Bánh chưng và bánh tét có gì khác biệt?

(Sóng trẻ) – Bánh chưng, bánh tét là những loại bánh đặc trưng vào ngày Tết của người Việt Nam. Chúng ta luôn biết rằng bánh chưng thường được ăn nhiều ở miền Bắc, và đối với miền Trung, miền Nam là bánh tét. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai loại bánh này, có lẽ còn nhiều người chưa thực sự rõ.

7b7069785_anhdaidien.jpg

Nguồn gốc bánh chưng

Theo ông cha ta, bánh chưng có từ đời Vua Hùng. Chuyện kể, Vua Hùng đời thứ sáu muốn tìm người tài kế vị, đã triệu các hoàng tử lại, truyền rằng ai tìm được lễ vật hợp ý vua dâng lên tổ tiêng thì sẽ được truyền ngôi.. Các hoàng tử đều đua nhau đi tìm của nn vật lạ khắp nơi. Duy chỉ có hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, do mẹ mất sớm, không có người giúp đỡ nên không biết xoay sở ra sao.

7b7069785_anh1.jpg

Bánh chưng được cho là có từ thời Vua Hùng thứ 6 (Ảnh: Internet)

Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc nài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành". Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời của vị Thần. 

Tới ngày hẹn, chàng dâng lên hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy, khác hẳn với những món sơn hào hải vị do các hoàng tử khác mang tới. Vua Hùng lấy làm lạ nên hỏi, Lang Liêu bèn kể chuyện về giấc mộng cho Người biết. Hùng Vương nếm thử thấy bánh nn, có ý nghĩa sâu sắc, rất hợp ý nên đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó về sau, bánh chưng cùng với bánh giầy trở thành hai lễ vật quan trọng trong các dịp lễ Tết.

Nguồn gốc bánh tét

Bánh tét, hay bánh đòn, là món ăn đặc trưng thường được dùng chủ yếu ở miền Trung và miền Nam nước ta. Nhiều người tin rằng món bánh này là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm, mà chủ yếu là văn hóa Chăm với tín ngưỡng “phồn thực”.

Có truyền thuyết lại kể rằng, nguồn gốc bánh tét có liên quan tới chiến thắng mùa xuân năm 1789 của vua Quang Trung. Tương truyền, sau khi đánh đuổi thành công 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, vua Quang Trung cho quân lính nghỉ ngơi dưỡng sức. Trong số quân sĩ, có một anh lính được người nhà gửi cho món bánh làm bằng gạo nếp, trong có nhân đậu xanh, nài gói bằng lá chuối, hình dạng như bánh tét ngày nay.

7b7069785_anh2.jpg

Một truyền thuyết cho rằng bánh tét có liên quan tới đại thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 (Ảnh: Internet)

Anh lính đem bánh lên dâng Quang Trung ăn thử. Vua ăn thấy nn, bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh này do người vợ ở quê nhà làm cho. Mỗi lần ăn bánh, anh lính lại càng nhớ vợ, nhớ nhà da diết. Không chỉ vậy, anh lính còn bị bệnh đau bụng, không hiểu sao cứ ăn bánh này vào là hết.

Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết, nhằm ghi nhớ chiến thắng giặc Thanh vào mùa xuân, đồng thời thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi độ xuân về. Bánh Tết sau này được đọc trại đi thành bánh tét như ngày nay.

Hình dáng, nguyên liệu và cách làm bánh chưng

Bánh chưng được tạo thành từ các nguyên liệu: lá dong, lạt buộc, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ. Các gia vị sử dụng gồm có: hạt tiêu dùng để ướp thịt, muối để trộn vào gạo, đỗ xanh và thịt. Đặc biệt, thịt ướp không sử dụng nước mắm bởi nếu cho thêm sẽ khiến bánh nhanh chóng bị ôi, thiu. 

7b7069785_anh3.jpg

Nguyên liệu làm bánh chưng (Ảnh: Internet)

Bánh thường được gói bằng tay, hoặc sử dụng khuôn gỗ. Với cách gói bằng tay, ta xếp 2 lá vuông góc với nhau có mặt phải úp xuống dưới, tiếp tục đặt 2 lá khác cũng vuông góc nhau lên trên nhưng mặt phải lại ngửa lên. Kế tiếp, ta cho gạo vào phần lá mới xếp, rải đỗ xanh lên phía trên, sau đó đặt vài miếng thịt ba chỉ đã ướp lên. Tiếp tục đổ 1 lớp đỗ xanh, cuối cùng là một lớp gạo phủ bao kín phần đỗ, thịt và gói lại. Khi gói phải gói chặt tay, gói sao cho thật vuông vức. 

7b7069785_anh4.jpg

Cách gói bánh chưng (Ảnh: Internet)

Đối với gói bằng khuôn, ta cũng sử dụng cách thức tương tự. Tuy nhiên, trước khi gói, phải tỉa bớt lá dong cho gọn, và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn. So với gói bằng tay, gói bằng khuôn có ưu điểm là bánh sẽ được vuông hơn. Tuy nhiên, người gói sẽ phải mất thời gian cắt tỉa lá.

Theo truyền thống, bánh chưng cần được luộc từ 10 – 12 tiếng mới thấm đủ nước và chin rền, đảm bảo độ nn. Sau khi luộc, cần xếp bánh thành nhiều lớp, dùng miếng gỗ phẳng hoặc mâm đè lên rồi dùng một vật nặng vừa phải đặt lên trên để bánh được ép rền, phẳng đẹp. Lúc thưởng thức, ta cắt bánh ra làm 8 phần, mỗi phần là một miếng bánh hình tam giác, nhân đồng đều.

Tính tới nay, nài loại truyền thống, bánh chưng còn có các loại: bánh chưng cốm, bánh chưng gấc, bánh chưng ngũ sắc,..

9cc07219a_anh5.jpg

Bánh chưng gấc (Ảnh: Internet)

Hình dáng, nguyên liệu và cách làm bánh tét

Bánh tét cũng được làm từ các nguyên liệu tương tự như bánh chưng. Tuy nhiên, bánh được bọc bởi lá chuối thay vì lá dong. Chính vì lý do đó mà bánh không thể để được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có nhân thịt để giữ bánh được lâu hơn, hoặc làm bánh tét nhân chuối chin để ăn. 

Vì có hình dạng khác với bánh chưng, nên quy trình gói bánh tét cũng có sự khác biệt: Xếp đè hai phần lá lên nhau theo chiều ngang. Tiếp đến, ta xếp đè hai mảnh lá nữa theo chiều dọc lên phía trên. Lá to nằm dưới, lá nhỏ nằm trên. Phần nhân bánh được sắp theo thứ tự giống với bánh chưng, có khác là được rải theo chiều dọc. Cuối cùng, gấp hai mép lá ở hai đầu và cuộn tròn lại như cây giò. Cố định bánh bằng 2 – 3 chiếc lạt mềm.

9cc07219a_anh7.jpg

Cách gói bánh tét (Ảnh: Internet)

Bánh tét phải luôn được nấu ngập trong nước, thời gian nấu tùy vào kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ - nhanh hơn bánh chưng. Bánh sau khi nấu sẽ được rửa sạch ngay trong nước lạnh nhằm hạn chế vỏ bánh không bị mốc. Thêm nữa, việc rửa nước lạnh còn khiến lớp tinh bột phía nài bánh kết tinh một phần tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh vừa giúp đòn bánh tét cứng chắc hơn. Nài ra, vì có hình trụ nên khi nấu xong bánh không thể ép bớt nước được như bánh chưng.

Khi thưởng thức, người ta cắt bánh thành những khoanh tròn. Trong mỗi khoanh đều có đủ nhân đỗ, thịt. 

2d72553da_banhtetngaytet.jpg

Những khoanh bánh tét truyền thống (Ảnh: Internet)

So với bánh tét truyền thống, bánh tét ngọt nhân chuối hay bánh tét chay nhân đậu đen lại có phần phổ biến hơn. Biến thể của món ăn này là loại bánh tét thập cẩm với nhân gồm trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hột sen, nấm đông cô, đậu xanh.

9cc07219a_anh9.jpg

Bánh tét chuối (Ảnh: Internet)

Mỗi món bánh lại mang một hương vị riêng, một nét đặc sắc văn hóa riêng. Tuy nhiên, tựu chung lại, bánh chưng và bánh tét đều mang ý nghĩa tinh thần vô cùng lớn, đồng thời là minh chứng cho sự đa dạng trong màu sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Phạm Phương Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN