Báo chí có dạy được không?



(Sóng Trẻ)
- Với đặc thù của một nghề nghiệp có tính chất xã hội cao, đào tạo báo chí từ lâu đã nhận được sự quan tâm bàn luận của nhiều người. Gần đây đã có một số ý kiến cho rằng báo chí là một nghề không nhất thiết phải đào tạo. Liệu có phải như thế?


Đã có các cuộc hội thảo trong và nài nước, những tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn nghề nghiệp, những cuộc trò chuyện thẳng thắn trên các mặt báo bàn về các vấn đề của nghề báo. Một trong những nội dung được nói tới nhiều nhất là tương quan giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, là một mô hình đào tạo phù hợp với những đặc điểm của báo chí nước nhà mà vẫn có thể thích ứng được với xu thế phát triển của truyền thông hiện đại…

Đặc biệt, gần đây đã có một số ý kiến cho rằng báo chí là một nghề không nhất thiết phải đào tạo. Những người ủng hộ cho luận điểm này đã viện dẫn những con số cho biết: Trong năm 2005 có 75% nhà báo được cấp thẻ chưa qua một trường lớp đào tạo về báo chí nào, nhiều nhà báo có tên tuổi đã khẳng định “thương hiệu” của mình trên làng báo mà chưa từng đặt chân tới giảng đường để học báo một cách chuyên nghiệp. Trong khi đó, nhiều sinh viên báo chí được đào tạo một cách bài bản lại đang phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, bị đào thải vì không đáp ứng được yêu cầu  của  thực tiễn nghề nghiệp. Và vì thế họ cho rằng báo chí không nhất thiết phải đào tạo.

Vậy vấn đề đặt ra ở đây là báo chí có đào tạo được không? Là một sinh viên báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi xin được bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này từ góc độ của một người trong cuộc.

Thứ nhất, về câu hỏi: báo chí có dạy được không, tôi quả quyết cho rằng báo chí có thể dạy được và người làm báo chuyên nghiệp nhất thiết phải được đào tạo.

Vì sao vậy ? Nếu ngược lại dòng lịch sử thế kỷ 20 khi nền báo chí nước ta mới bắt đầu hình thành và cả nước chưa có trường đào tạo báo chí chuyên nghiệp nào thì nhà báo, nhà văn Ngô Tất Tố trong một bài viết của mình dưới tiêu đề “Báo giới nước Tàu với vấn đề tự do ngôn luận” (tình hình báo chí nước Tàu khi quốc dân Đảng lên cầm quyền) đăng trên báo Đông Phương số 368 ra ngày 25/2/1931 đã bày tỏ quan điểm này.

Trong bài báo này, sau khi đưa ra thông tin về việc bên Tàu đã có trường dạy làm báo, ông bày tỏ “…Trong làng báo mà có được lắm người học thức lại sành nghề thì chẳng bao lâu nghề làm báo sẽ được vẻ vang”. Như thế có thể thấy, cách đây một thế kỷ, Ngô Tất Tố đã mong ước rằng báo chí nước ta sẽ có được một sự đào tạo với trường lớp chuyên nghiệp như thế.

Đáng chú ý là ông đã đề cập tới hai yếu tố quan trọng của một nhà báo là “học thức và sành nghề” điều đó bây giờ ngẫm lại vẫn còn rất ý nghĩa đối với đào tạo báo chí hiện nay. Theo đó, trong đào tạo báo chí phải luôn song hành giữa đào tạo tri thức cuộc sống với kỹ năng nghề nghiệp.

Nếu như đọc đến đây lại có người thắc mắc mà rằng: Ông Ngô Tất Tố là người của thế kỷ 20, thời đó ông chỉ học nghề bằng trải nghề, ông ấy mong ước thế là phải. Còn như bây giờ là thế kỷ 21, sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép người ta học nghề bằng nhiều cách, ở mọi nơi và mọi lúc.

Tôi lại dẫn ra đây câu nói của một nhà báo đang ở giữa thế kỷ của chúng ta. Ông chính là Hữu Thọ, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Trong một cuộc trò chuyện với Khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội), ông đã phát biểu rằng “Báo chí là một nghề, cho nên nhất định phải dạy nghề và rèn nghề”. Thiết nghĩ không cần giải thích gì thêm cho câu nói trên, bởi quan điểm của nhà báo Hữu Thọ về vai trò của vấn đề đào tạo đã rất rõ ràng.

Tôi hoàn toàn đồng tình với câu trả lời của thầy Nguyễn Văn Dững - phó Khoa Báo chí (Học viện Báo Chí và Tuyên truyền) trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, thầy cho rằng: đào tạo thể hiện tính chuyên nghiệp của ngành nghề đó, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đào tạo và vì thế một nền báo chí chuyên nghiệp là một nền báo chí được đào tạo.

Quả thật vậy, người ta có thể cho rằng sinh viên báo chí không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, người ta có thể kể ra rằng nhiều nhà báo không học báo mà vẫn làm báo giỏi. Đó chính là một biểu hiện của một nền báo chí thiếu chuyên nghiệp.

Tại sao vậy?  Bởi lẽ, những người không được học báo một cách bài bản, những người hoạt động trên các lĩnh vực khác mà “rẽ bước sang ngang” tất yếu họ có thế mạnh về sự hiểu biết trên lĩnh vực đó. Nhưng chắc rằng họ thiếu nhiều kiến thức về báo chí như những nguyên tắc, đạo đức của nghề nghiệp, tâm lý công chúng

Thật sự, sinh viên báo chí ra trường có người vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các tòa soạn. Đó là một thực tế mà chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận. Nguyên nhân của thực trạng đó do đâu? Do đào tạo ư? Có lẽ là một phần, nhưng không phải là tất cả. Vậy thì do ở giảng viên chăng? Hẳn cũng có, nhưng không phải là hoàn toàn. Theo tôi đó là do ở sinh viên chúng ta.

Đại học là tự học, trong học báo tự học lại càng phải được đề cao. Bạn không thể chờ giảng viên cầm tay chỉ vào đống rác mà bảo: Em hãy viết về môi trường đi, hay chỉ vào một vụ tai nạn mà bảo rằng hãy viết về giao thông đi. Không. Không ai dạy bạn điều đó mà chính cuộc sống, chính sự tìm tòi, lăn lộn dạy chúng ta mà thôi.

Nhưng nói qua thì phải nói lại, mô hình đào tạo báo chí của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn tới mà câu trả lời xin nhường lại cho các nhà quản lý, các nhà giáo dục báo chí.

 Hồ Viết Thịnh

Lớp Báo in K.27A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN