Dân tộc Thổ với nghề làm võng gai
(Sóng Trẻ) - Không biết từ bao giờ, chiếc võng gai đã đi vào cuộc sống của người dân tộc Thổ như một huyền thoại. Chiếc võng theo người dân lên nương, đu dưa bên những rặng tre làng, vắt vẻo dưới gốc cây đa; chiếc võng gai là nôi đưa êm ả, ru ngủ giấc say nồng cho em bé sau một ngày nằm trên địu của mẹ lên nương, là lời ru, câu hát của mẹ trong mỗi buổi trưa hè.
“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa trận-
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường sơn Đông nhớ trường sơn Tây”
Nếu như chiếc võng trong bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật là chiếc võng bằng vải, gắn bó với người chiến sĩ sau những giờ chiến đấu ác liệt thì chiếc võng gai lại là vật dụng gắn liền với cuộc sống “sớm nắng chiều mưa” của người lao động , chiếc võng gai đã trở thành sản phẩm văn hóa truyền thống của người dân tộc Thổ vùng Tây Bắc- Nghệ An.
Không biết từ bao giờ, chiếc võng gai đã đi vào cuộc sống của người dân tộc Thổ như một huyền thoại. Chiếc võng theo người dân lên nương, đu dưa bên những rặng tre làng, vắt vẻo dưới gốc cây đa; chiếc võng gai là nôi đưa êm ả, ru ngủ giấc say nồng cho em bé sau một ngày nằm trên địu của mẹ lên nương, là lời ru, câu hát của mẹ trong mỗi buổi trưa hè.
Nghề làm võng gai bây giờ không còn nhiều như trước nữa, nhưng may mắn thay, có một dân tộc ở một vùng quê nghèo vẫn giữ nguyên nghề làm võng gai truyền thống, đó là những đồng bàoTộc thổ, thuộc vùng Tây Bắc – Nghệ An.
Để làm được một chiếc võng gai rất vất vả, đòi hỏi người làm phải kiên trì, tỉ mỉ và rất khéo léo. Nguyên liệu chính để làm là lá gai. Trước đây, loại cây này mọc rất nhiều trên núi, bà con dân tộc thường gùi từng gùi từ trên núi về nhà. Nhưng ngày nay, do nạn phá rừng và di cư nhiều nên cây gai không mọc nhiều nữa, muốn làm võng gai, bà con phải tự trồng ở vườn nhà nên số lượng rất ít và hiếm hoi, kiếm được rất khó khăn.
Thân cây gai chỉ nhỏ bằng ngón tay. Vỏ thân cây rất mềm và dẻo. Muốn làm võng, người ta phải ngồi tỉ mẩn hàng giờ đồng hồ xé từng sợi vỏ ra, rửa sạch rồi chọn sợi. Có người còn xước hết cả da tay khi tước sợi gai.
Các công đoạn làm võng rất cầu kỳ, không khác gì so với việc dệt một tấm vải thổ cẩm. Bao gồm: chọn sợi, tết quai võng, chọn loại then, vẽ hoa văn, phơi khô…Cần một thời gan rất dài mới có thể hoàn thành một chiếc võng gai hoàn chỉnh, khoảng từ ba đến bốn tháng, ai làm nhanh thì hai tháng. Cái khó cũng là nét tinh hoa nhất của võng gai là cách tết phần tang võng và tạo hoa văn từng mắt võng. Từng sợi gai được đôi bàn tay các mẹ, các chị vừa đan vừa xoắn sao cho săn chắc, hai đầu võng và phần tang hai mép võng được bện cầu kỳ, đặc biệt các vết nối khéo léo đi liền với nhau khó có thể phát hiện được. Chiếc võng gai với những hoa văn tinh tế của người dân tộc Thổ, sợi gai rất mềm và mát tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.
Xã Nghi Xuân - huyện Quỳ Hợp là vùng nổi tiếng với truyền thống làm võng gai. Đa số đồng bào ở đây đều là người dân tộc Thổ. Các gia đình đều giữ nguyên truyền thống làm võng gai truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác cho đến tận ngày nay. Những bé gái cũng được ông bà, bố mẹ dạy cách làm từ sớm.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại võng được sản xuất công nghệ hiện đại như: võng vải, võng dù, võng sắt… với đủ màù sắc sặc sỡ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích nằm võng gai hơn bởi sjw mềm mại, thoáng mát của nó. Bác Lê Thị Hường, người dân tộc Thổ, huyện Quỳ Hợp cho biết: “Làm nên một chiếc võng gai không đơn giản như làm làm loại võng khác, cho nên giá cả cũng đắt hơn. Mỗi chiếc võng bán ra thị trường là 500 nghìn đồng, có cái lên đến một triệu, tùy to nhỏ… khác nhau.”
Ngày nay, võng gai được sử dụng phổ biến hơn, xuất khẩu ra nước nài với số lượng không nhỏ. Mặc dù trong hoàn cảnh kỹ thuật sản xuất tiên tiến hiện đại phát triển nhanh chóng, nhưng võng gai vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nó.
Chiếc võng gai mang một giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc của dân tộc Thổ vùng Tây Bắc Nghệ An. Để gìn giữ nét văn hóa truyền thống ấy, thế hệ trẻ dân tộc Thổ nói riêng và người Nghệ An nói chung cần phát huy những gì mà cha ông ta để lại, để chiếc võng gai không còn đơn thuần là chiếc võng nấp dưới rặng tre làng, mà còn là cái nôi lớn ru ngủ tâm hồn dân tộc Việt.
Cao Thị Sơn
Lớp Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận