COVID- 19, hồi chuông cảnh tỉnh con người về cách đối xử với thiên nhiê

(Sóng trẻ) - Tình hình dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây nên vẫn chưa có dấu hiêu chấm dứt nhưng hệ quả mà nó mang lại thì ai cũng có thể lường trước được ít nhiều. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, người ta thấy môi trường dần trở nên tốt hơn, các yếu tố tự nhiên dường như đang được cải thiện. Liệu đây có phải là tín hiệu tốt từ một đại dịch?

Các chính phủ của hơn hai trăm quốc gia trên thế giới đang đau đầu về dịch COVID- 19, chạy đua với tốc độ và phạm vi lây lan nhanh của virus corona. Giới khoa học thì đang ráo riết để tìm cho ra bằng được một loại vacxin có thể kiểm soát đại dịch này. 

Tính đến ngày 4/4, thế giới ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm virus corona, trong đó hơn 58.000 trường hợp tử vong. Những con số này vẫn tăng lên từng giờ. Biện pháp cách ly xã hội đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng để chống lại đại dịch do chủng mới của virus corona gây ra. Và rõ ràng, điều này thực sự hiệu quả, không chỉ đối với dịch bệnh mà còn đối với việc cải thiện môi trường.

Cả thế giới thay đổi

Chỉ sau một thời gian rất ngắn sau khi biện pháp cách ly xã hội được thực hiện lần lượt tại các quốc gia trên toàn thế giới, người ta mới nhìn thấy rõ thế giới tự nhiên khi vắng bóng hoạt động của con người thì như thế nào.

Trung Quốc, nơi xảy ra dịch đầu tiên, có lẽ là quốc gia thấy được rõ nhất sự thay đổi của môi trường sống sau vài ngày bắt đầu thực hiện cách ly toàn xã hội. Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch (CREA) ở Phần Lan, từ 3/2 đến ngày 1/3, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) tại Trung Quốc, được sản sinh chủ yếu do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, đã giảm đi ít nhất 25% so với trước đó.

Là nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, Trung Quốc “đóng góp” 30% lượng khí thải CO2 hằng năm trên toàn thế giới. Do đó, việc tạm dừng hoạt động các nhà máy, xí nghiệp, hạn chế giao thông… có tác động lớn việc giảm khí độc ra môi trường dù chỉ trong một thời gian ngắn. CREA ước tính, khoảng 200 triệu tấn carbon dioxit được giảm thiểu.

985aee5e1_20031116160801nasapollutionimageexlarge169.jpg

985aee5e1_20031116161002nasapollutionimageexlarge169.jpg

Các chỉ số ô nhiễm không khí của Trung Quốc đang được cải thiện rõ rệt (Ảnh: CNN)

Chuyển sang Hồng Kông, qua các trạm giám sát ở khu vực sầm uất nhất nơi này, bao gồm Trung tâm, Vịnh Causerway và Mongkok, cho thấy chất gây ô nhiễm là hạt mịn PM 2.5 đã giảm 32%, hạt PM 10 giảm tới 29% và khí nitơ dioxide (NO2) giảm 22%. Đây quả thật là một tín hiệu đáng mừng đối với Hồng Kông khi vùng đất nhiều, trong nhiều thập kỷ qua, các chỉ số an toàn không khí luôn vượt mức mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị.

Tình hình không khí tốt hơn cũng diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tại thủ đô New Delhi, từ dữ liệu của chính phủ cho thấy nồng độ trung bình của bụi PM 2.5 đã giảm 71% trong chưa đầy một tuần (từ 91 microgam/m3 xuống 26 microgam/m3). Còn theo Jordan Wildish, giám đốc dự án tại Earth econom, một tổ chức phi lợi nhuận môi trường có trụ sở tại Tacoma cho biết tỉ lệ các hạt bụi mịn nguy hiểm trong không khí tại San Francisco đán giảm 40% so với cùng thời điểm năm nái, trong khi tại New York là 28% và Seattle là 32%.

985aee5e1_cnn.jpg

985aee5e1_cn.jpg

Sự thay đổi của một thành phố ở Ấn Độ trong những ngày cách ly xã hội (Ảnh: CNN)

Ở Ý, quốc gia có số người chết do virus corona lớn nhất thế giới, sau một thời gian cách ly xã hội, chẳng những không khí được cải thiện mà ngay cả con kênh Venice cũng có một sự biến đổi lớn: những đàn cá bơi lội.

985aee5e1_w216p_6ee21079b654d946bb2ad1c7c46beb38.fit560w.jpg

Dòng nước của kênh đào Venice dường như trong hơn khi không có thuyền qua lại; những đàn cá bơi lội, điều mà rất hiếm khi xảy ra vào ngày thường (Ảnh: NBC News)

COVID- 19, hồi chuông cảnh tỉnh con người về cách đối xử với thiên nhiên

Điều lớn nhất mà đại dịch làm được là giúp nhân loại thức tỉnh về hành vi của mình đối với thiên nhiên.

Sonia Shah, tác giả của cuốn sách “Đại dịch” xuất bản năm 2017 cho biết con người đã phá rừng, chiếm dụng rất nhiều đất cho các thành phố, mỏ, trang trại… và hủy hoại môi trường sống sống hoang dã. Đó là lý do tại sao 150 loài bị tuyệt chủng mỗi ngày. Những loài còn lại phải chen lấn vào những mảnh đất nhỏ của mối trường sống hoang dã mà con người để lại cho chúng. 

Không có vùng hoang dã để sinh sống, bắt buộc những loài động vật, chứa vô vàn loại virus có hại đến con người, phải tìm đến nơi gần con người để tồn tại. Sonia Shah lấy ví dụ: “Khi bạn chặt phá khu rừng, nơi dơi sinh sống, chúng sẽ không biến mất mà di chuyển đến trên những cây trong sân sau hoặc trang trại của bạn. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp xúc với chất thải của chúng hơn. Mọi người đều biết rằng với Ebola, trường hợp đầu tiên là một đứa trẻ 2 tuổi ở Tây Phi đang chơi gần một cái cây nơi dơi sống".

f01507874_f.jpg

Nếu không phải corona thì cũng sẽ có những virus khác tấn công con người khi chúng tiếp cận được (Ảnh: Vox)

Khi biện pháp cách ly xã hội được ra thực hiện người ta thấy rõ sự thay đổi của môi trường nếu hoạt động của con người tạm ngưng. Cuộc sống của con người vẫn cần được cải thiện và phát triển, môi trường tự nhiên vẫn cần phải được phục hồi nhưng không phải là cách này – một đại dịch chết người. COVID- 19 lần một lần nữa rung hồi chuông cảnh tỉnh con người về hành động của mình. 

Khi đại dịch chấm dứt…

Li Shuo, cố vấn chính sách khí hậu cấp cao của Greenpeace East Asia lo ngại khi mối đe dọa virus corona đi qua, Trung Quốc sẽ chỉ tập trung vào việc khôi phục lại nền kinh tế, vốn đã bị tổn thương sau chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, mà tàn phá môi trường khốc liệt hơn.

Năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã tung ra gói kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 586 tỷ USD để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phần lớn trong số đó dành cho các dự án cơ sở vật chất quy mô lớn. Nhưng sự bùng nổ ô nhiễm không khí đã diễn ra vào tháng 9 năm 2013 khiến quốc gia này lâm vào khủng hoảng môi trường, kéo theo đó là vô vàn hệ lụy diễn ra.

f01507874_sf.jpg

(Ảnh minh họa)

Rồi đại dịch COVID- 19 cũng sẽ qua đi, các quốc gia, nhất là những nước phát triển như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu sẽ quay trở lại nhịp sống công nghiệp của mình. Bài toán về khôi phục lại nền kinh tế chắc chắn phải được giải quyết nhưng theo cách nào: tiếp tục đánh đổi môi trường hay nghĩ cho môi trường nhiều hơn, sẽ là câu hỏi cần có đáp án phù hợp.

Đắc Quang (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN