"Trường học tốt phải là trường phải gieo được khát vọng và động lực cho chính học sinh của mình”

(Sóng trẻ) - Đó là nhận định của PGS TS Trần Thành Nam về vụ việc “học sinh lớp 3 bị nhà trường tạm ngưng học online vì còn nợ học phí tăng cường".

sa.png
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Giáo dục không để ai bị bỏ lại phía sau. 

 

Cụ thể vừa qua, câu chuyện của một cậu bé 7 tuổi vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid hoành hành TP HCM kéo dài “giãn cách xã hội”, điều này đã khiến cho gia đình cậu bé không thể hoàn thành học phí Tiếng Anh tăng cường và tiền dịch vụ cho trường. Chỉ vì số tiền gần 2.000.000đ mà nhà trường đã không cho cậu bé tham gia học online với cả lớp. Chỉ đến khi nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm và hoàn thành số học phí trên, cậu bé mới được tiếp tục hành trình học tập của mình. 

Để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề, phóng viên đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục – Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

PV: Thưa PGS.TS Trần Thành Nam! Là một chuyên gia về tâm lý giáo dục, ông đánh giá như thế nào về hình thức xử lý của nhà trường trên?

Theo tôi, trong đại dịch Covid đã có rất nhiều người bị tổn thương. Một người làm giáo dục mà đưa ra cách xử lý làm ảnh hưởng đến cơ hội học tập của các bạn và làm tổn thương thêm các bạn. Thì người đó chưa thật sự thấm đẫm tinh thần giáo dục. Vì trong bối cảnh dịch bệnh, cách thức duy nhất để các bạn kết nối với thế giới bên ngoài là thông qua lớp học, nhưng mà vì một số điều kiện liên quan đến kinh tế mà “phạt” học sinh bằng cách cắt luôn cái kết nối cuối cùng của bạn. Như vậy là đã không cân nhắc dựa trên nguyên tắc đạo đức cơ bản của con người. Ở phương diện một người làm giáo dục, có cách thức xử lý như vậy, ở trong thời điểm nhạy cảm như vậy thì tôi đánh giá là “hơi vô cảm”, “không tinh nhạy” và vi phạm nguyên tắc đạo đức đầu tiên của những người làm công tác trồng người, kể cả trong tất cả tình huống khác ở các cấp học. 

Dĩ nhiên, đây không phải là hiện tượng phổ quát, chỉ là hiếm gặp, nhưng đều gây ảnh hưởng đến hình ảnh giáo dục nói chung và biểu tượng người thầy nói riêng. Làm xã hội nhận thức về vai trò và vị trí của người thầy đi xuống. 

PV: Liệu trường hợp trên có phải là sự bất bình đẳng trong giáo dục mà học sinh đang phải đối mặt, thưa ông?

Đây là một sự bất bình đẳng trong giáo dục. Đối với những người làm giáo dục, họ phải ý thức được nhiều hơn về bộ quy tắc mà Việt Nam đã kí với tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) “Cơ hội giáo dục phải giành cho tất cả mọi người”. Nhà nước ta đã thực hiện rất nhiều chính sách thế nhưng một bộ phận nhỏ có một số cách thức ứng xử tại thời điểm đó khá là phản cảm. Rõ ràng nguồn lực nhà nước có thể không đủ nhưng nhà trường hoàn toàn có thể huy động nguồn lực của xã hội, của tập thể giáo viên và phụ huynh trong trường để hỗ trợ bạn. Tại sao lại đưa ra một quyết định “tước” luôn đi cơ hội của học sinh như thế? 

Trong bối cảnh cả nước đều chung tay ủng hộ cho quỹ Covid, vác xin… để hỗ trợ những người khó khăn.Thì càng ở trong thời điểm nhạy cảm, người lãnh đạo, đặc biệt ở trong lĩnh vực giáo dục càng phải thể hiện tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau” với chính học sinh của mình. Có những đơn vị giai đoạn vừa rồi đã làm rất tốt với nhiều sáng tạo như: “Sóng và máy tính cho em” thành công, “ATM gạo”, “ATM Oxy”,…

PV: Theo PGS. TS, việc bị đối xử bất bình đẳng như vậy sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của các em?

Việc tước quyền học chỉ vì liên quan đến tiền học phí, dịch vụ, hay là sự khác biệt về giai tầng xã hội, sẽ dẫn đến việc đứa trẻ mất đi niềm tin, động cơ phấn đấu. Khi gặp tình huống như vậy, các bạn sẽ nảy sinh tâm lý tự “dán nhãn” rằng mình ở tầng lớp thấp sẽ không thể nào cải biến được. Ngoài ra, nó còn tạo tâm lý hâm hực, nhụt chí cho các bạn, các bạn sẽ tự hỏi “Tại sao lại bất công thế?” “Tại sao mình lại không được sinh ở điều kiện tốt hơn?”. Và dần dần sẽ có những hành vi mang tính chất phá hủy chính tương lai của mình. Bắt đầu thù hằn người khác, thù hằn xã hội rồi chống đối xã hội, nhìn về sâu xa sẽ dần trở thành thành phần gây hại cho xã hội. Về cơ bản, tất cả tệ nạn tội phạm xã hội đều xuất phát từ bất bình đẳng trong giáo dục.

PV: Theo ông, những người làm công tác giáo dục nên có những giải pháp như thế nào để hạn chế được sự bất công trong giáo dục như trên?

Thứ nhất, là “thiện tâm và không gây hại”. Đối với giáo dục Việt Nam, Bậc tiểu học được miễn phí, thế nhưng vì nguồn lực nhà nước không đủ để trang trải cho các hình thức khác nên mỗi trường đều có cách thức riêng để tăng thu như dạy thêm, dịch vụ,.. Điều đó dẫn đến việc những bạn nào mà không đáp ứng đủ như cầu như vậy là bị tước cơ hội. Đó cũng là một thực trạng. 

Thứ hai, cần phải có một số phẩm chất đạo đức khác trong ứng xử. Đó là sự công bằng và chính trực. Tất cả mọi học sinh đến trường không cần biết là tầng lớp như thế nào, địa vị kinh tế ra sao, chúng ta đều phải ứng xử với họ theo cách giống nhau. Người đi đầu phải làm đúng trách nhiệm của bản thân, không có bị ảnh hưởng bởi bất cứ thế lực hay ý chí của ai cả.

Cuối cùng là tôn trọng quyền con người và phẩm giá của họ. Mục tiêu của trường học là phải tạo mọi cơ hội cho mỗi cá nhân ở bất cứ vị thế nào, hoàn cảnh như thế nào. Luôn tạo mọi điều kiện và cơ hội để cho học sinh học tập và vươn lên, phát huy tốt khả năng của mình, có cơ hội thỏa mãn ước mơ. 

Một trường học tốt là một trường học phải gieo cho học sinh của mình khát vọng, động lực để phát huy tốt tối đa tiềm lực bản thân. Chứ không cần thiết phải nhiều tiền hay ở các thành phố lớn mới được gọi là trường tốt. Đấy mới là cái để chúng ta thi đua với nhau. 

PV: Dưới góc độ chuyên gia, ông có lời khuyên gì muốn nhắn nhủ các vị phụ huynh mà đang có con ở trong trường hợp trên?

Đối vs những trường hợp yếu thế và hoàn cảnh, phụ huynh có thể giúp cho con bằng cách truyền cho con động lực, niềm tin về tương lai tươi sáng. Đừng để cho các con tuyệt vọng “gắn nhãn” vì mình sinh ra gia cảnh thấp nên sẽ không thể thành công.

Đôi lúc trong hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ chúng ta không tạo ra được cho con nhiều thứ. Thì ít nhất để cho con động lực ý chí. Để cho con một ước mơ bằng cách xem con mình có những điểm gì thật mạnh, điểm gì tốt của con thì chú ý khuyến khích tạo điều kiện cho con phát huy. Nếu không có điều kiện cho học trường tốt nhất, thì ít nhất tâm hồn con cũng phải trở thành người tốt. Về sau sẽ có những cơ hội để được người khác nhìn nhận. Nếu mà chúng ta ai cũng giữ được quan điểm như vậy thì xã hội bớt đi những người tuyệt vọng và ấm ức với đời, thậm chí là cả những người gây hại cho xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN