Bác Hồ trong ký ức người lính hải quân

(Sóng trẻ) -Trong những ngày tháng Năm của lịch sử, ký ức về Bác Hồ lại trào dâng trong tâm trí người lính hải quân năm nào. Cầm trên tay những bức ảnh, lần giở lại ký ức, cụ Ngô Ngọc Khuông (1940) - Nguyên Thượng sĩ điện công trên tàu Hải Lâm không cầm được nước mắt, bùi ngùi xúc động nhớ lại những lần gặp Bác.

10 năm phục vụ trên tàu Hải Lâm – tàu gỗ do Mao Trạch Đông tặng Bác nhân dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 (9-1960), cụ Khuông nhiều lần được giao phó thực hiện nhiệm vụ đưa đón Bác Hồ, các lãnh tụ, cán bộ cấp cao trong và ngoài nước. Như được sống lại những năm tháng còn hoạt động trên tàu Hải Lâm, trong chớp nhoáng là ánh mắt sáng rực của chàng trai trẻ ngày đêm bám biển. Lần theo mạch cảm xúc, cụ Khuông kể về 3 lần được gặp và phục vụ Bác trên tàu Hải Lâm:

Bác Hồ và “đôi hài ngàn dặm”

Cầm trên tay bức ảnh ghi rõ ngày tháng, tay chỉ vị trị của mình, cụ nói: “Đây là bức ảnh kỷ niệm của các cán bộ, chiến sĩ tàu số 126 và 129 thuộc phân đội 1, đoàn 130, cục Hải quân chụp chung với Bác Hồ và bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Thủ tướng Chu Ân Lai) trên tàu Hải Lâm khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Bác trong chuyến đi thăm Vịnh Hạ Long ngày 15-3-1961”. Đây cũng là lần đầu tiên trên tàu Hải Lâm, cụ Khuông được gặp Bác, được nghe và học từ Bác những điều nhỏ nhặt nhất.

Bức ảnh chụp cùng Bác ngày 15-3-1961. Trong ảnh, cụ Ngô Ngọc Khuông đứng bên tay trái Bác, cách 1 người (có đánh dấu). (NVCC)
Bức ảnh chụp cùng Bác ngày 15-3-1961. Trong ảnh, cụ Ngô Ngọc Khuông đứng bên tay trái Bác, cách 1 người (có đánh dấu). (NVCC)

Bác Hồ trong ký ức của chàng trai trẻ 20 tuổi khi ấy là một người giản dị - “như người nông dân”, “như người cha trong gia đình” và “không bao giờ quan cách với ai”. Nhớ về Bác như nhớ về người cha ông hằng tôn kính, cụ Khuông nhớ mãi câu chuyện về đôi dép cao su của Bác – đôi dép đã đi cùng Bác bôn ba khắp mọi nơi để rồi đi vào dấu son lịch sử “đôi hài ngàn dặm”.

Cụ kể rằng, 8 giờ sáng ngày 15-3-1961, Bác Hồ cùng bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ thủ tướng Chu Ân Lai) lên tàu Hải Lâm, xuất phát từ cảng Hải Phòng đi thăm quan Vịnh Hạ Long. Vừa xuống tàu, Bác hỏi ngay đồng chí thuyền truyền Nguyễn Hữu Tiến về nội quy của tàu rồi vui vẻ tháo dép để ngoài boong, mặc sự can ngăn của các đồng chí cảnh vệ. Bác nói: “Xuống tàu thì mọi người phải tuân thủ nội quy của tàu chứ?”.

“Lúc này các đồng chí cảnh vệ lo lắm. Sợ ai đi qua hoặc sóng đánh tàu nghiêng ngả làm dép Bác rơi xuống nước nên cứ đứng vây quanh bảo vệ đôi dép của Bác”. Biết ý các đồng chí cảnh vệ lo lắm, lại chưa quen nghề sông nước, cụ Khuông ngỏ ý thay các đồng chí cảnh vệ giữ gìn đôi dép của Bác cẩn thận cho đến khi tàu cập bến. Cầm đôi dép cao su của Bác trên tay, “tôi vui sướng vô cùng” – cụ bộc bạch.

Cả thế giới ca ngợi đức tính giản dị của Bác một phần cũng nằm trong đôi dép cao su này. Cụ Khuông nhớ như in hình ảnh đôi dép của Người, dép mòn đến nỗi trơ hết sợi vải bọc cao su, hai quai to đằng trước một quai nhỏ đằng sau, đóng đinh vào đế dép, chỉ cần lôi nhẹ một tí là đứt, dép cắt không dầy lắm, rất vừa chân Bác. 14 năm vượt biển, băng rừng cùng đôi dép cao su đã cũ (tính từ năm 1947 đến năm 1961), nhiều lần các đồng chí cảnh vệ đề nghị Bác thay đôi dép khác, Bác cứ khất lần: “Dép còn đi được hãy cứ đi, đất nước ta còn nghèo phải giúp đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược thống nhất Tổ quốc”.

Thương Bác bao nhiêu, nhớ Bác bao nhiêu, chúng ta chỉ còn một cách duy nhất là học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhớ mãi năm ấy...

“Chúng tôi đã được đón khách quốc tế nhiều lần, nhưng chuyến đi này đặc biệt quan trọng, chúng tôi chú ý từng giây từng phút” – Cụ Khuông kể.

Bức ảnh chụp trong lần đón Bác và anh hùng vũ trụ German Titốp ngày 22-1-1962. Trong ảnh, Ngô Ngọc Khuông đứng ở hàng thứ 2 (có đánh dấu). (NVCC)
Bức ảnh chụp trong lần đón Bác và anh hùng vũ trụ German Titốp ngày 22-1-1962. Trong ảnh, Ngô Ngọc Khuông đứng ở hàng thứ 2 (có đánh dấu). (NVCC)

Ngày 22-1-1962, Bác Hồ và Anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô – Thiếu tá German Titốp đi tàu du lịch Hải Lâm ra thăm Vịnh Hạ Long và đồng bào, chiến sĩ vùng Đông bắc Tổ quốc. Chở Bác và đồng chí Titốp trên tàu, Cụ Khuông được lệnh cho máy chạy hết tốc độ, bảo đảm máy tuyệt đối an toàn, thấy có bóng người, cụ Khuông nhanh chóng ra cầu thang chân máy, nhận ra Bác, cụ Khuông nhanh chóng chạy ra đỡ Bác. Từng trải nghề sông nước, Bác đưa tay ra hiệu không lo. Bác chăm chú quan sát khoang máy một lượt, rồi dơ hai ngón tay cái ra hiệu máy chạy tốt vì “ lúc này ở trong khoang máy hai máy 3D12 chạy hết tốc độ, nếu nói là không nghe được, Bác phải ra bằng ký hiệu mới biết” – cụ Khuông giải thích.

Đến 11 giờ tàu thả neo nghỉ trưa để Bác và khách ăn cơm trưa trên tàu, Bác vui vẻ nói: “Hôm nay cho đồng chí thuyền trưởng ăn cơm và tiếp khách với Bác”. Sau khi cơm nước đã bưng lên đầy đủ, Bác mời khách vào bàn chuẩn bị ăn cơm, Bác tự tay mở bia rót vào từng cốc. Chưa kịp chào mời, đồng chí thuyền trưởng cầm ngay cốc bia định uống, Bác bảo: “Ây. Khoan đã. Để Bác còn mới khách!”. Không một lời chê trách, Bác hiểu, có lẽ vì quá lo lắng với trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho chuyến đi nên bất chợt quên những lễ nghi này.

Suốt hành trình, Bác luôn tươi cười, gần gũi với mọi người. Riêng với German Titốp – người Bác yêu quý nhất, Bác chiều chuộng, yêu thương, tình cảm ôm ấp như cha con trong gia đình. “Đón Titốp là để cảm ơn và nhớ lại đất nước Liên xô anh hùng, nhớ công ơn của Đảng, của C.Mác của V.I.Lênin, của nhân dân Liên Xô đã chắp cánh cho Bác đi tìm thành công cho con đường cách mạng, giải phóng dân tộc. Nước Việt Nam đã được thống nhất độc lập tự do, người dân Việt Nam chúng ta đang được sống trong cảnh hòa bình ấm no hạnh phúc sung sướng như thế này. Nhớ đừng quên công ơn to lớn của Đảng của Bác…” – Cụ Khuông nói.

In sâu hình bóng Bác

7 năm trước ngày Bác đi xa, cụ Khuông đã có dịp được phục vụ Bác. Ngày 13-11-1962 trên tàu du lịch Hải Lâm, Bác Hồ đi thăm đồng bào và chiến sĩ ngoài biền đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc và cũng là để kiểm tra tình hình diễn tập giữa các quân binh chủng khu Đông Bắc.

Hình ảnh người cha già của dân tộc đã in sâu trong tâm trí của mỗi người con đất Việt. Bác xuất hiện trong bộ trang phục thể hiện phong cách giản dị của Người. Cụ Khuông nhớ như in: “Vẫn thấy Bác đội chiếc mũ cát, chân đi chiếc dép cao su cũ, làm từ năm 1947 giản dị, toàn bằng vải nhuộm màu gụ cắt kiểu nông dân”.

Bức ảnh chụp tại cảng Vạn Hoa, tỉnh Quảng Ninh lúc 11 giờ ngày 13-11-1962. Trong hình, Ngô Ngọc Khuông đứng hàng đầu, ngoài cùng, bên phải. (NVCC)
Bức ảnh chụp tại cảng Vạn Hoa, tỉnh Quảng Ninh lúc 11 giờ ngày 13-11-1962. Trong hình, Ngô Ngọc Khuông đứng hàng đầu, ngoài cùng, bên phải. (NVCC)

Trước đó, cụ Khuông từng vinh dự được đón Bác Hồ về thăm trường  Sĩ quan chỉ huy Kỹ thuật Hải quân (nay là Học viện Hải quân) vào 30-3-1959.

Nhìn lại những bức ảnh chụp chung cùng Bác, cụ Khuông không thể nào ngăn được nước mắt, bùi ngùi xúc động: “Mới hôm nào đây, được Bác gọi vào ngồi gần Bác, được ăn cơm, được tiếp khách cùng Bác, thoắt đến nay đã 60 năm (kể từ lần đầu tiên gặp Bác vào 30-3-1959) , đất nước và con người Việt Nam tiến bộ, đổi thay quá nhiều. Độc lập tự do, đất nước chủ quyền được giữ vững, toàn dân được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhờ ơn Bác Hồ kính yêu, tất cả là nhờ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác”.

Được gần Bác, học Bác từ những gì nhỏ nhất là điều cụ Khuông trân trọng và khắc ghi. “Theo lời Bác dạy, các chú đã là người cách mạng thì các chú phải làm cho bằng được, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” để hoàn thành nhiệm vụ của người chiến sĩ cách mạng, người đầy tớ của nhân dân” – cụ Khuông chia sẻ.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN