Ý thức khi đi lễ chùa đầu năm của giới trẻ

 

(Sóng Trẻ) - Trên mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh rất phản cảm của một bạn nữ ngồi lên cột thỉnh chuông trong chùa. Hình ảnh khiến chúng ta phải xem xét vấn đề về văn hóa đi lễ chùa của một bộ phận giới trẻ.

 

Sau Tết Nguyên Đán, nhiều ngày hội lớn, lễ chùa đã được tổ chức. Bên cạnh những hình ảnh đẹp, những người thể hiện lòng thành kính của mình với thần phật thì còn có những người trẻ thiếu ý thức. Ăn mặc quá hở hang, hành động phản cảm, cười đùa chạy đuổi trong chốn ling thiêng,…


 

Hành động thiếu văn hóa của bạn trẻ tại chùa


Giới trẻ thiếu ý thức, trách ai?

 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng – Phó trưởng khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận định, việc thiếu văn hóa trong ứng xử nơi công cộng do nhiều lí do phát sinh. Các bạn trẻ quá đề cao cái tôi cá nhân và cho rằng lên chùa làm gì cũng được. Họ quên mất chốn tâm linh cũng cần chuẩn mực riêng.

 

Tiếp nữa, nhiều bạn trẻ hành động mà không ý thức được hành vi của mình gây phản cảm cho cộng đồng, thiếu kiến thức và trình độ hiểu biết văn hóa.

 

Nài ra, công tác quản lý của ban tổ chức tại đền chùa còn chưa tốt và cộng đồng ngại phiền, ngại nhắc nhở cũng là lí do khiến những hình ảnh xấu tại lễ hội diễn ra.


 

Có văn hóa khi đi lễ chùa cũng là cách giữ gìn tín ngưỡng dân tộc


Văn hóa lễ chùa: Thế nào là đúng?


Trước đây, ông cha ta đi lễ chùa thường khăn xếp áo the, chân đi guốc mộc. Phụ nữ mặc mớ ba mớ bảy, tứ thân hoặc áo dài, đội khăn mỏ quạ. Đây đều là những phục trang thể hiện sự thanh lịch, chỉnh tề.

 

Ngày nay, không chỉ các bạn trẻ mà tất cả mọi người đi đền chùa cần ăn mặc tươm tất, gọn gàng, tôn trọng tín ngưỡng. Quần áo không được hở hang, gây phản cảm. Xưng hô lễ phép, thưa gửi với nhà sư phải chắp tay búp sen. Nài ra, một số ứng xử trong đền chùa cần lưu ý khác như không cắm hương tùy tiện, không để hương tắt, lối ra vào cổng Tam quan chùa,...

 

Một tháng hội chùa trôi qua, chúng ta lại thấy những hiện tượng còn tồn tại, rút ra nhiều bài học cho riêng mình về văn hóa ứng xử. Đi lễ chùa cần nhất là cái tâm, một nơi để tâm hồn tĩnh tại và cầu bình an cho người thân, gia đình. Dẫu nhịp sống hiện đại như thế nào, cũng không thể đánh mất tín ngưỡng ấy. 


Thu Hà 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN