Thanh điệu là "son phấn" của Phát thanh viê

(Sóng Trẻ) - Nài chất giọng, vốn kiến thức sâu rộng và những kỹ năng nghề nghiệp, người phát thanh viên cần phải có một thanh điệu đẹp. Thanh điệu là yếu tố quyết định tới sự thành công của một phát thanh viên.

Từ chất giọng đến thanh điệu

Chất giọng là yếu tố “trời cho”. Mỗi người sở hữu một chất giọng riêng. Có người giọng trầm ấm, có người giọng trong trẻo, có người giọng cao,... Khi sinh ra, con người đã có chất giọng như thế và không thể nào thay đổi được.
Có thể phân loại chất giọng thành 3 loại: giọng cao, giọng trung và giọng trầm. Mỗi giới tính đều có cả 3 loại giọng này.

Thông thường, phát thanh viên thường là người có giọng trung và giọng trầm. Bởi 2 chất giọng này phù hợp khi phát âm qua micro. Khi sở hữu một chất giọng “trời cho” phù hợp, người phát thanh viên cần phát triển và hoàn thiện sao cho chất giọng đó đẹp và hay. Bởi không phải có chất giọng tốt là gắn liền với việc phát âm chuẩn. Ở Việt Nam, bởi đặc thù của từng vùng, miền mà mỗi người đều có sai sót trong cách phát âm. Giọng chuẩn được quy định là giọng Hà Nội.

Tất cả những phụ âm và nguyên âm bị ngọng có thể sửa một cách dễ dàng nếu như chúng ta chú ý. Nhưng dấu thanh điệu rất khó sửa, và đôi khi chúng ta không nhận ra là mình chưa đọc chuẩn độ cao của dấu thanh điệu.
Hình ảnh: nài chất giọng, kiến thức, phát thanh viên cần có thanh điệu đẹp. Không phải ngôn ngữ của tất cả các nước trên thế giới đều có thanh điệu. Chỉ một vài nước có, trong đó có Việt Nam.

Tiếng Việt có 6 thanh điệu, trong đó có 5 thanh điệu được ghi bằng dấu là : huyền, sắc, ngã, hỏi, nặng. Và 1 thanh điệu không được ghi bằng dấu và gọi là thanh ngang. Trong đó, 2 thanh sắc và ngã có âm vực cao; thanh huyền, hỏi, nặng có âm vực thấp;  thanh ngang có âm vực trung bình.


Thanh điệu là “son phấn” của phát thanh viên


Thanh điệu là yếu tố làm tôn lên vẻ đẹp của chất giọng, nó được ví như son phấn của con gái. Son phấn làm con gái đẹp lên, bộc lộ được hết vẻ đẹp của mình, cũng như thanh điệu làm chất giọng được nổi bật và hay hơn. Chất giọng hay, phát âm chuẩn cần có thanh điệu đẹp để dẫn dắt, để “trang điểm”, làm người nghe cuốn hút.


Thanh điệu đẹp là điều rất cần thiết đối với phát thanh viên. Bởi đặc trưng của phát thanh là lấy giọng nói để truyền đạt thông tin, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc cho thính giả. Giọng nói cần phải hay, truyền cảm và điều cần nhất là chuẩn tiếng Việt. Thanh điệu sẽ làm cho âm tiếng Việt lúc bổng, lúc trầm, lúc mềm mại, lúc dứt khoát, sẽ giúp phát thanh viên lột tả được hết ý nghĩa của câu, từ, truyền tải được hết thông tin cho người nghe.

0320695d0_phat_thanh_1.jpg

Thanh điệu của Phát thanh viên là yếu tố hấp dẫn thính giả

Thanh điệu cũng là yếu tố để đánh giá sự chuyên nghiệp của phát thanh viên. Một phát thanh viên được đánh giá cao khi thanh điệu của họ đẹp. Các nhà tuyển chọn sẽ đánh giá và chọn lựa những người chất giọng tốt, phát âm chuẩn và thanh điệu hay. Nếu như chúng ta có chất giọng tốt sẵn có, không bị ngọng, nhưng dấu thanh điệu chưa đẹp, chúng ta sẽ bị đánh giá là giọng địa phương, chứ không mang tính chất của giọng phát thanh viên. Người phát thanh viên muốn thành công, thì không chỉ phát âm chuẩn mà dấu thanh điệu cũng phải đẹp.

Thanh điệu đẹp trước tiên là thanh điệu phải chuẩn, tức là chuẩn độ cao của dấu. Khi nói hay đọc văn bản, dấu phải được phát âm sao cho đúng âm vực của nó. Dấu ngã, dấu sắc được phát âm ở âm vực cao. Dấu huyền, hỏi, nặng được phát âm ở âm vực thấp. Thanh ngang được phát âm vừa phải, ở mức trung bình.

Thanh điệu đẹp không chỉ chuẩn, mà còn phải hay, tức là phải lựa sao cho phù hợp với văn bản. Tùy từng trường hợp, hoàn cảnh, mà phải để thanh điệu trầm, bổng theo dòng cảm xúc, nhưng vẫn phải giữ được độ cao vốn có của từng dấu.

Để có một thanh điệu chuẩn và đẹp, người phát thanh viên phải rèn luyện rất nhiều. Đôi khi chúng ta biết mình phát âm dấu chưa chuẩn, như dấu ngã, dấu hỏi, những điều này chúng ta có thể nhận biết và chủ động sửa. Thường thì cư dân Nam Bộ phát âm sai dấu ngã, nó bị phát âm thành dấu sắc. Nhưng nhiều khi chúng ta không biết mình phát âm dấu chưa chuẩn, đặc biệt là dấu sắc. Đối với cư dân vùng Bắc Bộ, nhất là đối với nữ, nhiều người phát âm dấu sắc còn chưa đúng cao độ, dấu sắc thường bị bẻ thấp xuống, mất đi cao độ chuẩn. Còn đối với cư dân miền Trung, dấu sắc lại bị cao quá, làm cho thanh điệu bị chói.

Thanh điệu là yếu tố cần thiết đối với phát thanh viên. Để trở thành một phát thanh viên chuyên nghiệp thì không chỉ cần chất giọng tốt, mà quan trọng là thanh điệu phải đẹp.


Minh Châu
Truyền hình K.31A1





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN