Bất bình đẳng giới và câu chuyện muôn thuở: Ai rửa bát hôm nay?
(Sóng trẻ) - Dầu ăn, nước mặt, xà phòng,... là những sản phẩm quảng cáo gắn liền với phụ nữ và bổn phận của họ trong những gia đình Việt Nam. Câu chuyện bình đẳng giới thể hiện rõ nét nhất ở việc phân công việc nhà, liệu có bao nhiêu người đàn ông nhận công việc rửa bát ngày hôm nay?
Khi một đứa trẻ lớn lên, được dạy rằng, đàn ông sinh ra là để lo việc lớn, việc nội trợ nhỏ nhặt, tầm thường, rửa bát, nấu cơm,.. là việc của đàn bà. Định kiến đó không chỉ tồn tại trong từng gia đình mà còn thể hiện ở những quảng cáo truyền hình được phát sóng mỗi ngày.
Dầu ăn, nước mắm, xà phòng,... là những sản phẩm quảng cáo gắng liền với phụ nữ và bổn phận của họ trong gia đình. Người mẹ, người vợ trong quảng cáo thường là người nội trợ giỏi giang, biết lựa chọn những sản phẩm tốt để phục vụ cho những nhu cầu cơ bản của gia đình. Mẹ giặt áo trắng tinh nhờ Omo, mẹ nấu canh nn tuyệt nhờ hạt nêm Vedan, mẹ lau nhà sạch bong nhờ nước lau sàn Sunlight,...
Những đứa trẻ đang trong quá trình hình thành nhận thức, xem những quảng cáo như vậy sẽ mặc định rằng nội trợ là công việc của phụ nữ. Suy nghĩ đó ngấm sâu vào tiềm thức trong suốt cả quá trình nó lớn lên, để rồi sau này, định kiến đó lại được truyền lại cho các thế hệ sau như lẽ đương nhiên.
Định kiến này bắt nguồn từ tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ đã định hình trong tâm thức của mỗi người Việt Nam từ nhiều đời nay. Khi văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam mang theo những luồng tư tưởng hiện đại, xã hội đòi hỏi sự công bằng, bình đẳng hơn cho người phụ nữ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là sự phân chia công việc nhà.
Người phụ nữ trong xã hội hiện đại đã nhận thức rõ hơn về khả năng và giá trị của bản thân. Họ năng động, tài giỏi, tháo vát và đòi hỏi được xã hội nhìn nhận nhiều hơn, dần dần rũ bỏ hình tượng nội trợ truyền thống. Sự khao khát bình đẳng thể hiện rõ nét trong việc yêu cầu người đàn ông trong gia đình giúp đỡ công việc nhà.
Dù là người có năng lực, có công việc với mức thu nhập cao, là người có uy tín ở nài xã hội, nhưng khi về nhà, những người phụ nữ phải gành thêm công việc nhà mà không được chia sẻ. Điều này khiến nhiều người phụ nữ chọn cuộc sống độc thân hoặc làm mẹ đơn thân.
Còn với những người phụ nữ nông thôn, sống trong những gia đình truyền thống thì tư tưởng này càng nghiêm trọng. Không chỉ người cha, người chồng, người con trai trong gia đình định kiến mà ngay chính bản thân họ cũng cho rằng đó là bổn phận, thiên chức mà khi sinh ra là phụ nữ mình phải mang.
Poster chương trình
Hiểu được những thiệt thòi và khó khăn của phụ nữ Việt Nam trong việc đòi lại quyền bình đẳng của bản thân, dự án Ai rửa bát hôm nay đã ra đời. Là dự án truyền thông online, thông qua việc nói đến một công việc thường ngày như “rửa bát” nhằm mục đích gợi lên các vấn đề bất bình đẳng giới và qua đó truyền thông về quyền con người của phụ nữ. Trang chủ của chiến dịch: www.facebook.com/airuabathomnay
Dự án Ai rửa bát hôm nay đang phát động cuộc thi “TÝP PHỜ NỜ choảng định kiến” nhằm nâng cao nhận thức về biểu hiện và nguyên nhân của bất bình đẳng giới tại link:https://www.facebook.com/events/876179332502681/
“TÝP PHỜ NỜ choảng định kiến” là gì?
“TÝP PHỜ NỜ choảng định kiến” cuộc thi nâng cao nhận thức nhằm thúc đẩy xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.
Các bộ phim, tác phẩm văn học, báo chí, truyền thông, quảng cáo ngày nay hay trong ca dao tục ngữ từ xa xưa, các tình huống ứng xử hàng ngày,… đang vô tình hoặc cố ý tạo ra các hình ảnh phân biệt đối xử đối với phụ nữ, củng cố sâu sắc sự bất bình đẳng giới trong xã hội. “TÝP PHỜ NỜ choảng định kiến” cuộc thi khuyến khích các bạn thể hiện những mong muốn thay đổi, truyền cảm hứng và lan tỏa tới những người xung quanh về giá trị công bằng, sự bình đẳng đối với phụ nữ.
Đối tượng tham dự: Không giới hạn
Nội dung
Đề bài: PHỤ QUYỀN, KHUÔN MẪU GIỚI, ĐỊNH KIẾN GIỚI là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Trong cuộc sống, tư tưởng PHỤ QUYỀN ,KHUÔN MẪU GIỚI ,ĐỊNH KIẾN GIỚI được thể hiện theo những cách hết sức tinh vi qua ngôn từ hoa mỹ, bằng tác phẩm văn học, hay qua những bộ phim, báo chí, truyền thông, quảng cáo, ca dao tục ngữ, tình huống ứng xử hàng ngày … một cách vô tình hay cố ý củng cố thêm tư tưởng phụ quyền, làm sâu sắc sự bất bình đẳng giới trong xã hội.
Bạn hãy chọn một ví dụ (có thể là 1 câu chuyện, 1 bài báo, một hiện tượng, 1 tác phẩm văn học, vvv), hãy phân tích biểu hiện của tư tưởng phụ quyền trong câu chuyện đó và thử tưởng tượng bạn có khả năng làm cho câu chuyện, tình huống đó thay đổi theo hướng đúng mà bạn mong muốn. Bạn có thể đưa ra giải pháp hoặc tạo một cái kết mới cho câu chuyện, tình huống mà bạn chọn.
Cách thức tham gia
- Hình thức: bài viết, hoặc vẽ truyện tranh, video clip,… hay bất cứ hình thức nào bạn thấy thể hiện được tốt nhất ý tưởng của mình.
- Thí sinh gửi bài dự thi vào hòm thư: [email protected]
- Thời hạn nhận bài: trước 24:00 ngày 05/12/2015
Lịch nhận bài và trao giải
- Giai đọan 1: Nhận bài viết dự thi: 23/11/2015 – 05/12/2015
- Giai đọan 2: Chấm các bài viết dự thi và đăng tải bình chọn giải yêu thích: 06/12/2015 – 09/12/2015
- Giai đọan 3: Công bố kết quả và trao giải:
+ Công bố kết quả chung cuộc: 09/12/2015
+ Tiến hành trao giải cho các tác phẩm đạt giải: 10/12/2015
Chi tiết thể lệ: Vui lòng download chi tiết thể lệ tại: o.gl/25tqvJ
Giải thưởng
Giải Nhất : 2.000.000đ tiền mặt, áo lưu niệm và huy hiệu Siêu nhân Choảng định kiến
Giải Nhì : 1.000.000đ tiền mặt, áo lưu niệm và huy hiệu Siêu nhân Choảng định kiến
Giải Ba : 500.000đ tiền mặt, áo lưu niệm và huy hiệu Siêu nhân Choảng định kiến
Giải Tác phẩm được yêu thích nhất : 500.000đ tiền mặt, áo lưu niệm và huy hiệu Siêu nhân Choảng định kiến
Tất cả những người dự thi sẽ được tham dự buổi lễ trao giải và được tặng quà lưu niệm của Dự án.
Liên hệ
Email: [email protected]
Hotline: Ms.Kim Anh - 096 109 7127
Facebook chiến dịch: https://www.facebook.com/airuabathomnay/?fref=ts
Link event: https://www.facebook.com/events/876179332502681/
Cùng chuyên mục
Bình luận