Phóng sự: muôn màu chuyện sinh viên làm thêm theo giờ (phần 1)

KỲ 1:  Con đường trải đầy hoa hồng?

(Sóng trẻ)-Sinh viên đi làm thêm theo giờ thu hoạch được nhiều thành quả có ích về tài chính và kinh nghiệm - bước khởi đầu tốt cho những người trẻ mới chập chững đi vào ngưỡng cửa cuộc đời. 

1- Tìm việc làm thêm dễ như trở bàn tay

Dạo quanh các trang web và facebook tuyển dụng hoặc đi dọc các con phố, ta dễ dàng bắt gặp những thông tin tuyển dụng người làm thêm với nội dung cơ bản như công việc là gì, khoảng thời gian làm việc, mức tiền công, số điện thoại liên lạc để nhận việc… 

a6831d92b_treo_bien_tuyen_dung_lam_them.jpg
Treo biển tuyển nhân viên bán hàng (Ảnh từ nguồn Internet)

Đặc điểm nổi bật phân biệt việc làm thêm theo giờ với các việc làm thêm khác: Sinh viên được trả công theo số giờ đã làm. Tiền công dao động từ 10 nghìn - 25 nghìn/giờ, phổ biến là 10 nghìn đồng/giờ.

5e5dd6a11_viec_lam_them_tren_fb.jpg
Tin tuyển dụng từ facebook

Có nhiều con đường làm thêm theo giờ cho sinh viên nam và nữ lựa chọn, đa dạng về ngành nghề, linh hoạt về thời gian. Có các nghề như bảo vệ nhà hàng, giúp việc gia đình, chạy bàn, bán quần áo và phụ kiện thời trang… Thời gian làm việc xoay chuyển theo lịch học, có ca dài kéo dài đến 8 giờ/ngày, ca ngắn từ 4-5 giờ/ngày. Tìm cho mình một công việc làm thêm theo giờ phù hợp với sở thích, năng lực và lịch học có vẻ là chuyện dễ dàng như trở bàn tay đối với sinh viên đang trọ học ở thủ đô Hà Nội. 

2- Lợi ích của việc làm thêm

Đỗ Thị Hồng Nhung - cựu sinh viên Học viện thanh thiếu niên cho biết bạn từng nhận làm giúp việc gia đình ở khu Đường Láng vào ngày nghỉ với mức tiền công 25 nghìn/giờ - một số tiền được xem là cao so với những công việc khác, tính chất công việc được xem là “nhàn, giống hệt việc nhà” như lau nhà, nấu ăn, rửa bát… Bạn làm cho gia đình trí thức nên họ đối xử lịch sự, văn minh. “Họ còn cho mình đồ ăn mang về nữa” - Nhung chia sẻ.

Đọc tin tuyển dụng trên fanpage uy tín, Trần Ngọc Mai quê ở Hòa Bình đã trở thành nhân viên bán hàng trong một cửa hàng giày dép thời trang ở Trung Kính. Vì bán hàng có thưởng theo doanh thu sản phẩm nên trung bình 1 tháng Mai được thưởng từ 200-300 nghìn đồng cộng vào tiền công cứng, có tháng nhiều nhất lên tới 500 nghìn. 

Nhờ tiền công đi làm, Mai mua được thêm nhiều đồ dùng cá nhân như quần áo, giày dép… Đi làm vừa kiếm thêm tiền lại có cơ hội học hỏi những kĩ năng mềm mà trên giảng đường thầy cô chưa kịp truyền thụ hết. “Đi làm tiếp xúc với nhiều dạng người tính cách khác nhau nên bản thân mình cũng tìm ra nhiều cách giao tiếp tương ứng với từng kiểu người và biết nhanh nhạy tính toán các con số” - Mai hồ hởi chia sẻ kinh nghiệm. Mai còn nhận định rằng nhiều người thích kinh doanh nhưng vì một vài lí do nào đó mà không theo học ngành kinh tế, đi làm thêm là cách “thỏa mãn đam mê dang dở”.

5e5dd6a11_1.png 
A Công trong lúc chạy bàn ở phòng hát

Còn đối với Hồ A Công - sinh viên năm 3 ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước của Học viện thanh thiếu niên lại coi việc làm thêm theo giờ là nguồn cung cấp tiền ăn học cho Công trên Hà Nội. 

Xuất thân từ một gia đình thuần nông, dân tộc H’Mông ở tỉnh Điện Biên - cực Tây của Tổ Quốc, bố mất từ năm Công học lớp 11, bốn anh em Công cố gắng vượt khó khăn, nỗ lực thi đỗ vào các trường đại học ở Hà Nội. Theo gương anh trai là sinh viên trường đại học Luật Hà Nội vừa đi học kết hợp đi làm thêm, Công xin vào làm ở một quán cà phê có dàn máy hát karaoke. Công việc chính là bảo vệ trông xe, khi nào quán đông khách thì phụ giúp chạy bàn, dọn dẹp phòng hát. 

Với số tiền công kiếm được bằng sức lao động chân chính, tuy cuộc sống sinh viên không được sung túc như bạn bè cùng lứa, nhưng Công có đủ tiền chi trả cho học phí, tiền phòng trọ và tiền ăn uống - một cuộc sống tạm coi là yên ổn giữa thành phố Hà Nội náo nhiệt nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt. Ước mong tốt nghiệp đại học với tấm bằng đẹp, cõng con chữ về bản kiến thiết quê hương của Công đang dần trở thành hiện thực một phần nhờ vào công việc làm thêm theo giờ.

Đỗ Diễm Hằng Minh - Báo in K35A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN