Cần những phương pháp mới trong dạy học môn Lịch sử

(Sóng trẻ) - Sắp đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và trong số các môn học được tự chọn đăng kí dự thi, rất ít thí sinh chọn lựa môn Lịch sử. Vì sao lại như vậy? Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách thức và phương pháp dạy và học môn học này trong suốt nhiều năm qua?

Trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thanh, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội cho biết: "Phương pháp dạy học của giáo viên đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, cách kiểm tra đánh giá của giáo viên trên lớp hiện nay còn mang nặng tính chất ghi nhớ kiến thức, tức là càng ghi nhớ càng nhiều càng tốt, yêu cầu nhớ chính xác nội dung bài học này. Điều này đã tạo áp lực cho các em, khiến các em có tâm lý, không thuộc đủ, không thuộc đúng sẽ bị điểm kém".

Nếu như chúng ta dạy học lịch sử dưới dạng là các câu chuyện kể, các chuyên đề, tổ chức nhiều các giờ hoạt động nại khóa, thăm qua các khu di tích, các bảo tàng, đưa nhiều tư liệu, tranh ảnh. Các tiết học sẽ thực sự hứng thú hơn nếu như bản thân các học sinh tự tìm hiểu, phân tích, tranh luận với nhau.

dd8fd0452_a1.jpg

Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thanh

Cô Thanh cũng chia sẻ thêm về những tiết lịch sử cô dạy trên lớp: “Cô không yêu cầu các em học quá nặng về phần kiến thức. Cô không bao giờ kiểm tra bài cũ, bởi vì cô nghĩ cái cách kiểm tra bài cũ nó khiến gây áp lực cho các em. Thứ hai là nó mang tính chất là bắt buộc các em phải học thuộc. Cô thường kiểm tra trong tiết học. Ví dụ như là học về tổ chức Liên hợp quốc, cô sẽ yêu cầu các em kể về các tổ chức đang hoạt động ở Việt Nam. Tức là liên hệ nhiều đến kiến thức thực tế. 

Nài ra, cách kiểm tra của cô có thể cho các em mở sách mở vở thoải mái nhưng cô sẽ yêu cầu các em lý giải về nguyên nhân của các sự kiện và những tác động của nó đến cuộc sống hiện nay. Cô nghĩ là khi liên hệ kiến thức thực tế sẽ giúp học sinh cảm thấy môn lịch sử gần gũi hơn.

Cô nghĩ học lịch sử, quan trọng là các em phải mắt thấy, tai nghe. Cô đã từng hỏi học sinh tại sao có con đường tên là Lê Trọng Tấn nhưng các em lại không biết ông Lê Trọng Tấn là ông nào. Nên cô cho các em xem tranh ảnh để các em có thể hình dung và hiểu được. Và cái quan trọng là mình hiểu học sinh cần gì chứ không phải là mình thích dạy cái gì thì phải ép buộc các em phải học cái đó”.

a96ee8f94_2.jpg

Những cuốn sách giáo khoa lịch sử dày với hàng loạt cột mốc lịch sử cần nhớ đã trở thành "cơn ác mộng" với nhiều học sinh

Cùng chia sẻ về vấn đề này, em Trần Thu Hà (học sinh lớp TN3, trường THPT Yên Hòa) cho biết: “Chúng em học chủ yếu là Toán, Lý, Hóa, Lịch sử lại là môn học thuộc lòng nên đa phần khối A trường em không chọn. E nghĩ nếu một tiết Sử thầy cô giáo dạy không gò bò như trong sách giáo khoa. Thầy, cô kể nhiều câu chuyện xung quanh một cuộc chiến tranh, một dấu ấn lịch sử, như vậy chúng em sẽ thấy thoải mái và nhớ lâu hơn”, bạn Hà chia sẻ thêm.

Cùng quan điểm với Hà, Nguyễn Minh Quang, học sinh lớp D3 trường THPT Yên Hòa cho biết: “Em học khối D và cũng không chọn Lịch sử là môn thi cuối cấp. Vì trên trường, các môn học chủ đạo đã chiếm hết thời gian học tập của bọn em. Bạn bè em cũng không chọn thi Lịch sử vì khi đi thi phải học thuộc lòng và nhớ các năm nhiều quá, dễ dẫn đến nhầm lẫn.

Em có biết lịch sử nước mình khi được cô giáo chiếu cho xem những phim tài liệu như là Hà Nội 12 ngày đêm, Chiến dịch Biên giới, Giải phóng miền Nam. Học như vậy em thấy rất vui, mà hầu hết các bạn trong lớp em mỗi lần đến tiết chiếu phim lịch sử đều thấy thích thú. Nhưng những tiết học được xem chiếu phim như thế thì ít lắm”.

dd8fd0452_a2.jpg

Trần Phi Hùng, lớp 12 chuyên Sinh, trường THPT chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội

Em Trần Phi Hùng, lớp 12 chuyên Sinh, trường THPT chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội lại có những chia sẻ riêng: “Em thực sự không thích môn lịch sử, mỗi lần thi hết kì em phải ôn tập, học thuộc lòng rất nhiều câu hỏi trong tất cả các chương của cuốn sách giáo khoa. Mỗi lần thi em đều cảm thấy rất áp lực”.

Trong khi đó, em Nguyễn Tuấn Trung, lớp 12 chuyên Tin, trường THPT chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội thì giải thích: “Em vốn đam mê các môn tự nhiên, đặc biệt là Tin học nên em không chọn môn Sử để thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Hơn nữa, em không thích học Sử và sợ học Sử bởi đây là bộ môn đòi hỏi tư duy cao, học thuộc nhiều, nhớ nhiều, kiến thức lại khô khan”.

dd8fd0452_a3.jpg

Nguyễn Tuấn Trung, lớp 12 chuyên Tin, trường THPT chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội

Hùng nói : “Thay vì thầy cô nói nhiều về các số liệu thì nên chiếu các phim tư liệu, hình ảnh liên quan tới lịch sử sẽ hấp dẫn và đỡ căng thẳng hơn với chúng em. Nếu môn lịch sử có một cách thi mới như vừa trắc nghiệm, vừa viết luận thì có thể em sẽ thay đổi suy nghĩ của mình để lựa chọn thi tốt nghiệp là môn sử (cười)”.

Đây cũng là mong muốn của Trung khi đề cập đến vấn đề này: “Em thấy kiến thức lịch sử cứ quay vòng, lặp đi lặp lại qua các cấp học nên hơi nhàm chán. Em đã từng xem chương trình tivi hướng dẫn thi Đại học môn lịch sử, cách học các trận đánh là tự vẽ bản đồ trận đánh. Khi kí hiệu các mũi tên nhiều chiều, nhiều màu sắc khác nhau thì thông tin trở nên rất dễ nhớ. Nếu sách lịch sử học bằng bản đồ, kí hiệu như các môn Vật Lý, Hóa học thì chúng em sẽ dễ hiểu hơn”.

Nhóm 2 - Báo in k3A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN