặt tại nhiều điểm nóng trong nước và quốc tế để chụp lại những bức ảnh quý giá.  

Ông được biết đến là người phóng viên ảnh đầu tiên ở Việt Nam sử dụng máy ảnh số, có được máy số công việc tác nghiệp bớt cực nhọc hơn: “Năm 2000 tôi may mán được hãng cấp cho cái máy số, sau một thời gian đó tôi được đổi sang máy D30, nhưng vì dung lượng ít nên chụp rón rén lắm, đến những lúc gay cấn, nhìn thấy chi tiết đắt phải nhìn xem còn bao nhiều hình nữa”.

Công việc của một phóng viên ảnh ở một hãng thông tấn lớn và lâu đời nhất thế giới đòi hỏi tính tự giác rất cao và chuyên nghiệp: “Bạn bè, đồng nghiệp thỉnh thoảng có hỏi tôi, hàng tháng hãng có quy định phải có bao nhiều bức ảnh không? Và câu trả lời là: Không, tuy nhiên mỗi phóng viên phải đề tự cao tính tự giác, phải chạy theo thời sự, những ngày thường không chạy thời sự thì phải làm ảnh mảng đời thường”. 

Ông cũng chia sẻ chân thành đặc thù của phóng viên ảnh không chỉ đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo mà còn phải luôn tự tạo cho mình nguồn cảm hứng: “Nếu là một phóng viên ảnh chăm chỉ thì làm không hết việc đâu (cười). Nhưng đúng là, nhiều khi quan trọng nhất phải tìm ra được ý tưởng mới và lạ, chụp ảnh phải có hứng, có lần xách xe máy đi chẳng chụp được bức nào ưng ý, nhưng có hôm chỉ đi mất trăm mét mà ảnh với câu chuyện cứ ùa đến”.

Bên cạnh đó, từ trải nghiệm thực tế với hơn 30 năm trong nghề, ông đúc rút được kinh nghiệm quý báu: “Phóng viên ảnh cần rèn luyện để có kỹ năng phán được tình huống , dự đoán được tâm lý nhân vật, dự đoán được nhân vật sẽ làm gì. Là phóng viên ảnh cũng đừng ngồi văn phòng chờ quyết định, mặc dù có những lúc mình cũng phải đọc tài liệu suy ngẫm, nhưng đã là người làm hình ảnh phải tiếp xúc với thực tế”.

9eb1794fe_ht_04.png


Quỳnh Trang – Phóng viên ảnh của báo điện tử Zing.vn với điểm xuất phát không phải là người đam mê ảnh, tuy nhiên ảnh báo chí đã đến với cô như một cái duyên: “Ban đầu sở thích của Trang không phải ảnh báo chí mà là truyền hình, năm đầu trượt truyền hình, Trang đã chuyển sang học khoa văn của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, sau 1 năm được tiếp xúc với internet và xem rất nhiều ảnh của chị Hà Kin, từ đam mê của chị ấy đã tiếp thêm cho mình động lự quyết tâm thi vào chuyên ngành Báo ảnh, khoa Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền”. 

Tuy nhiên suốt 3 năm đầu học Trang chưa có nhiều cảm hứng về nghề, đến năm cuối Trang đã may mắn gặp được người thầy truyền cho mình những cảm hứng về nghề nghiệp: “Sau 3 năm mất phương hướng, mình rất may mắn được học thầy James Dương, thầy đã truyền kinh nghiệm làm nghề và mình được cùng thầy đi thực hành, nhân đây mình muốn gửi lời cảm ơn đến Thầy”. 

Ra trường làm trái ngành hơn nửa năm nhưng sau đó cơ duyên lại đưa Trang tiếp tục theo đuổi đam mê ảnh: “Mình phải làm hành chính văn phòng hơn nửa năm cho đến khi Zing.vn có đợt tuyển phóng viên thời sự, mình nộp đơn để thử sức. Khi được anh Ngô Việt Anh – Tổng biên tập báo Zing hỏi em thích gì ở đây nhất, mình có nói là thích chụp ảnh, anh Nguyễn Hoàng Hà là trưởng ban ảnh của Zing có nhìn một số bức ảnh và đã tạo cơ hội cho mình thử sức”.

Trong 6 tháng đầu Trang tâm sự rất vất vả để bắt nhịp công việc của phóng viên ảnh, cô cảm thấy bản thân là nữ giới trong chụp ảnh thiệt thòi hơn so với các nam phóng viên ảnh: “Mình không có nhiều đồng nghiệp nữ, một số đề tài không thể tác nghiệp cùng với bạn nam được nên hầu hết đi làm bài đều đi một mình, đôi lúc cảm thấy cô đơn. Có những đề tài nguy hiểm kể ra có thêm đồng nghiệp đi cùng sẽ dũng cảm làm bài chất lượng hơn”.

9eb1794fe_ht_03.png

Bên cạnh thiệt thòi đó, Trang cũng tự nhận thấy mình may  mắn vì có những người truyền cảm hứng nghề đúng thời điểm: người Thầy, các anh chị trong ban, và đặc biệt là được làm việc trong môi trường đề cao ảnh báo chí: “Nếu không phải là Zing.vn thì không biết mình có được thoải mái làm nghề mình yêu thích và sáng tạo như ngày hôm nay không”.

Nguyễn Tiến Anh Tuấn: Cơ duyên đưa anh theo đuổi nghề ảnh và hiện tại là ảnh báo chí xuất phát từ lần anh rơi vào tình trạng thất nghiệp, cách đây tròn 10 năm: “Ban đầu tôi không hề thích chiếc máy ảnh và không hề thích chụp ảnh, cách đây 10 năm tôi đang trong tình trạng thất nghiệp, người anh trai đã cho tôi chiếc máy ảnh. Từ đấy, tôi bắt đầu đi chụp và kiếm sống bằng chiếc máy ảnh đó. Sau khoảng 2 năm, có một người anh làm phóng viên ảnh Thông tấn xã đã truyền cho tôi cảm hứng về ảnh báo chí là gì? và hướng tôi đến với ảnh báo chí”.

Năm 2011 bắt đầu khởi điểm với trang tin 24h.vn, được 6 tháng, anh chuyển qua làm không lương, vừa làm vừa học hỏi nhờ mối gặp gỡ cơ duyên với Nhà báo Nguyễn Hoàng Hà (Hiện đang là trưởng ban ảnh báo điện tử Zing.vn): “Tôi may mắn quen anh Hà và anh có hỏi về Vnexpress làm với anh không. Tôi nghĩ đây là cơ hội rất lớn, tôi nhận lời và làm không lương 1 năm rưỡi ở đó. Thời điểm đó tôi xác định là phải học việc từ những người anh đi trước, tôi cứ đi theo họ, họ làm gì tôi làm đấy, sau khi đã thành thói quen, tôi sẽ làm những cái khác họ và định hình mình có gì trong tay và có những gì khác biệt so với đồng nghiệp khác”.

Đến năm 2013, anh chuyển sang làm bên báo điện tử Zing.vn, những sự kiện lớn: Sea game, Obama sang thăm Việt Nam… anh đều được toà soạn cử đi tác nghiệp, bên cạnh những tác phẩm làm cho tòa soạn, anh còn xây dựng những tác phẩm là của riêng mình: “Sẽ phải tìm tòi sự sáng tạo trong nhiếp ảnh để làm những cái khác biệt, khi đó mình mới định hình mình là ai trong làng báo”, anh Tuấn bộc bạch.

Các tác phẩm của anh càng ngày được biết đến rộng rãi sau khoảng thời gian làm việc ở 2 tờ báo lớn là Vn.Express và Zing.vn. Anh đã không ít lần bị đe dọa, bắt xóa ảnh trong quá trình tác nghiệp, xử lý được những tình huống đó đòi phóng viên ảnh nài kỹ năng tác nghiệp, cần có những mẹo, kỹ xảo: “Với một người phóng viên ảnh trong máy ảnh của tôi bao giờ cũng có 2 khe cắm thẻ nhớ và phần mềm khôi phục ảnh khi bị format”. Anh Tuấn cho biết thêm.

9eb1794fe_hien_ham_remake.png

Maika Elan là một nhiếp ảnh gia tư liệu chuyên về các vấn đề xã hội và hiện đang đảm nhiệm vai trò biên tập ảnh cho tạp chí Forbes Việt Nam.

 Bắt đầu với công việc chụp ảnh thời trang từ năm 2008 – 2010, sau đó Maika chuyển sang chụp ảnh tư liệu với thành công ngay từ bộ ảnh đầu tay “The Pink Choice” dành Giải Nhất hạng mục Vấn đề đương đại của Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới 2013. 

So với các phóng viên ảnh tại các tòa soạn báo, Maika nhận tự nhận: “Tôi may mắn ít phải chịu áp lực hơn so với những phóng viên của các cơ quan báo chí, do mình chụp ảnh tư liệu và hầu hết là dự án cá nhân, mình thích và thấy cần thiết phải thực hiện thì sẽ làm”

Từng chụp rất nhiều thể loại ảnh khác nhau, Maika nhận thấy mỗi thể loại ảnh đều đem đến cho cá nhân cô những kỹ năng khác nhau: “Ví dụ như chụp thời trang bạn sẽ tiến bộ về thẩm mỹ, về ánh sáng…khi chụp quảng cáo bạn sẽ được học cách làm việc với một team lớn và chuẩn bị mọi thứ một cách hoàn hảo, phải được lên kế hoạt từ trước…”

“Chụp ảnh tư liệu phải rất chăm chỉ, quãng thời gian 20 -30 tuổi tôi cứ đi ra đường và chụp rất nhiều ảnh nhưng chẳng để làm gì cả, nhưng từ đó cũng giúp ích cho mình khả năng quan sát và phát hiện vấn đề”, Maika chia sẻ từ trải nghiệm của bản thân. 

Thực hiện nhiều bộ ảnh tư liệu và phải tiếp xúc với nhiều vấn đề, Maika đã rút ra được bí quyết để gần gũi và tiếp cận nhân vật dễ dàng hơn: “Với cá nhân tôi, điều tiên quyết để thuyết phục nhân vật cởi mở hợp tác với mình đó là sự trân thành. Mình phải nói cho họ hiểu rất là rõ mục đích việc mình làm”. 

9eb1794fe_ht_01.png

“Nhiếp ảnh hiện tại với tôi như một công cụ để đi sâu vào những câu chuyện và bình thường nếu không có máy ảnh chắc chắn tôi sẽ không bao giờ tiếp cận được tới. Cái máy ảnh hay ở chỗ nó đã đưa tôi đến với nhân vật và đồng thời nó là cái lá chắn, nhân vật nhìn vào ống kính và không nhìn trực tiếp vào tôi, giúp cho nhân vật hiện bản thân một cách tự nhiên nhất và dũng cảm chia sẻ câu chuyện của họ.”, Maika chia sẻ.

Đôi khi có những câu chuyện bạn kể nó bằng lời thì sẽ khó để hình dung và thay vào đó hãy kể nó bằng những bức ảnh để kích thích trí tưởng tượng trong mỗi người. 

Bài: Hà Hiền
Thiết kế: Hoàng Tiến

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Các nhà lãnh đạo khí hậu: COP không còn phù hợp, cần cải cách

Các nhà lãnh đạo khí hậu: COP không còn phù hợp, cần cải cách

Tin nổi bật4 giờ trước

(Sóng trẻ) - Ngày 15/11, một nhóm cựu lãnh đạo và chuyên gia về khí hậu cho biết các cuộc đàm phán về khí hậu thường niên của Liên hợp quốc (COP) không còn phù hợp với mục đích và cần phải được cải tổ. Gần 200 quốc gia đã họp tại Baku, Azerbaijan nhằm

EU “bật đèn xanh”cho loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer mới 

EU “bật đèn xanh”cho loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer mới 

Tin nổi bật4 giờ trước

(Sóng trẻ) - Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) chính thức khuyến nghị cấp phép cho thuốc Leqembi để điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn đầu. 

Conan O’Brien dẫn dắt Lễ trao giải Oscar lần thứ 97

Conan O’Brien dẫn dắt Lễ trao giải Oscar lần thứ 97

Tin nổi bật4 giờ trước

(Sóng trẻ) - Conan O'Brien sẽ dẫn dắt lễ trao giải Oscar 2025, thay thế cho MC Jimmy Kimmel - người đã đảm nhận vị trí này trong 2 năm trước đó.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN