Cửu vạn – Không còn là nghề của riêng nam giới

(Sóng Trẻ) -  Gạt đi những ánh mắt xem thường của nhiều người thành thị, hàng ngàn người vẫn coi bốc vác là một nghề, nghề mà có lẽ dành cho nam giới, những người có sức khỏe. Tuy nhiên, không khó khăn để bắt gặp những phụ nữ “bươn mình” với nghề này, bởi với họ, “cửu vạn” chính là miếng cơm manh áo hàng ngày của cả gia đình.

 Nhọc nhằn nghề cửu vạn

1h chiều, xe hàng tập trung về cổng sau chợ Đồng Xuân. Những người bốc vác thuê lại tiếp tục công việc sau giấc ngủ trưa vội vàng. Mỗi ngày, hàng chục kiện hàng che lấp cả thân người vác trên vai, vác bộ tới các sạp hàng cũng phải mất cả trăm mét, hay vượt qua chiếc thang bộ cả vài chục bậc, sự nặng nhọc ấy cũng không làm vơi đi ý chí trong họ.

                                          16265eea8_b8955111538c9006f1005795e26f_35899387.dscn2422.jpg

                            Vất vả, nặng nhọc không làm vơi đi ý chí của những người bốc vác thuê

Giờ giải lao, mọi người tụ họp, cùng trêu đùa vui vẻ, những tiếng cười ròn rã phần nào làm vơi đi nỗi vất vả trong họ. Có người tranh thủ chợp mắt lấy lại sức để chuẩn bị cho phần việc tới.

                                             16262c10a_cf05618db49105f247b0b8c47d82_35899398.dscn2427.jpg

                                      Tranh thủ chợp mắt lấy lại sức để chuẩn bị cho phần việc tới

Những “cửu vạn” ở đây đến từ khắp các vùng quê: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nam Định, Hưng Yên… Tất cả xuống thành phố nỗ lực làm thuê với ước mơ rất đỗi giản dị: kiếm miếng cơm manh áo. Khi được hỏi về lý do tại sao lại lên thành phố làm nghề này, anh Vũ (Hưng Yên) nét mặt thoáng buồn trả lời: “Ruộng nhà không còn nữa, không có gì làm thì không có tiền nên lên đây kiếm việc”. Nói rồi anh lại tiếp tục kiện hàng trên vai chuyển vào chợ. Với chiếc áo đã thấm ướt mồ hồi, cuộc mưu sinh vẫn chưa ngừng…

Việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp để xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp khiến người nông dân không còn ruộng đất để làm, vì thế họ đổ xô ra thành phố kiếm việc. Và bốc vác thuê trở thành nghề được nhiều người chọn lựa. Dẫu biết là cực nhọc, ảnh hưởng tới sức khỏe về sau này, nhưng cuộc sống khắc nghiệt, có nghề vẫn hơn. Đó cũng là tâm lý chung của nhiều người lao động.

“ Cửu vạn” – Không còn là nghề của riêng nam giới

Người xưa có câu: “Nữ công gia chánh”. Người con gái khi về nhà chồng phải biết việc nhà mới là dâu nan, việc kiếm tiền là của người đàn ông. Ấy là quan niệm của người xưa, còn ngày nay, nhiều người phụ nữ phải bôn ba bên nài, vật lộn với cuộc sống để kiếm tiền chăm lo gia đình. Với nhiều phụ nữ, “cửu vạn” đã không còn chỉ là công việc của đàn ông.

Cô Lê Thị Thơm, ở Nam Định cho biết: “Thường thì dậy lúc 3h sáng  dỡ hàng và chuyển vào trong chợ, có khi dùng xe đẩy có lúc thì vác nếu là hàng quần áo. Công thường được 100.000 nghìn /ngày, hôm nào nhiều hàng thì được hơn, nhưng cũng có hôm không mấy chủ mướn thì chỉ được 50.000  nghìn”. Khi được hỏi tại sao lại chọn nghề này, cô cười và chia sẻ: “Nghề này tuy nặng nhọc nhưng được tiền ngay, nếu buôn bán thì không biết sẽ lỗ hay lãi, với lại có nghề vẫn hơn”.

                                              162688420_f8c6c05bdb70e1b2403ccad8e7f6_35899408.dscn2446.jpg

                                              1626d9063_2411cb1552363714a6fdd03fec3c_35899414.dscn2490.jpg

                                              “ Cửu vạn” – Không còn là nghề của riêng nam giới

Cô Thơm cũng là người gắn bó với nghề khá lâu. Suốt 12 năm ròng, ngày nào cũng dậy từ hai rưỡi sáng ra chợ bốc dỡ hàng đến các sạp, tờ mờ tối mới trở về nhà. Bữa cơm trưa đạm bạc, chỉ mấy hạt lạc, mấy miếng đậu nhồi thịt và vài cọng rau, như vậy đã là sang lắm. Chỗ ngồi cũng đâu phải bàn ghế, có khi là cầu thang, khi thì tại xe trở hàng, khi thì ở hè chợ, miễn sao là chỗ nắng không chiếu vào, mưa không tới nơi.

Khổ cực là vậy, nhưng cũng có nhiều phụ nữ khác cũng chọn nghề này với tâm lý như cô Thơm “nặng mà chắc”. Thế nên, không khó gì khi gặp những “cửu vạn chuyên nghiệp” là nữ giới không chỉ ở chợ Đồng Xuân, chợ Long Biên hay chợ Dịch Vọng.

Dậy sớm, công việc trải dài cả ngày, bữa cơm vội vàng, giấc ngủ trưa chớp nhoáng, cái vòng tuần hoàn cứ thế lặp đi lặp lại, và người cửu vạn vẫn cứ phải tiếp tục cuộc mưu sinh của mình…

Nguyễn Mai Hương
Phát thanh – Truyền hình K30B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN