Bài học đắt giá cho giới trẻ từ câu chuyện của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia

(Sóng trẻ) - Dịp lễ 2/9, thay vì bày tỏ niềm tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc, nam sinh từng giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia lại có phát ngôn thiếu cẩn trọng trên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận.

Lễ Quốc khánh 2/9 hàng năm là dịp để mỗi người dân Việt Nam bày tỏ niềm tự hào đối với quê hương đất nước, bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng đối với thế hệ cha ông đã đấu tranh giành lại độc lập, tự do của Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, chúng ta phải chứng kiến một câu chuyện đáng buồn về nam sinh từng giành vòng nguyệt quế trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia - Chu Ngọc Quang Vinh.

nam-sinh.jpg
Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia Chu Ngọc Quang Vinh. (Ảnh: VTV)

Cụ thể, vào tối ngày 1/9, tài khoản Facebook mang tên Quang Vinh đăng tải bài viết với quan điểm gây tranh cãi. Quang Vinh cho rằng những nội dung được giảng dạy ở trường học "không hoàn toàn là sự thật". Đồng thời bày tỏ mơ ước sống và làm việc ở nước ngoài, coi đó là mục tiêu lớn nhất của mình thay vì cống hiến cho tổ quốc. Bài viết nhanh chóng gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng mạng, bởi những quan điểm này thể hiện sự vô ơn đối với lịch sử, coi nhẹ giá trị của giáo dục và truyền thống dân tộc.

Sau khi nhận được phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng về những phát ngôn của mình, Quang Vinh chính thức lên tiếng xin lỗi và tuyên bố nhận hoàn toàn trách nhiệm. Nam sinh thừa nhận mình nông cạn và thiếu hiểu biết, đồng thời bị "dắt mũi" bởi những tư liệu không chính xác và mang tính ác ý. Quang Vinh cũng khẳng định rằng mình vẫn là một người yêu thích việc đọc về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc.

Câu chuyện trên cho thấy việc tuyên truyền và giáo dục lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách. Từng có thời điểm lịch sử bị xem là dài dòng, khô khan và học thuật, nhưng sau nhiều tranh luận về việc đổi mới cách truyền đạt kiến thức lịch sử, chúng ta có thể nhận ra một số thay đổi tích cực. Việc những kiến thức lịch sử được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội chính là minh chứng cho sự thay đổi này.

Thế hệ Gen Z  -  Alpha không chỉ học lịch sử thông qua những tài liệu truyền thống như sách giáo khoa, sách sử dày hàng trăm trang, thay vào đó, họ tiếp cận nhiều thông tin về lịch sử của các nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Dạo quanh các trang mạng xã hội, có không ít trang Fanpage cung cấp nội dung và kiến thức liên quan đến lịch sử thu hút đông đảo lượt theo dõi, các bài đăng luôn chứa hàng nghìn lượt tương tác, bình luận.

unnamed.png
Có không ít trang fanpage cung cấp nội dung và kiến thức liên quan đến lịch sử thu hút đông đảo lượt theo dõi. (Ảnh: Chụp màn hình)

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng là "con dao hai lưỡi" bởi trong bối cảnh bùng nổ thông tin, các thế lực thù địch dễ dàng "tiêm nhiễm" tư tưởng sai lệch đến giới trẻ. “Dùng mạng xã hội để đọc và tìm hiểu lịch sử là tốt nhưng phải có kiến thức xem bài đó có đúng không, có xuyên xuyên tạc lịch sử hay có tư tưởng phản động không?”, tác giả cuốn “Việt Nam diễn nghĩa” -  PGS. TS Cao Văn Liên chia sẻ.

Mạng xã hội chứa nguồn thông tin bao la vô tận, do vậy, không thể tránh khỏi các thông tin bịa đặt nhằm xuyên tạc lịch sử Việt Nam hay những kiến thức về lịch sử lại được “lên kịch bản” bởi những người không chuyên. Từ đó dẫn đến hiện tượng “lật sử”, thậm chí trở thành biến tướng lịch sử của Việt Nam. 

z5796923340090_6f8e8f8ba863f169b3f4671f32b9bed9.jpg
Nhiều nội dung xuyên tạc về lịch sử trên nền tảng Tiktok. (Ảnh: VTC News)

Trường hợp như Chu Ngọc Quang Vinh cũng không phải là lần đầu tiên. Gần đây, nhiều người nổi tiếng đã trở thành tâm điểm chỉ trích liên quan đến những phát ngôn thiếu chuẩn mực, thậm chí mang tính phản động. Bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ bị "đào lại" quá khứ biểu diễn dưới cờ của chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ.

Những sự việc đáng tiếc trên cho thấy việc giáo dục truyền thống yêu nước ngày càng trở nên cấp thiết. Giáo dục lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ cần ưu tiên của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại đang trải qua nhiều biến động và thay đổi về giá trị đạo đức, tư tưởng, và lối sống.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN