Đề thi văn Cao đẳng – khơi nguồn sáng tạo
(Sóng Trẻ) - Sáng 15/7, các sĩ tử đã dự thi Cao đẳng môn Văn khối C và D. Đề thi lần này được đánh giá là tạo hứng khởi cho thí sinh với câu nghị luận xã hội bàn về sự cao quý của nghề nghiệp.
Sau những bàn luận về “mê muội thần tượng” hay “kẻ cơ hội” trong đề thi Đại học các khối C và D, đề văn Cao đẳng năm nay cũng tạo nhiều hứng khởi cho thí sinh khi yêu cầu luận bàn về sự cao quý của nghề nghiệp. Đây là một đề văn rất hay và đặc biệt có ý nghĩa với các thí sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp của mình. Các thí sinh có thể thoải mái bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của mình với ý kiến: “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”
Kiều Linh – thí sinh đến từ trường THPT Ngọc Tảo – Phúc Thọ - Hà Nội dự thi tại Học viện Kĩ thuật quân sự (điểm thi trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội) bày tỏ: “Em rất ấn tượng với câu nghị luận xã hội. Đây là một đề tài rất thực tế. Trong bài, em đã lấy ví dụ về những người nông dân. Mặc dù công việc của học gắn với đồng áng, vất vả, lam lũ nhưng họ là những con người cao quý với những công việc đáng được xã hội tôn trọng”.
Rạng rỡ bước ra khỏi trường thi.
Câu nghị luận xã hội trong đề thi không chỉ giúp các sĩ tử có những cái nhìn thực tế, tự do bày tỏ quan điểm của mình mà còn giúp các em có những nhận định, vạch ra những kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai của mình, giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, các thí sinh còn tỏ ra rất tâm đắc với câu 3b trong đề thi. Câu chuyện về bạo lực gia đình và những bế tắc trong cuộc sống người đàn bà làng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền nài xa” đã được đưa ra bàn luận, phân tích. Không chỉ sử dụng những kiến thức trong sách vở, bài viết của các thí sinh cần đưa ra những cái nhìn riêng, những kiến thức thực tế để bài viết được sâu sắc và đánh giá cao.
“Câu chuyện về người đàn bà làng chài thực sự đã gây cho em nhiều xúc động và suy ngẫm về cuộc sông lam lũ, vất vả của những người dân vùng biển, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tâm hồn. Những bế tắc của họ đã được tác giả nhìn bằng đôi mắt đồng cảm, thấu hiểu” - một thí sinh chuyên Văn - trường THPT Sơn Tây – Hà Nội nhận định.
Cấu trúc mới của đề văn những năm gần đây không chỉ mang tĩnh thực tiễn cao mà còn khơi gợi khả năng sáng tạo của thí sinh. Tính thực tiễn của đề thi thường được thể hiện rõ nét nhất trong câu nghị luận xã hội. Những chủ đề thời sự nóng hổi của xã hội lần lượt được đem ra bàn luận trong những bài viết của các thí sinh. Từ những bàn luận về “gian lận trong thi cử”, “sự đánh mất niềm tin” trong đề thi Đại học khối C và D năm 2009, đến sự “mê muội thần tượng” và “kẻ cơ hội” trong đề thi Đại học năm nay; hay những bàn luận về “sự cao quý của nghề nghiệp” của đề thi Cao đẳng... đã khiến đề thi những năm gần đây nhận được sự đánh giá cao của nhiều thí sinh cũng như các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh.
Sau những bàn luận về “mê muội thần tượng” hay “kẻ cơ hội” trong đề thi Đại học các khối C và D, đề văn Cao đẳng năm nay cũng tạo nhiều hứng khởi cho thí sinh khi yêu cầu luận bàn về sự cao quý của nghề nghiệp. Đây là một đề văn rất hay và đặc biệt có ý nghĩa với các thí sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp của mình. Các thí sinh có thể thoải mái bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của mình với ý kiến: “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”
Kiều Linh – thí sinh đến từ trường THPT Ngọc Tảo – Phúc Thọ - Hà Nội dự thi tại Học viện Kĩ thuật quân sự (điểm thi trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội) bày tỏ: “Em rất ấn tượng với câu nghị luận xã hội. Đây là một đề tài rất thực tế. Trong bài, em đã lấy ví dụ về những người nông dân. Mặc dù công việc của học gắn với đồng áng, vất vả, lam lũ nhưng họ là những con người cao quý với những công việc đáng được xã hội tôn trọng”.
Rạng rỡ bước ra khỏi trường thi.
Câu nghị luận xã hội trong đề thi không chỉ giúp các sĩ tử có những cái nhìn thực tế, tự do bày tỏ quan điểm của mình mà còn giúp các em có những nhận định, vạch ra những kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai của mình, giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, các thí sinh còn tỏ ra rất tâm đắc với câu 3b trong đề thi. Câu chuyện về bạo lực gia đình và những bế tắc trong cuộc sống người đàn bà làng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền nài xa” đã được đưa ra bàn luận, phân tích. Không chỉ sử dụng những kiến thức trong sách vở, bài viết của các thí sinh cần đưa ra những cái nhìn riêng, những kiến thức thực tế để bài viết được sâu sắc và đánh giá cao.
“Câu chuyện về người đàn bà làng chài thực sự đã gây cho em nhiều xúc động và suy ngẫm về cuộc sông lam lũ, vất vả của những người dân vùng biển, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tâm hồn. Những bế tắc của họ đã được tác giả nhìn bằng đôi mắt đồng cảm, thấu hiểu” - một thí sinh chuyên Văn - trường THPT Sơn Tây – Hà Nội nhận định.
Cấu trúc mới của đề văn những năm gần đây không chỉ mang tĩnh thực tiễn cao mà còn khơi gợi khả năng sáng tạo của thí sinh. Tính thực tiễn của đề thi thường được thể hiện rõ nét nhất trong câu nghị luận xã hội. Những chủ đề thời sự nóng hổi của xã hội lần lượt được đem ra bàn luận trong những bài viết của các thí sinh. Từ những bàn luận về “gian lận trong thi cử”, “sự đánh mất niềm tin” trong đề thi Đại học khối C và D năm 2009, đến sự “mê muội thần tượng” và “kẻ cơ hội” trong đề thi Đại học năm nay; hay những bàn luận về “sự cao quý của nghề nghiệp” của đề thi Cao đẳng... đã khiến đề thi những năm gần đây nhận được sự đánh giá cao của nhiều thí sinh cũng như các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh.
Kiều Luyến
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận