Câu chuyện về cô dâu "bỏ trốn"

(Sóng trẻ) - Để có thể đạt được cuộc sống sau này hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, con cái đầy đủ, cuộc sống ấm no, khi tổ chức lễ cưới, không ít gia đình phải đón dâu hai lần. Thủ tục này từng là nét văn hóa đẹp của dân tộc ta nhưng ngày nay đang bị hiểu sai ý nghĩa của nó, trở nên biến tướng đi nhiều.

Tại sao phải rước dâu hai lần?

Thông thường, trước khi dựng vợ, gả chồng cho con, các gia đình thường tìm đến các "thầy" để so tuổi tác. Chàng trai, cô gái nào có hàng Can, Chi, bản mệnh không hợp nhau, hay phạm phải tứ hành xung hoặc lục xung  sẽ được khuyên giải, tiến hành cưới hai lần để tránh chuyện li tán, lìa xa sau này. Nếu như trước kia những người con gái có hàng Can là Đinh, Nhâm, Quý, Giáp thường được cho là "cao số", hoặc có cuộc sống lận đận, vất vả khi lấy chồng phải cưới hai lần để hóa giải.

Theo phong tục, trong lần rước dâu thứ nhất, cô dâu ở nhà chú rể qua đêm tân hôn rồi đến sáng hôm sau trốn nhà mình mà không được để chú rể đưa về. Lần rước dâu thứ hai được diễn ra theo đúng phong tục và may mắn cho cô dâu khi không phải bỏ trốn như lần đầu tiên nữa.

f1c1e0f63_anh_1_2.jpg
Một đám cưới đang rước dâu tại Hà Nội

Khi phong tục không thực sự "hóa giải"

Tục lệ rước dâu hai lần nhằm mục đích hòa giải những xung khắc không đáng có của các cặp vợ chồng nhưng hiện nay nó dường như đang bị lạm dụng một cách thái quá. Thời gian gần đây, xu thế đón dâu hai lần trở thành "trào lưu". Thực trạng này không chỉ diễn ra ở thành phố mà còn lan về các vùng nông thôn, nhất là các gia đình làm nghề kinh doanh, buôn bán. Bà Nguyễn Thị Mai (xã Hoàng Vân, Hiệp Hòa, Bắc Giang) tâm sự: "Ngày xưa thời các cụ lấy nhau có cần xem tuổi tác gì đâu mà vẫn có đến tận chục đứa con, sống với nhau đến răng long đầu bạc. Bây giờ phú quý sinh lễ nghĩa, mọi người cứ vẽ vời chỉ thêm phiền phức, tốn kém!"

Để có một nghi lễ đón dâu lần một, gia đình nhà trai và nhà gái phải xem thầy phong thủy về giờ giấc, ngày tháng diễn ra làm sao để có được ngày giờ đẹp phù hợp với cô dâu và chú rể; khâu này được coi trọng đặc biệt vì ngày giờ trong lần rước dâu một là yếu tố quyết định việc rước dâu hai lần. Bắt buộc trong đám cưới đó phải có anh em họ hàng nội tộc, các "ban, bệ" họ hàng, bạn bè thân thích của nhà trai và nhà gái. Cùng đó, gia đình phải thuê ô tô đón dâu, đưa đón họ hàng hai bên, sắp cỗ tươm tất để mời mọi người. Sau khi mọi thủ tục được đã xong xuôi gia đình có đám cưới phải thu xếp xe đề họ hàng khách quý ra về. Sẽ không là vấn đề nếu như nhà trai và nhà gái ở gần nhau nhưng nếu chẳng may hai bên có khoảng cách địa lý xa thì sẽ gây ra nhiều khó về đi lại, khiến cho mọi người đều mệt mọi, niềm vui ngày hỉ không được trọn vẹn. Anh Nguyễn Văn Duy (Bắc Giang) chia sẻ: "Nhà vợ mình (Thái Bình) cách xa nhà trai hơn 120 cây số nên đi lại cũng vất vả, các thanh niên thì không sao nhưng các cụ già đi xa nhìn ai cũng sa sầm mặt mày, nên nghĩ lại cũng thấy áy náy, đã thế lại đi lại nhiều lần nên gặp nhiều khó khăn hơn".

Hôn nhân phải từ tình yêu

Xét về yếu tố văn hóa việc đón, rước dâu hai lần là một nét đẹp văn hóa trong phong tục truyền thống của dân tộc ta, nhưng hiện nay nó đang trở thành một trào lưu gây ảnh hưởng xấu, làm tốn kém, lãng phí của người dân.

Các cụ ta có câu "Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn". Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là do cặp đôi uyên ương phải cố gắng vun vén hạnh phúc gia đình, hết lòng, hết dạ yêu thương nhau, cùng chia sẻ đỡ đần cuộc sống hôn nhân, cùng nhau vun vén hạnh phúc gia đình của mình.

f1c1e0f63_anh_2_3.jpg
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc phải xuất phát từ tình yêu thực sự, để gia đình được bền vững

Trên thực tế đã có rất nhiều cặp đôi có đón, rước dâu hai lần nhưng vẫn xảy ra tình trạng ly hôn, gia đình nhiều lục đục, vợ chồng không hòa thuận, cuộc sống căng thẳng. Chị Trang (Thái Nguyên) có chia sẻ, vì là con gái tuổi dần nên khi tổ chức đám cưới của chị có đón dâu hai lần, tuy nhiên khi chung sống cùng với chồng, cả hai người đều có quá nhiều điểm bất đồng dẫn đến gia đình đổ vỡ.

Nhiều chuyên gia tâm lý cũng cho rằng  hôn nhân phải do chính cô dâu và chú rể là người quyết định, trước khi tiến tới hôn nhân các cặp đôi phải có thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng, đủ để có thể biết được sở thích, tính cách của nhau, những điểm tốt hay hạn chế của người bạn đời tương lai. Bởi vì thủ tục, lễ nghĩa cũng là những hình thức tâm linh để cho con người chúng ta cảm thấy an tâm hơn, nên hạnh phúc hay không phải do chính những người đang cầm trên tay nó quyết định.

Nguyễn Thị Vân Anh
Truyền hình K32A2
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN