Thiếu 76.000 giáo viên, thạc sĩ sư phạm vẫn thất nghiệp

(Sóng Trẻ) - Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại 43 tỉnh - thành, các trường học hiện đang thiếu gần 76.000 giáo viên. Tuy nhiên, lại có khoảng 40.000 cử nhân sư phạm chưa có việc làm đúng chuyên môn hoặc thất nghiệp. 

7dc5768db_hinh_1.jpg
Hình 1. Phạm Quang Đạt bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ. (Ảnh: NVCC)

Phạm Quang Đạt (1992, Nam Định) vừa bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Sư phạm I Hà Nội. Trước đó, Đạt đã có bằng cử nhân khoa toán Đại học Sư phạm II Hà Nội và hiện cũng là sinh viên năm 3 ngành kinh tế chính trị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Con đường học hành tưởng như thuận lợi nhưng hiện nay Đạt vẫn chưa có được một công việc ổn định phù hợp với chuyên môn sư phạm.

Không từ bỏ

Quang Đạt cho biết: “Nhận bằng cử nhân xong thì tôi về quê nộp hồ sơ xin việc tại các trường ở thành phố Nam Định. Khi đi nộp hồ sơ thì thấy bằng cấp người ta là Đại học sư phạm I Hà Nội, rồi thạc sĩ sư phạm, hơn hẳn mình nên đành rút hồ sơ. Loay hoay mấy tháng ở quê mà không tìm được việc, chán nản lắm nên vào TP.Hồ Chí Minh tìm cơ hội. Được một trường THCS kí hợp đồng, nhưng lương chỉ hơn triệu một tháng không sống được, nên ra lại Hà Nội học thạc sĩ”.

Thời gian Đạt vào nam, mẹ Đạt cho biết gia đình rất lo lắng, thường xuyên gọi điện hỏi thăm, động viên con. “Nhà không có người quen nào trong đó, mà Đạt thì sức khỏe không được tốt, lúc đầu tôi cũng cản không cho đi nhưng sau thấy con quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp giáo viên thì tôi cũng động viên, ủng hộ. Lúc Đạt về nài này, gia đình mừng lắm, đỡ lo lắng hơn” – mẹ Đạt chia sẻ.

7dc5768db_hinh_2.jpg

Hình 2. Đạt làm thêm nhiều nghề “tay chân” để có tiền đóng học phí. (Ảnh: Thế Đoàn)

Ra Hà Nội, Đạt làm nhiều công việc tay chân để có tiền nuôi bản thân và đóng học phí. Đạt ngậm ngùi chia sẻ: “Mình nghĩ là lấy được tấm bằng thạc sĩ thì cơ hội sẽ nhiều hơn nên càng quyết tâm. Có đợt học cả ngày không làm ra tiền, toàn ăn mì tôm thay cơm, cũng ngại chả dám kể với gia đình. Lúc đó cảm thấy chán nản lắm, nhiều khi muốn bỏ cuộc vì học thạc sĩ khá tốn kém mà chả biết lấy bằng xong có tìm được công việc như ý không”.

Lấy khó khăn làm động lực

Nhận thấy bạn bè lớp đại học sư phạm ngày xưa hầu như làm trái ngành, Đạt cũng muốn tìm kiếm những cơ hội mới nên đã thi vào Ngành kinh tế chính trị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

7dc5768db_hinh_3.jpg
Hình 3. Đạt dành phần lớn thời gian cho học tập và nghiên cứu. (Ảnh: Thế Đoàn)

Quang Đạt chia sẻ về hướng đi của mình: “Học hai trường cùng lúc cũng hơi áp lực, thêm nữa cũng phải đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, đóng học phí. Nhưng tôi cảm thấy bước đi này là đúng. Lựa chọn ngành kinh tế là lựa chọn để đảm bảo an toàn khi không thể tìm được công việc giáo viên. Vì hiện nay, cắt giảm biên chế giáo viên, lương thì không đủ đảm bảo cuộc sống. Nói như thế không phải tôi từ bỏ nghề giáo viên mà là đang mở rộng thêm cơ hội cho bản thân”.

Những người bạn cùng lớp đại học kém 6 tuổi đều tỏ ra ngạc nhiên khi biết Đạt đã có bằng cử nhân sư phạm và đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ sư phạm nhưng vẫn theo học chính quy ngành kinh tế. Lại Tiến Bắc – sinh viên cùng lớp Đạt cho biết: “Vì lớp ít con trai nên từ lúc vào đại học mình đã ngồi cùng bàn với anh Đạt, qua trò chuyện thì biết được hoàn cảnh, quá trình học tập cũng như cuộc sống hiện nay của anh, mình rất cảm phục sự nghiêm túc trong học tập của anh Đạt”.

Cánh cửa nghề nghiệp có rộng mở ?

Hiện tại, Đạt vừa đi học vừa đi làm thêm và nhận gia sư môn toán vào các buổi tối. Sự nhiệt tình, tâm huyết với học sinh và kiến thức chuyên môn của Đạt được nhiều phụ huynh yên tâm tin tưởng. Chị Phạm Thị Huế - phụ huynh học sinh cho biết: “Công việc của vợ chồng tôi khá bận nên ít có thời gian cùng con trao đổi bài vở, từ lúc Đạt vào làm gia sư thì tôi yên tâm hơn, kết quả học tập môn toán cũng cải thiện, rất là mừng”.

“Tôi bây giờ chỉ biết cố gắng nâng cao chuyên môn và năng lực của bản thân thôi chứ chưa biết có tìm được công việc phù hợp trong ngành giáo dục không ? Vì gia đình thuần nông không có nhiều mối quan hệ, mình thân cô thế cô nên càng phải cố gắng nhiều hơn nữa” - Quang Đạt chia sẻ.

Tại hội nghị “Công tác thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh năm 2018” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đại diện Vụ giáo dục Đại học cho biết mặc dù Bộ đã ra quy định về siết ngưỡng đầu vào đối với các ngành sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng chỉ tiêu đăng ký vào ngành sư phạm năm 2018 vẫn ở mức cao. Số lượng học sinh đăng ký vào sư phạm tăng lên nhiều lần.

Phạm Thế Đoàn - DPT35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN