Cử nhân báo chí, trăn trở ngày ra trường

(Sóng trẻ) - Ước mơ đem theo bên mình khi bước vào cổng trường đại học của các tân sinh viên luôn là nhanh chóng trở thành những nhà báo “mắt sáng, lòng trong bút sắc”. Tuy nhiên sau bốn năm, ước mơ nhiệt huyết ngày nào đang dần trở thành những nỗi lo lắng, hoang mang.

Những lo lắng, mông lung…

Một trong những điều khiến các sinh viên trăn trở nhiều nhất chính là về kết quả tốt nghiệp. Quãng thời gian bốn năm đại học không dài cũng không ngắn, thế nhưng phải tới khi sắp ra trường thì các sinh viên mới bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về kết quả học tập.

Kết quả xếp loại không phải là cái sẽ khẳng định con đường thành công nhưng ít nhất, nó cũng phản ánh phần nào những nỗ lực. Bạn Nguyễn Hữu Phúc (sinh viên K35 Khoa báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) bày tỏ: “Ngay từ đầu mình cũng đã mong muốn có được một tấm bằng tốt khi ra trường. Tuy nhiên, vì năm thứ hai mình tham gia khá nhiều hoạt động nại khóa nên điểm không được cao. Điều mình trăn trở nhất bây giờ chính là ngày đó mình đã không cố gắng hết sức và khiến điểm trung bình bốn năm bị kéo xuống khá nhiều”.

Không chỉ có thế, áp lực nghề nghiệp cũng ngày càng lớn hơn khi bước vào năm cuối. Bạn Trần Thị Vân Đan (sinh viên K35 Khoa báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Bây giờ sau khi học xong mình thấy mông lung lắm, không biết ra trường sẽ làm gì. Mình nghĩ điều quan trọng nhất với sinh viên báo chí hiện nay khi sắp ra trường chính là khó có thể tìm được một công việc phù hợp với xã hội cũng như nhu cầu của bản thân”.
 
Nài ra, nhiều sinh viên còn cảm thấy chưa quen được với việc trưởng thành, tự lập và dần rời ra khỏi sự bao bọc của gia đình và trường học. Bạn Vũ Huy Hoàng (Khoa báo chí ĐHKHXH&NV) chia sẻ: “Mình là con cả trong gia đình nên áp lực đặt lên vai cũng khá lớn. Bốn năm học đại học mình cũng đã tìm việc đi làm thêm để đỡ gánh nặng cho bố mẹ ở quê nhưng bây giờ sắp ra trường rồi, còn nhiều dự định trong tương lai phải làm, không thể dựa dẫm vào bố mẹ mãi được. Mình theo nghiệp báo lại hay phải đi xa, điều mình cảm thấy lo lắng nhất chính là không thể có nhiều thời gian để ở bên bố mẹ”.

Yêu cầu của thời cuộc

Mọi sinh viên năm cuối dường như đều giống nhau, tất cả đều chung một mối lo đó là công việc sau khi ra trường. Điều khiến các sinh viên năm cuối băn khoăn nhiều nhất có lẽ chính là các bạn không biết kiến thức mình học được trong bốn năm đã đủ hay chưa, và phải sử dụng như thế nào.

Nghề báo là một nghề đặc thù bởi học trong sách vở thì ít còn học nài thực tế cuộc sống thì nhiều. Ông Lê Hoàng Anh (Phó tổng biên tập Báo Hà Nội mới) cho biết: “Chúng tôi rất hay nhận bài của sinh viên báo chí nhưng tỉ lệ sử dụng bài không nhiều, chỉ chiếm khoảng 20 – 25%. Sinh viên nhiệt tình, hăng hái nhưng lại không đủ lý luận căn cứ, giải pháp chưa sâu vì chưa có kinh nghiệm và sự hiểu biết về các lĩnh vực. Sinh viên nắm lý thuyết chắc nhưng thiếu thực hành, áp dụng kém”.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Thực tế, điểm yếu của các sinh viên báo chí không chỉ được nhìn nhận bởi những người đi trước mà không ít sinh viên khi còn đang học tập cũng đã phát hiện ra điều này. “Mình thấy sinh viên báo chí có kĩ năng nghề nghiệp khá tốt nhưng lại thiếu kiến thức về xã hội. Hầu hết các bạn đều nghĩ chỉ cần có kĩ năng tốt là ra làm nghề được, nhưng khi muốn tập trung vào một chuyên ngành nào thì phải thực sự hiểu biết về mảng đó. Và mình rất là lo sợ liệu bản thân có đủ kiến thức để theo nghề báo nữa hay không”, bạn Nguyễn Hữu Phúc chia sẻ.

Mỗi phóng viên, nhà báo hiện nay không chỉ đơn thuần là những người ngồi viết hay gõ bàn phím đơn thuần. Để sống được với nghề, họ phải là những cây bút “đa năng”. Nghĩa là, nài kĩ năng viết còn phải biết chụp ảnh, quay phim, dựng phim,.... Bên cạnh đó, sinh viên báo chí không riêng gì năm cuối bên cạnh việc rèn giũa ngòi bút thì vẫn luôn gặp trở ngại trong việc tự học thêm những chứng chỉ như nại ngữ, tin học,... Việc nắm vững và sử dụng thành thạo các trang thiết bị công nghệ hiện đại cũng là điều không phải sinh viên nào cũng có đủ điều kiện để cải thiện. 

Chọn hướng đi riêng

Nhìn nhận thẳng vấn đề, vì những yêu cầu của chuyên ngành đang học khá cao nên sinh viên hiện nay ra trường làm trái ngành không còn là điều hiếm thấy. Sinh viên báo chí cũng không phải nại lệ. Bạn Trần Thị Vân Đan bày tỏ: “Sau này mình có dự định làm về truyền thông bởi vì mình có những kiến thức liên quan đến báo chí, mà báo chí là một phần rất quan trọng của truyền thông. Tuy nhiên kĩ năng về truyền thông của mình như việc sử dụng các kênh truyền thông và xây dựng một kế hoạch truyền thông hấp dẫn nhất đối với người tiếp nhận thì lại không có. Đó là khó khăn lớn nhất mình đang vướng bận”.

Nói về Đan, nghề nghiệp mà cô bạn này hướng đến sau này có chút gì đó vẫn liên quan đến báo chí. Nhưng có những người không như Đan, nghề nghiệp và con đường đi hoàn toàn trái ngược với chuyên ngành học của mình. Chị Phạm Thị Việt Hương, nhân viên marketing của Five9, cựu sinh viên Báo ảnh K32 là một ví dụ cho điều này. “Dĩ nhiên là có nhiều khó khăn lắm. Mình phải tìm hiểu và làm quen với những cái mới hoàn toàn so với chuyên ngành mình đào tạo. Bản thân mình mạnh về phần viết (chữ, hình ảnh) trong khi công việc hiện tại thì liên quan tới các con số, nhân sự,... Nguyên do mình chọn nghề này không phải do ghét bỏ báo chí. Chỉ đơn giản là mình thích học thêm những công việc khác thôi”, chị Việt Hương tâm sự.

Như vậy, đằng sau tấm bằng cử nhân luôn là những lo lắng trăn trở của không ít sinh viên báo chí năm cuối. Những người muốn gắn bó với cây bút còn có nỗi lo của họ, những người không còn ngọn lửa đam mê báo chí cũng có nỗi niềm riêng của mình. Tuy vậy, dù làm đúng ngành đúng nghề hay không, mỗi sinh viên không riêng gì năm cuối đều cần trang bị cho mình vững chắc những kỹ năng nghề nghiệp và không ngừng tích lũy thêm vốn sống. Và điều cần nhất có lẽ là tìm được cho mình một đam mê. Chính đam mê kết hợp với những kỹ năng, vốn sống mà bạn có sẽ dẫn bạn đến thành công.

Đặng Thị Minh Trang – Báo in K35A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN