Bình luận: LỜI GIẢI NÀO CHO BÀI TOÁN XỬ LÝ RÁC Ở HÀ NỘI?

(Sóng trẻ) - Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn ở xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là nơi tập kết rác chủ yếu của thành phố. Những ngày vừa qua, nhiều người dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi bãi rác đã chặn không cho xe chở rác vào đổ rác là nguyên nhân gây ùn ứ rác thải trên các đường phố Hà Nội. Nỗi lo sợ bị rác "đè" của người dân Hà Nội vẫn còn đó và bài toán đặt ra là làm sao để giải quyết được vấn đề rác trên địa bàn thành phố trong những năm tới đây.


Thử hình dung, nếu chúng ta phải sống ở cự ly cách bãi chôn lấp rác thải của thành phố chừng 100m, thậm chí là 50m quanh năm đặc quánh mùi ô uế và phải mắc màn khi ăn cơm, hẳn những người làm chính sách sẽ hiểu người dân ở bãi rác Nam Sơn, Hà Nội vừa qua vạn bất đắc dĩ mới phải chặn đường không cho xe chở rác vào bãi thải.

 

30e9c8ca1_anh_bai_tren_7.jpg


Rác thải chồng chất thành núi ở Bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn (Hà Nội)


Lời hứa di dân ra khỏi bãi rác cứ lùi lại từ năm này qua năm khác và cảnh ở lại thì vô cùng cơ cực, do sự bủa vây của rác thải toàn thành phố tập kết về, còn chính quyền các địa phương từ Hà Nội, Hải Phòng cho đến thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm nay vẫn đau đầu, loay hoay tìm lời giải cho bài toán xử lý rác. Cách đây khoảng chục năm, Hải Phòng cũng đã phải kêu gọi tỉnh lân cận cho phép đổ nhờ rác mấy ngày để tìm cách ứng phó với việc người dân không cho xe chở rác đổ về nại thành.

 


Đã đến lúc phải thay đổi cách xử lý rác hằng ngày với hàng trăm xe tải chở rác mang chất thải bốc mùi từ nội đô đi chôn lấp ở nại thành, rồi theo thời gian, lượng rác thải khổng lồ đó phân hủy theo nước mưa ngấm xuống đất gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống và gây sức khỏe cho hàng nghìn người dân phải sống quanh “núi rác”.

 


Thống kê của Tổng cục môi trường cho thấy, trung bình mỗi ngày các đô thị phát sinh 40 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt, riêng Hà Nội là 5 nghìn tấn, lượng rác thải ấy gia tăng lên trung bình 12% trên một năm nhưng chủ yếu được chôn lấp, ủ phân hữu cơ hoặc đốt, chưa tái chế được nhiều do chưa phân loại được rác thải đầu nguồn và nếu như không có giải pháp hữu hiệu thì không bao lâu nữa, đô thị của chúng ta sẽ ngập tràn rác thải.

 


Nhiều năm nay, chỉ có một khối lượng không đáng kể chất thải rắn ở đô thị của Việt Nam được xử lý tái chế và gần 90% trong số đó được chuyển tới các bãi chôn lấp. Khắp cả nước hiện có hơn 600 bãi chôn lấp rác thải có diện tích trên một hecta, đó là chưa kể các bãi rác ở quy mô cấp xã. Có 22 nhà máy xử lý rác thải thành phân vi sinh dù chủ đầu tư bỏ tiền xây dựng và vận hành, nhưng vẫn ngậm ngùi với kết cục bán với giá rẻ như cho mà không có người mua, nguyên nhân là do rác chưa được phân loại tại nguồn khiến cho chất lượng phân vi sinh không tốt. Thực ra vấn đề phân loại rác thải tại nguồn đã được thí điểm từ nhiều năm nay, nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn, những bế tắc ấy đang đòi hỏi phải có nhận thức mới từ những đống rác cũ, đó là phải coi rác là nguồn nhiên liệu có thể tái chế vừa tránh được ô nhiễm, vừa tận dụng làm được phân bón phát điện.

 


Chẳng nói đâu xa, một đảo quốc bé nhỏ như Singapore trước những năm 2000 cũng từng đau đầu xử lý rác, thế rồi, chỉ mấy năm sau đó, nhờ quan điểm coi rác là tài nguyên, người Singapore đã làm nên điều kỳ diệu, 28% rác thải sản xuất ra điện, 60% rác được tái chế và chỉ có 12% rác thải được chôn lấp, 4 nhà máy điện rác của nước này cũng cung cấp khoảng 3% năng lượng điện năng cho toàn quốc và tới thời điểm này, Singapore đang cho xây dựng thêm nhà máy điện thứ 5 từ rác thải.

 


Trở lại với câu chuyện rác thải ở Việt Nam, khi mà các bãi chứa rác đã trở nên quá tải, chất đống thành những “núi rác” cũng là lúc người dân cần phải thay đổi tư duy, cách sinh hoạt trong vấn đề hạn chế tạo ra rác thải mỗi ngày và đối với những nhà quản lý cần có giải pháp công nghệ để giúp các địa phương giải được bài toán xử lý rác thải này.

 


Doanh nghiệp phải cần được khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực này với những chính sách ưu đãi sử dụng công nghệ tiên tiến, không thể lựa chọn quy trình đốt rác thông thường dựa trên quá trình phản ứng ô xi hóa dễ sinh ra nhiều chất cực độc. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ khí hóa Plasma phù hợp với điều kiện rác thải chưa được phân loại tại nguồn như hiện nay. Ước tính, nếu mỗi ngày Hà Nội xử lý 5 nghìn tấn rác thải sẽ cần khoảng 5 trăm triệu đô la để xây dựng 5 nhà máy xử lý rác thải hiện đại, số vốn đầu tư không quá lớn nếu thực sự coi khủng hoảng chất thải rắn là vấn đề mang ý nghĩa sống còn.


Bùi Lê Lợi

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN