Chợ - Sandal - Sinh viên tỉnh lẻ
(Sóng Trẻ) - Bạn M - sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội đã bị “mắc kẹt” trong vòng vây chỉ trích, nhiếc móc của các cô, các dì dãy hàng giày dép chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ vì... một đôi dép sandal.
Chợ Nghĩa Tân (Nguồn: internet)
Hỏi ra mới hay, giữa chiều nắng, cô sinh viên tỉnh lẻ ghé chợ muốn mua được đôi sandal đi học ngày hè. Đi dọc dãy chợ, M. được một cô bán hàng nhiệt tình kéo vào trong quầy, mời thử hết đôi này đến đôi khác, màu này đến màu khác, size này đến size nọ...
Trước sự nhiệt tình thái quá của chủ hàng, M. chỉ dám cười trừ, nhẹ nhàng từ chối. Nhìn thấy khách lắc đầu bỏ đi, cô chủ hàng liền níu lại, đưa đẩy: “Thì em cứ trả đi, em cứ trả hai, ba lần, không được thì đi, chị có bắt ép em gì đâu”. Bạn gái đi cùng M. thấy hai bên kèo nèo phức tạp, đành đưa ra một cái giá mà chẳng nghĩ rằng chủ hàng sẽ chấp nhận bán với hi vọng mong cho xong vụ rắc rối mà đi. Nhưng vừa bước ra khỏi quầy hàng được hai bước, chủ hàng đã đồng ý và tiếp sau câu nói đó là động tác bỏ sandal vào túi một cách nhanh nhẹn của chủ hàng.
M. cười đầy ái ngại và tế nhị từ chối. Nhưng cô chủ hàng bất ngờ đanh mặt lại, lớn tiếng chửi mắng. M. khẽ nhăn mặt, sử dụng bao nhiêu lời nhỏ nhẹ, lịch sự để từ chối, nhưng M. càng từ chối, càng nhỏ nhẹ bao nhiêu thì chủ hàng càng dồn tới, càng lớn tiếng bấy nhiêu. Cuộc mua bán “nhỏ nhặt” không chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ hẹp, nó còn nổ ra lớn hơn với tiếng hô hào của chủ hàng. Các bà, các chị, các bác, các cô bán dép xung quanh chạy tới, vun vào, thậm chí còn nói những câu rất khó nghe. M. nhận ra bị dồn vào đường cùng, nhưng vẫn phải tế nhị mà từ chối, mà giải thích bởi cô biết dân chợ búa chẳng nên dây dưa vào, lại thêm rước hoạ vào thân.
Ảnh mang tính chất minh họa cho bài viết
(Nguồn: internet)
Nhưng tất cả nỗ lực giải thích của cô sinh viên tỉnh lẻ nhỏ bé và đơn độc này chỉ là vô ích khi chẳng ai cần nghe, chẳng ai cần hiểu. Người ta chỉ muốn bán được hàng và chỉ muốn thế thôi. Với tình huống bị bắt chẹt bởi những “dân chợ búa” này, M. không chấp nhận mua đôi sandal với bất kì giá nào bởi vấn đề không là tiền mà là cái thái độ bán hàng ở đây. Tức giận nhưng không thể nói gì bởi có nói cũng không ai nghe. Cô bé đứng yên ngay tại quầy hàng, muốn chơi bài lì với họ.
Cuối cùng, các bà bán hàng xung quanh đề nghị giảm thêm mười ngàn (thực ra là năn nỉ được giảm mười ngàn để khách mua) cùng rất nhiều những phiền phức mà họ đã gây ra, M. đành ngậm ngùi trả tiền để thoát khỏi rắc rối. Không còn muốn mua bán gì thêm nữa, M. ấm ức, tức tưởi cùng bạn rời khỏi chợ Nghĩa Tân ngay lập tức.
Chợ Nghĩa Tân (Nguồn: internet)
Hỏi ra mới hay, giữa chiều nắng, cô sinh viên tỉnh lẻ ghé chợ muốn mua được đôi sandal đi học ngày hè. Đi dọc dãy chợ, M. được một cô bán hàng nhiệt tình kéo vào trong quầy, mời thử hết đôi này đến đôi khác, màu này đến màu khác, size này đến size nọ...
Trước sự nhiệt tình thái quá của chủ hàng, M. chỉ dám cười trừ, nhẹ nhàng từ chối. Nhìn thấy khách lắc đầu bỏ đi, cô chủ hàng liền níu lại, đưa đẩy: “Thì em cứ trả đi, em cứ trả hai, ba lần, không được thì đi, chị có bắt ép em gì đâu”. Bạn gái đi cùng M. thấy hai bên kèo nèo phức tạp, đành đưa ra một cái giá mà chẳng nghĩ rằng chủ hàng sẽ chấp nhận bán với hi vọng mong cho xong vụ rắc rối mà đi. Nhưng vừa bước ra khỏi quầy hàng được hai bước, chủ hàng đã đồng ý và tiếp sau câu nói đó là động tác bỏ sandal vào túi một cách nhanh nhẹn của chủ hàng.
M. cười đầy ái ngại và tế nhị từ chối. Nhưng cô chủ hàng bất ngờ đanh mặt lại, lớn tiếng chửi mắng. M. khẽ nhăn mặt, sử dụng bao nhiêu lời nhỏ nhẹ, lịch sự để từ chối, nhưng M. càng từ chối, càng nhỏ nhẹ bao nhiêu thì chủ hàng càng dồn tới, càng lớn tiếng bấy nhiêu. Cuộc mua bán “nhỏ nhặt” không chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ hẹp, nó còn nổ ra lớn hơn với tiếng hô hào của chủ hàng. Các bà, các chị, các bác, các cô bán dép xung quanh chạy tới, vun vào, thậm chí còn nói những câu rất khó nghe. M. nhận ra bị dồn vào đường cùng, nhưng vẫn phải tế nhị mà từ chối, mà giải thích bởi cô biết dân chợ búa chẳng nên dây dưa vào, lại thêm rước hoạ vào thân.
Ảnh mang tính chất minh họa cho bài viết
(Nguồn: internet)
Nhưng tất cả nỗ lực giải thích của cô sinh viên tỉnh lẻ nhỏ bé và đơn độc này chỉ là vô ích khi chẳng ai cần nghe, chẳng ai cần hiểu. Người ta chỉ muốn bán được hàng và chỉ muốn thế thôi. Với tình huống bị bắt chẹt bởi những “dân chợ búa” này, M. không chấp nhận mua đôi sandal với bất kì giá nào bởi vấn đề không là tiền mà là cái thái độ bán hàng ở đây. Tức giận nhưng không thể nói gì bởi có nói cũng không ai nghe. Cô bé đứng yên ngay tại quầy hàng, muốn chơi bài lì với họ.
Cuối cùng, các bà bán hàng xung quanh đề nghị giảm thêm mười ngàn (thực ra là năn nỉ được giảm mười ngàn để khách mua) cùng rất nhiều những phiền phức mà họ đã gây ra, M. đành ngậm ngùi trả tiền để thoát khỏi rắc rối. Không còn muốn mua bán gì thêm nữa, M. ấm ức, tức tưởi cùng bạn rời khỏi chợ Nghĩa Tân ngay lập tức.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Báo Mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo Mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận