Cà phê nhà binh trong lòng phố Cổ Hà Nội
(Sóng Trẻ) - Cà phê Lính nằm ở 65 phố hàng Buồm sầm uất, một con phố buôn bán tấp nập và không phải là nơi hợp lý của “nhà binh”. Càng ngạc nhiên hơn khi hai ông chủ chưa từng trải qua đời lính, nhưng lại có một phong cách chơi đậm đà chất lính.
“Bảo tàng” trong quán cà phê
Có cùng một niềm đam mê âm nhạc, cùng một sở thích, cùng một ý tưởng, anh Lê Tuấn Nghĩa và Nguyễn Văn Phương mở quán cà phê mang tên: “Cà phê Lính”. Hai anh chưa từng là một người lính, nhưng trong trí nhớ của các anh chiến tranh là những trận oanh tạc của lính Mỹ xuống bầu trời Hà Nội và những lần các anh cùng gia đình sơ tán.
Nằn nghèo trên những con phố cổ, tìm đến phố hàng Buồm, bước vào “Cà phê Lính” không khỏi ngạc nhiên, xúc động khi đập vào tâm trí là một không gian được bao trùm bởi chất lính.
Các vị khách được nghe âm thanh của 40 năm về trước, đó là đầu đĩa cổ, nhạc amply, những lọ hoa làm từ vỏ lựu đạn và cắm vào đấy những nhành hoa bất tử.
Những ba lô của ta, của địch được treo lên trên phông nền màu xanh của áo lính. Chiếc la bàn, cái ống nhòm, bộ đàm, đôi giầy, bộ quần áo,.. đều được bày trí một cách hấp dẫn, tự nhiên và có hồn.
Hai anh kể về những cuộc hành trình đi tìm hiện vật. Bắt đầu năm 1992, các anh đã bỏ công đi khắp mọi miền Tổ quốc mò mẫm, tìm tòi. Anh Nghĩa tâm sự: “ Trong anh bây giờ có những kỷ vật anh không còn nhớ mua ở đâu và với giá bao nhiêu. Có những kỷ vật được người dân tặng, nhưng có những thứ phải gạ gẫm mãi họ mới bán”.
Mỗi người đến đây đều có những cảm nhận khác nhau về “bảo tàng” nhỏ trong quán “Cà phê Lính” này. Bạn Nguyễn Thu Uyên ( sinh viên năm 3 trường Đại học Thương mại) chia sẻ: “Tôi đã đi hai tuyết xe buýt đến đây để được ngắm, tự tay chạm vào những kỉ vậy và nghe thể loại nhạc xưa”.
Một bảo tàng trong quán cà phê có vẻ hiện đại, song lại vô cùng cổ kính, hoài niệm và đây là …
Nơi của những ký ức
“Cà phê Lính mở ra để được nghe kể những câu chuyện của những người đã trải qua thời máu lửa, để chia sẻ với các bạn trẻ về một thời đã ghi vào lịch sử những trang viết hào hùng”, anh Nghĩ tâm sự.
Không những thế, đây điểm đến hấp dẫn của nhiều cựu chiến binh, ở “Cà phê Lính” họ được nói chuyện, tâm sự về cuộc chiến tranh gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng và giờ đây trong họ đó là những ký ức của một thời.
Ba người bạn đến từ Ba vùng khác nhau, bác Lê Văn Liêm đến từ Hà Nội, bác Nguyễn Quang Long đến từ Đà Lạt và Nguyễn Văn Bính đến từ Thanh Hóa đã có cuộc hẹn đến cà phê Lính để cùng nhắc lại một thời từng chiến đấu ở Tây Nguyên. Bác Liêm ồm chầm lấy bác Long và bác Bính mà xúc động nói: “Không có hai bạn tớ đã chết” rồi cả ba nghẹ ngào hồi lâu…
Anh Phương kể lại: “Có bác đến từ Phủ Lý – Hà Nam bắt xe đến đây, nhìn kỷ vật và lặng đi trong một giờ đồng hồ. Bác giành hai giờ để uống hai cốc cà phê, nghe những bản nhạc cách mạng sau lại bắt xe về”.
Chỉ có tình yêu với lính và mong muốn được tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ, tận tai cảm nhận mới làm họ có thêm động lực vượt 60 km khi tuổi đã qua 70.
Bác Lê Sỹ Khánh không quản đường xa, sau khi bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra đến sân bay Nội Bài, bác bắt nhanh tắc xi đến với “Cà phê Lính”. Bác nghẹn ngào khi nhìn thấy chiếc mũ, ba lô, bình uống nước,… của những người Cộng sản.
Bác tâm sự: “Bác nhớ về một thời đã xa, thời bác là lính thông tin chiến đấu ở Quảng Bình, bạn bác đã có một người hy sinh vì bị địch bắn.” Tất cả những hiện vật ở đây đều để lại trong bác những hoài niệm, những xúc cảm sâu lắng.
“Bảo tàng” trong quán cà phê để lại cho những ai ghé qua nhiều xúc cảm. “Cà phê Lính”- nơi lưu lại những ký ức, nơi của niềm hoài cổ và tất cả đều đáng quý, đáng trân trọng biết bao!
“Bảo tàng” trong quán cà phê
Có cùng một niềm đam mê âm nhạc, cùng một sở thích, cùng một ý tưởng, anh Lê Tuấn Nghĩa và Nguyễn Văn Phương mở quán cà phê mang tên: “Cà phê Lính”. Hai anh chưa từng là một người lính, nhưng trong trí nhớ của các anh chiến tranh là những trận oanh tạc của lính Mỹ xuống bầu trời Hà Nội và những lần các anh cùng gia đình sơ tán.
Nằn nghèo trên những con phố cổ, tìm đến phố hàng Buồm, bước vào “Cà phê Lính” không khỏi ngạc nhiên, xúc động khi đập vào tâm trí là một không gian được bao trùm bởi chất lính.
Các vị khách được nghe âm thanh của 40 năm về trước, đó là đầu đĩa cổ, nhạc amply, những lọ hoa làm từ vỏ lựu đạn và cắm vào đấy những nhành hoa bất tử.
Những ba lô của ta, của địch được treo lên trên phông nền màu xanh của áo lính. Chiếc la bàn, cái ống nhòm, bộ đàm, đôi giầy, bộ quần áo,.. đều được bày trí một cách hấp dẫn, tự nhiên và có hồn.
Cà phê lính - nơi của những kí ức (nguồn internet).
Hai anh kể về những cuộc hành trình đi tìm hiện vật. Bắt đầu năm 1992, các anh đã bỏ công đi khắp mọi miền Tổ quốc mò mẫm, tìm tòi. Anh Nghĩa tâm sự: “ Trong anh bây giờ có những kỷ vật anh không còn nhớ mua ở đâu và với giá bao nhiêu. Có những kỷ vật được người dân tặng, nhưng có những thứ phải gạ gẫm mãi họ mới bán”.
Mỗi người đến đây đều có những cảm nhận khác nhau về “bảo tàng” nhỏ trong quán “Cà phê Lính” này. Bạn Nguyễn Thu Uyên ( sinh viên năm 3 trường Đại học Thương mại) chia sẻ: “Tôi đã đi hai tuyết xe buýt đến đây để được ngắm, tự tay chạm vào những kỉ vậy và nghe thể loại nhạc xưa”.
Một bảo tàng trong quán cà phê có vẻ hiện đại, song lại vô cùng cổ kính, hoài niệm và đây là …
Nơi của những ký ức
“Cà phê Lính mở ra để được nghe kể những câu chuyện của những người đã trải qua thời máu lửa, để chia sẻ với các bạn trẻ về một thời đã ghi vào lịch sử những trang viết hào hùng”, anh Nghĩ tâm sự.
Không những thế, đây điểm đến hấp dẫn của nhiều cựu chiến binh, ở “Cà phê Lính” họ được nói chuyện, tâm sự về cuộc chiến tranh gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng và giờ đây trong họ đó là những ký ức của một thời.
Ba người bạn đến từ Ba vùng khác nhau, bác Lê Văn Liêm đến từ Hà Nội, bác Nguyễn Quang Long đến từ Đà Lạt và Nguyễn Văn Bính đến từ Thanh Hóa đã có cuộc hẹn đến cà phê Lính để cùng nhắc lại một thời từng chiến đấu ở Tây Nguyên. Bác Liêm ồm chầm lấy bác Long và bác Bính mà xúc động nói: “Không có hai bạn tớ đã chết” rồi cả ba nghẹ ngào hồi lâu…
Anh Phương kể lại: “Có bác đến từ Phủ Lý – Hà Nam bắt xe đến đây, nhìn kỷ vật và lặng đi trong một giờ đồng hồ. Bác giành hai giờ để uống hai cốc cà phê, nghe những bản nhạc cách mạng sau lại bắt xe về”.
Chỉ có tình yêu với lính và mong muốn được tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ, tận tai cảm nhận mới làm họ có thêm động lực vượt 60 km khi tuổi đã qua 70.
Bác Lê Sỹ Khánh không quản đường xa, sau khi bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra đến sân bay Nội Bài, bác bắt nhanh tắc xi đến với “Cà phê Lính”. Bác nghẹn ngào khi nhìn thấy chiếc mũ, ba lô, bình uống nước,… của những người Cộng sản.
Bác tâm sự: “Bác nhớ về một thời đã xa, thời bác là lính thông tin chiến đấu ở Quảng Bình, bạn bác đã có một người hy sinh vì bị địch bắn.” Tất cả những hiện vật ở đây đều để lại trong bác những hoài niệm, những xúc cảm sâu lắng.
“Bảo tàng” trong quán cà phê để lại cho những ai ghé qua nhiều xúc cảm. “Cà phê Lính”- nơi lưu lại những ký ức, nơi của niềm hoài cổ và tất cả đều đáng quý, đáng trân trọng biết bao!
Phương Hạnh.
Bình luận