Bỏ chấm điểm bậc tiểu học: Có tạo nên hệ lụy “cá mè một lứa”?


(Sóng trẻ) - Để giảm áp lực học hành, “kéo” các em ra nài cuộc cạnh tranh điểm số của nhiều phụ huynh, Bộ chính thức bỏ chấm điểm ở bậc tiểu học từ ngày 15/10 tới. Mừng đấy, nhưng lo cũng không ít. Liệu quy định mới có tạo tiền đề cho thực trạng “cá mè một lứa” trong giáo dục bậc tiểu học?


Ngày 3/9, Bộ GD-ĐT cho biết đã ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT quy định về đánh giá HS tiểu học và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2014. Theo đó, nài bài kiểm tra đánh giá định kỳ (cuối học kỳ I và cuối năm học), năng lực của học sinh sẽ được xét chủ yếu qua các nhận xét của giáo viên.

Quá trình học tập từng môn học, học sinh được xếp một trong hai mức: hoàn thành hoặc chưa hoàn thành; mức độ hình thành và phát triển năng lực phẩm chất được xếp một trong hai mức: đạt hoặc chưa đạt.

Thực tế, những năm gần đây, có cả trường hợp học sinh bậc tiểu học tử vì điểm thấp. Nhận định về bước thay đổi lớn trong cách đánh giá học sinh tiểu học, nhiều quan điểm cho rằng đây là bước thay đổi đúng đắn và quyết liệt để trừ bệnh thành tích. 

Tuy nhiên, một băn khoăn lớn của giáo viên và phụ huynh chính là: Quy định đánh giá học sinh bằng nhận xét liệu có tạo nên thực trạng “cá mè một lứa” khi mức thang đánh giá chỉ còn gói gọn trong 2 ranh giới: hoàn thành – chưa hoàn thành, đạt – chưa đạt?

Chị Phan Kiều Anh (có con học lớp 3 trường Tiểu học Dịch Vọng A – Hà Nội) bộc bạch: “Dù biết quy định mới ưu Việt ở chỗ làm giảm áp lực cho con trẻ, nhưng cách đánh giá thông qua nhận xét sẽ khiến học sinh không biết mình đang ở vị trí nào và phụ huynh càng lơ mơ, lúng túng trong việc định hướng, bồi dưỡng sát sao việc học của con mình”.

Anh Quang Phong (35 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) bày tỏ: Thực tế, với nhiều phụ huynh và học sinh, họ có áp lực thi vào cấp 2 nên cần việc đánh giá cho điểm để định hướng việc học và thi. Hơn nữa, với môn Toán, chẳng lẽ giáo viên lại chỉ đánh giá là đạt hay chưa, đúng hay sai? Nếu chỉ biết sai thôi còn không rõ là sai ở mức độ nào, sai cụ thể ra sao thì vô hình chung sẽ tạo hệ lụy đáng tiếc. Đến cuối năm đánh giá điểm, cả phụ huynh và học sinh đều sẽ sốc nếu con đạt điểm quá kém.

Với tư duy điểm số được hình thành bao năm, quy định mới và lo ngại của cả phụ huynh, giáo viên về mức hiệu quả, sát thực trong đánh giá để định hướng kèm cặp học sinh là hoàn toàn có sở. 

154b170ce_anh46540x351.jpg

Bỏ thước đo điểm số, có tạo nên hệ lụy "cá mè một lứa" trong giáo dục bậc tiểu học?

Chị Dương Thu H. (Giáo viên một trường tiểu học quận Đống Đa – Hà Nội) chia sẻ: Một lớp từ 50-60 em học sinh, với quy định mới này, chúng tôi sẽ rất vất vả trong việc nhận xét thường xuyên và e rằng, sẽ có những lúc vì mệt mỏi mà nhiều giáo viên chỉ nhận xét một cách hình thức, em nào cũng “na ná” nhau, từ đó, khó khăn cho việc định hướng, kèm cặp chính xác.

“Học thì phải có thi cử, xếp loại, thang điểm chuẩn. Đánh giá bằng nhận xét qua một vài tiêu chí mơ hồ như giỏi 2 môn, lễ phép, giúp đỡ bạn… sẽ khó lòng tạo đam mê, động lực trong học tập. Là một phụ huynh, tôi muốn con mình được điểm chính xác, còn nhận xét về ý thức hay chung chung thì trước giờ các cô vẫn làm rồi”.

Hơn thế, quy định mới tạo nhiều băn khoăn còn vì một lẽ, lên cấp 2, việc phải quay lại cách cho điểm thường xuyên sẽ khiến các em bỡ ngỡ và bắt đầu làm quen từ đầu", một phụ huynh có con học lớp 4, trường Tiểu học Thành Công A chia sẻ.

Quy định mới của Bộ Giáo dục sẽ giảm bớt áp lực cho học sinh nhưng việc chuyển đánh giá từ “định lượng” (điểm số) sang “định tính” (nhận xét) liệu có tạo nên sự “đánh đồng”, cào bằng năng lực, em nào cũng như em nào… trong giáo dục bậc tiểu học?

Thạc sĩ Đặng Thị Huy Lam (giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.HCM) cho rằng: “Đối với môn Toán và Tiếng Việt vẫn cần phải kiểm tra chấm điểm. Nên chăng trong chương trình tiểu học chỉ nên nhận xét, đánh giá không cho điểm những môn năng khiếu như: hát, nhạc, vẽ, thể dục…”

Chị L.P (giáo viên trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm – Hà Nội) cho hay: Vào lớp 6 ở các trường THCS chuyên phải qua thi tuyển gắt gao, rất khó để thi đỗ nếu không qua rèn luyện, làm bài kiểm tra và chấm điểm số thường xuyên từ bậc tiểu học. Nếu bỏ thước đo điểm số thì còn công cụ nào để đánh giá chính xác các em hay dở thế nào, hay dở đến đâu. Việc đánh giá bằng định tính là thiếu khách quan, chỉ tạo điều kiện cho đại dịch “ngồi nhầm lớp”/ “cá mè một lứa” phát triển trở lại. 

Rõ ràng, với Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, quy định đánh giá bằng nhận xét sẽ yêu cầu giáo viên sát sao với học sinh để có thể nắm vững tình trạng học tập, rèn luyện của các em. Tuy nhiên, với số lượng học sinh tiểu học trong một lớp thường khá đông như hiện nay, giáo viên liệu có thể để quan tâm sát sao, kèm cặp được tất cả các em. 

Mối lo ngại của phụ huynh rằng sẽ nảy sinh những nhận xét hời hợt do giáo viên không đủ sức quán xuyến sát sao lớp, lâu dần dẫn tới chuyện “cá mè một lứa”, “ngồi nhầm lớp” đang làm nóng dư luận. 

Vậy quy định mới bỏ chấm điểm và thay bằng nhận xét thường xuyên liệu có tạo nên hệ lụy là thực trạng “cá mè một lứa” trong giáo dục bậc tiểu học? 

Xin mời độc giả gửi bình luận, góc nhìn về vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected]


Lệ Thu
Nhóm 2 - Báo mạng điện tử K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN