Đằng sau tin tức là những số phậ
(Sóng Trẻ) - Báo chí có chức năng tạo dựng và định hướng dư luận. Mỗi tin tức trên báo đều ảnh hưởng và tác động tới cuộc sống của nhiều người bởi tin tức không chỉ là một thông tin đơn thuần, đằng sau đó còn là những số phận.
Những tin đồn thất thiệt
Bằng cách đưa tin về dịch bệnh chân tay miệng, nhà báo làm thay đổi nhận thức và hành vi của con người. Thông tin về một phụ nữ trẻ hóa già trở thành cầu nối của nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân tìm đến giúp đỡ… Đấy là sức mạng của truyền thông, của báo chí. Vì vậy, nhà báo phải là người đưa tin trung thực, chính xác.
Tuy nhiên, gần đây trên báo chí xuất hiện những tin đồn bịa đặt nhưng được nhiều cơ quan truyền thông đăng tải một cách tùy tiện, không kiểm chứng, gây ra những hậu quả đặc biệt nguy hiểm.
Sầu riêng vốn là đặc sản của Nam Bộ. Năm 2007, khi đi thị sát vùng trồng và bảo quản sầu riêng, một số nhà báo đưa tin rằng các nhà vườn quét thuốc trừ nấm Carbendazim ở dạng đậm đặc lên vết cắt phần cuống của trái sầu riêng, cảnh báo ăn sầu riêng gây ung thư. Tin tức truyền nhanh như tên lửa trên các trang báo mạng, blog, forum. Nhiều người hoang mang, lo sợ, không dám ăn loại trái cây ưa thích bấy lâu của mình. Còn người nông dân điêu đứng, sầu riêng đã trở thành”sầu chung” của bao người. Những trái sầu riêng chín mọng trên cây không ai mua, có mua cũng lỗ nên đành bỏ. Bao nhiêu công sức đều đổ xuống sông, xuống biển. Đến khi cơ quan chức năng vào cuộc, tiến hành lấy mẫu kiểm tra và đưa ra kết luận: ăn sầu riêng không bị ung thư bởi hàm lượng carbendazim dưới mức quy định.
Những tin đồn tương tự như công nghệ làm trứng gà giả, ăn cá rô đầu vuông bị ung thư… khiến người nông dân vốn vất vả nơi ruộng đồng lại càng thêm khốn đốn vì của làm ra bị tẩy chay, nợ nần chồng chất.
Một tin đồn đáng chú ý nữa là trước thềm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà nại cảm Phan Thị Bích Hằng phán đoán cầu Long Biên, cầu Bãi Cháy bị sập khiến nhiều người không dám đi trên cầu, tìm cách ngăn cản con cháu, họ hàng, bạn bè dẫn tới tắc đường ở nhiều nơi. Thậm chí không ít người nghỉ việc ở nhà, công việc đình trệ, ảnh hưởng tới cả dây truyền sản xuất.
Nếu như ngày xưa tin đồn chỉ xuất hiện ở những vùng quê lạc hậu, lây lan qua truyền miệng thì ngày nay, tin đồn có mặt ở những đô thị lớn và cả những người có nhận thức đều dễ dàng tin chúng. Tốc độ lan truyền và hậu quả của những tin đồn nhảm trên các trang báo thật khủng khiếp.
Nguyên nhân phát sinh tin đồn
Trước hết, những tin đồn bắt nguồn từ chính các nhà báo. Một bộ phận không nhỏ những người cầm bút chưa ý thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình. Vì thiếu hiểu biết hay động cơ không trong sáng, nhà báo đã bẻ cong ngòi bút, đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu căn cứ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người và xã hội.
Không chỉ dừng lại ở những trang báo, với thế giới phẳng như ngày nay, tin tức lan truyền như một thứ dịch bệnh. Chỉ bằng cú click chuột đơn giản, bài báo được truyền đi khắp nơi. Những trang báo mạng tha hồ copy – paste, “xào nấu” để cập nhật thật nhanh. Hơn nữa, tin đồn được thêm thẳt, xuyên tạc bởi tính chủ quan của người truyền tin. Không được ai kiểm tra tính chính xác, thông tin được chế biến càng ngày càng xa tin gốc, làm xáo trộn cuộc sống và số phận của những người trong cuộc.
Lương tâm nhà báo
Hàng ngày trên khắp đất nước, hàng nghìn, hàng triệu tờ báo, trang mạng được đọc, đồng nghĩa với đó là tầm ảnh hưởng sâu rộng của báo chí tới đông đảo nhân dân. Chính vì thế các nhà báo phải học được bài học đắt gía trước khi “chuyện đã lỡ rồi” về tính chính xác của thông tin. Mỗi người cần phải suy nghĩ kĩ lưỡng, cẩn trọng những điều muốn viết, phải nỗ lực trau dồi đạo đức, nhân cách để không sa ngã vào những cám dỗ tầm thường. Có như thế ngòi bút mới làm nở hoa cho đời.
Những tin đồn thất thiệt
Bằng cách đưa tin về dịch bệnh chân tay miệng, nhà báo làm thay đổi nhận thức và hành vi của con người. Thông tin về một phụ nữ trẻ hóa già trở thành cầu nối của nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân tìm đến giúp đỡ… Đấy là sức mạng của truyền thông, của báo chí. Vì vậy, nhà báo phải là người đưa tin trung thực, chính xác.
Tuy nhiên, gần đây trên báo chí xuất hiện những tin đồn bịa đặt nhưng được nhiều cơ quan truyền thông đăng tải một cách tùy tiện, không kiểm chứng, gây ra những hậu quả đặc biệt nguy hiểm.
Sầu riêng vốn là đặc sản của Nam Bộ. Năm 2007, khi đi thị sát vùng trồng và bảo quản sầu riêng, một số nhà báo đưa tin rằng các nhà vườn quét thuốc trừ nấm Carbendazim ở dạng đậm đặc lên vết cắt phần cuống của trái sầu riêng, cảnh báo ăn sầu riêng gây ung thư. Tin tức truyền nhanh như tên lửa trên các trang báo mạng, blog, forum. Nhiều người hoang mang, lo sợ, không dám ăn loại trái cây ưa thích bấy lâu của mình. Còn người nông dân điêu đứng, sầu riêng đã trở thành”sầu chung” của bao người. Những trái sầu riêng chín mọng trên cây không ai mua, có mua cũng lỗ nên đành bỏ. Bao nhiêu công sức đều đổ xuống sông, xuống biển. Đến khi cơ quan chức năng vào cuộc, tiến hành lấy mẫu kiểm tra và đưa ra kết luận: ăn sầu riêng không bị ung thư bởi hàm lượng carbendazim dưới mức quy định.
Những tin đồn tương tự như công nghệ làm trứng gà giả, ăn cá rô đầu vuông bị ung thư… khiến người nông dân vốn vất vả nơi ruộng đồng lại càng thêm khốn đốn vì của làm ra bị tẩy chay, nợ nần chồng chất.
Một tin đồn đáng chú ý nữa là trước thềm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà nại cảm Phan Thị Bích Hằng phán đoán cầu Long Biên, cầu Bãi Cháy bị sập khiến nhiều người không dám đi trên cầu, tìm cách ngăn cản con cháu, họ hàng, bạn bè dẫn tới tắc đường ở nhiều nơi. Thậm chí không ít người nghỉ việc ở nhà, công việc đình trệ, ảnh hưởng tới cả dây truyền sản xuất.
Nếu như ngày xưa tin đồn chỉ xuất hiện ở những vùng quê lạc hậu, lây lan qua truyền miệng thì ngày nay, tin đồn có mặt ở những đô thị lớn và cả những người có nhận thức đều dễ dàng tin chúng. Tốc độ lan truyền và hậu quả của những tin đồn nhảm trên các trang báo thật khủng khiếp.
Nguyên nhân phát sinh tin đồn
Trước hết, những tin đồn bắt nguồn từ chính các nhà báo. Một bộ phận không nhỏ những người cầm bút chưa ý thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình. Vì thiếu hiểu biết hay động cơ không trong sáng, nhà báo đã bẻ cong ngòi bút, đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu căn cứ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người và xã hội.
Không chỉ dừng lại ở những trang báo, với thế giới phẳng như ngày nay, tin tức lan truyền như một thứ dịch bệnh. Chỉ bằng cú click chuột đơn giản, bài báo được truyền đi khắp nơi. Những trang báo mạng tha hồ copy – paste, “xào nấu” để cập nhật thật nhanh. Hơn nữa, tin đồn được thêm thẳt, xuyên tạc bởi tính chủ quan của người truyền tin. Không được ai kiểm tra tính chính xác, thông tin được chế biến càng ngày càng xa tin gốc, làm xáo trộn cuộc sống và số phận của những người trong cuộc.
Lương tâm nhà báo
Hàng ngày trên khắp đất nước, hàng nghìn, hàng triệu tờ báo, trang mạng được đọc, đồng nghĩa với đó là tầm ảnh hưởng sâu rộng của báo chí tới đông đảo nhân dân. Chính vì thế các nhà báo phải học được bài học đắt gía trước khi “chuyện đã lỡ rồi” về tính chính xác của thông tin. Mỗi người cần phải suy nghĩ kĩ lưỡng, cẩn trọng những điều muốn viết, phải nỗ lực trau dồi đạo đức, nhân cách để không sa ngã vào những cám dỗ tầm thường. Có như thế ngòi bút mới làm nở hoa cho đời.
Đặng Thị Hương
Lớp báo mạng điện tử K.31
Học viện báo chí và tuyên truyền
Lớp báo mạng điện tử K.31
Học viện báo chí và tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận