Cho DongHee và câu chuyện My Little Fores
(Sóng Trẻ) - My Little Forest là dự án đang được thực hiện bởi nhà thiết kế truyền thông Cho DongHee nhằm hỗ trợ những người phụ nữ dân tộc thiểu số Karen tại làng Melakee (Chiang Mai, Thái Lan). Sáng 28/10, tác giả của dự án này đã đến Việt Nam và có buổi chia sẻ tại Nabe House (Xa La, Hà Đông) thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.
Melakee – góc khuất phía sau một Chiang Mai sầm uất
Khoảng 2 năm trước, DongHee – một nhà thiết kế truyền thông Hàn Quốc, thực hiện chuyến du lịch vòng quanh Đông Nam Á của mình và điếm đến cuối cùng của cô là Chieng Mai, Thái Lan.
Tại đây, cô tới thăm một ngôi làng nhỏ, hẻo lánh cách ChiengMai không xa, vì nghe nói đây là nơi có trại voi đầu tiên do người dân bản địa tự quản lý và chăm sóc thay vì những người giàu có.
“Ngay khi đến đây, tôi lập tức yêu mến những người dân bản địa. Họ thật tốt bụng và thân thiện. Nhưng điều làm tôi bất ngờ là khác với một Chieng Mai xinh đẹp, sầm uất và phát triển về du lịch, Melakee lại là ngôi làng nhỏ bé và còn gặp rất nhiều khó khăn. Họ có những trại voi, vườn chuối nhưng số lượng khách đến du lịch không nhiều nên thu nhập rất ít ỏi. Họ phải đi làm thêm ở những trang trại các vùng lân cận. Nhưng dù có làm việc chăm chỉ thì tối đa cũng chỉ được 4 đô la một ngày. Số tiền đó không đủ để họ đưa con cái đến trường hay nhận được những dịch vụ chăm sóc y tế thiết yếu” – DongHee chia sẻ.
Điều này thôi thúc DongHee phải làm điều gì đó cho Melakee.
Cho DongHee tại buổi chia sẻ
“Sau khi công việc đồng áng kết thúc, những người phụ nữ ở đây thường dệt vải bán. Tôi bắt đầu liên hệ bạn bè, các đối tác Hàn Quốc để giúp họ bán những tấm vải ấy. Nhưng vải thu công thường rất đắt nên số lượng người mua không nhiều”.
Cho đến một ngày, khi cô vô tình xem một bộ phim Hàn Quốc trong đó có hình ảnh một chiếc ebul Nore – một loại dây đeo mang tính biểu tượng trong văn hóa Hàn Quốc với niềm tin sẽ bảo vệ con người khỏi những linh hồn xấu xa. DongHee nảy ra ý tưởng hợp tác cùng người dân tại Melakee làm những chiếc ebul Nore và bán cho khách du lịch.
“Thường ebul Nore được làm bởi vải lụa hoặc cotton nhưng tôi đã kết hợp với những phụ nữ ở Melakee để làm bằng chính những loại vải họ dệt. Nài ra họ còn đính thêm hạt Ý dĩ – Loại hạt phổ biến ở Thái Lan. Tôi đưa chúng cho bạn bè Hàn Quốc xem và họ rất thích thú. Nhiều người lập tức đặt hàng mua. Đây chẳng phải chính là sự kết hợp văn hóa Hàn Quốc và Thái Lan sao? Một ý tưởng thú vị đấy chứ!” – DongHee hào hứng.
ebul Nore do DongHee thiết kế kết hợp văn hóa Hàn Quốc và Thái Lan
Ý tưởng này đã mở ra một năng lượng tích cực cho những người phụ nữ ở Melakee, nài ra họ còn có thêm nguồn thu nhập từ đó, khi ngày càng nhiều hơn các sản phẩm sáng tạo ra đời từ chính cộng đồng họ.
Trong vòng ba tháng sau đó, cô ở lại Chieng Mai và dạy những người dân ở đây làm ebul Nore.
“Khu vườn nhỏ của DongHee” và cơ hội đến trường cho người Karen
Việc dạy người dân ở Melakee không đơn giản như DongHee nghĩ. “Thời gian đầu tôi hoàn toàn chán nản. Mọi thứ rối tung hết lên. Bởi dân làng không biết tiếng Anh, tôi thì không hiểu tiếng Thái hay tiếng Karen. Đa số dân ở đây đều chỉ học hết cấp hai nên họ cũng không hiểu những tờ hướng dẫn tôi đưa. May mắn sao một người phụ nữ quản lý ở làng – người duy nhất trong làng học hết Đại học đã giúp tôi phiên dịch. Cô ấy là một phụ nữ thật thông minh, chăm chỉ và cô ấy hiểu rằng đây là cơ hội tốt để họ có thể kiếm tiền từ chính những sản phẩm họ làm ra”.
Sau khi kết thúc công việc ban ngày, những người phụ nữ ở Melakee lại ngồi lại với nhau và học cách làm Nore. Chỉ trong 3 tháng, những sản phẩm đẹp mắt đầu tiên đã ra đời.
DongHee trò chuyện với những bạn trẻ tại buổi chia sẻ
“Màu sắc của người dân Karen ở Melakee khá mạnh so với khách du lịch nên tôi đã phải thiết kế chúng dịu hơn. Hiện tại tôi cũng đang sáng tạo những màu mới.
Khi tôi gặp khách hàng, họ thích câu chuyện của chúng tôi và mua sản phẩm. Sản phẩm này thực sự đã kết nối nhà thiết kế, người làm thủ công và khách hàng với nhau. Tôi đặt tên dự án là My Little Forest với hy vọng nó như một khu vườn nhỏ giúp bạn dừng lại, cảm nhận sự an yên trong tâm trí” – DongHee chia sẻ.
“Nhưng vấn đề tiếp theo là số lượng khách đến làng không nhiều, đa số là khách thăm trại voi và mua đồ lưu niệm. Đông nhất cũng chỉ 12 người một ngày. Vì thế mà tôi bắt đầu nghĩ đến việc mang Nore đến những nơi khác bán. Tôi đăng ảnh lên Internet và giới thiệu cho bạn bè, khách hàng ở Hàn Quốc. Nhiều người tỏ ra rất thích thú và đã mua chúng. Một nghệ sĩ trần vải ở Nhật Bản đã mua vải và làm Nore theo màu sắc riêng của cô ấy. Mua vải thủ công cũng là sự giúp đỡ to lớn với người dân trong làng rồi.
“Tôi có ý tưởng bán chúng ở những quán cafe ở Chieng Mai – nơi thu hút nhiều khách du lịch. Mỗi quán một màu Nore khác nhau. Tôi có thể giới thiệu những quán cafe nn mà không cần tiền hoa hồng. Đổi lại, họ sẽ giúp bán Nore và chia lợi nhuận cho những phụ nữ ở Melakee.
Nài ra, tôi cũng đang làm bản đồ du lịch miễn phí trên ogle Map - ứng dụng quen thuộc của khách du lịch, để giới thiệu những quán cafe nn và có bán Nore. Vì khách du lịch dùng ogle Map rất nhiều”.
DongHee cũng đã và đang tổ chức rất nhiều workshop dạy làm Nore ở Chieng Mai, Hàn Quốc, Việt Nam,...
Người dân Melakee và ebul Nore do họ làm ra
“Một người bạn nước nài đã bảo với tôi rằng đây mới là nữ quyền. Bởi nó mang cho người phụ nữ sự độc lập, không cần phụ thuộc vào đàn ông. Họ tự kiếm tiền bằng kỹ năng của mình. Với số tiền đó, họ có thể đến trường học, nhiều cô gái trẻ làm cùng chúng tôi cũng chưa một lần được đến lớp, họ có thể đến bệnh viện khi cần, chăm sóc con cái và mang đến tương lai tốt đẹp hơn cho chúng...
Lúc đầu tôi chỉ tập trung kiếm càng nhiều tiền cho họ càng tốt nhưng sau đó tôi nhận ra điều quan trọng hơn là công việc này giúp những cô gái trẻ tăng sự tự tin, lòng tự trọng và cơ hội để họ phát triển bản thân. Tôi nghĩ đây sẽ là công việc mình làm cả đời. Tôi sẽ phát triển nó lớn hơn nữa để có thêm nhiều người dân Karen có thể học Đại học. Giáo dục là chìa khóa thay đổi mọi thứ” – DongHee tâm sự.
Bạn Nguyễn Minh Tú (Hà Nội) chia sẻ sau buổi nói chuyện: “Mình là một người rất thích các hoạt động cộng đồng, nhất là những hoạt động liên quan đến các vấn đề giáo dục, bình đẳng cho nữ giới và mình thấy buổi nói chuyện hôm nay rất thú vị. Mình đã học được rất nhiều điều và được truyền cảm hứng từ chị DongHee vì câu chuyện đẹp, con người đẹp. Từ đó nhìn nhận cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Cho DongHee là một nhà thiết kế giải pháp năng động cho các vấn đề xã hội, cô cũng là một là thiết kế truyền thông, ứng dụng khả năng và nghề nghiệp của mình rất nhiều trong các lĩnh vực làm việc với cộng đồng. Tại Seoul, Hàn Quốc, cô làm việc cho các quỹ công cộng & các N (Tổ chức phi chính phủ). Cho DongHeee đã thực hiện gây quỹ cho một số dự án tại Châu Phi nhằm thúc đẩy Giáo dục thiết yếu và các vấn đề Nước sạch cho trẻ em và người dân. |
Khánh Như
Cùng chuyên mục
Bình luận