Đền Đô – Mảnh đất thiêng thờ tám vị vua triều Lý

(Sóng trẻ) – Bắc Ninh vốn là mảnh đất giàu giá trị văn hóa, là cái nôi sản sinh ra các làn điệu dân ca quan họ đi vào lòng người. Tuy nhiên không chỉ nổi tiếng với giai điệu mượt mà, đằm thắm ấy, Bắc Ninh còn là nơi thờ phụng biết bao vị vua, biết bao anh hùng hào kiệt thời xưa... tọa lạc trong các ngôi đền, chùa... Và Đền Đô chính là một trong những ngôi đền như vậy.


Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 20km, Đền Đô hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Đền Lý Bát Đế hay Cổ Pháp Điện, tọa lạc tại xóm Thượng, làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây là ngôi đền thờ 8 vị vua triều Lý Với lối kiến trúc công phu, tinh xảo cùng với giá trị lịch sử to lớn. Ngày 21/1/1991, Đền Đô đã được công nhận là di sản lịch sử - văn hóa theo quyết định 154 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


Lịch sử xây dựng


Đền Đô được xây dựng từ hàng nhiều thế kỉ trước bởi Lý Thái Tông khi còn trị vì đất nước. Từ xa xưa, nơi đây đã được liệt vào hàng Tam cổ: “Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi đền đã phải hứng chịu nhiều sự phá hủy bởi những cơn mưa bom khốc liệt. Tuy nhiên đến ngày nay, Cổ Pháp điện đã vượt qua một khoảng thời gian dài bền bỉ, vẫn trụ vững để chứng kiến mọi sự đổi thay của thời cuộc.


Ngôi đền thiêng thờ 8 vị vua của triều Lý, từng trị vì, cai quản và bảo vệ đất nước chống lại sự xâm lược của kẻ thù. Theo thứ tự, đó là các vị vua: Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ 1009 – 1028), Lý Thái Tông (1028 – 1054), Lý Thánh Tông (1054 –1072), Lý Nhân Tông (1072 – 1128), Lý Thần Tông (1128 -1138), Lý Anh Tông 1138 – 1175), Lý Cao Tông (1175 – 1210) và Lý Huệ Tông (1210 – 1224).


b4674e032__mg_2837.jpg

Hai trong 8 vị vua được thờ phụng trong ngôi đền: vua Lý Nhân Tông và Lý Thái Tổ.


Như vậy có thể thấy giá trị lịch sử của ngôi đền này to lớn và đáng quý đến mức nào.


Kiến trúc của Đền Lý Bát Đế


Quần thể kiến trúc Đền Đô có tổng diện tích là 31.250 mét vuông, gồm hai khu vực chính: nội thành và nại thành.


Ở quần thể nội thành nổi bật với cổng vào được gọi là “Ngũ Long Môn”. Sở dĩ gọi là Ngũ Long Môn bởi ở đây có năm cánh được chạm khắc rồng vô cùng tinh tế. Trải qua dòng chảy của thời gian nhưng những hoa văn trên cánh cửa tuyệt nhiên không hề bị mai một, nó vẫn tôn lên dáng vẻ uy nghiêm mà cổ kính tạo ấn tượng cho các du khách khi đến tham quan khu di tích lịch sử này.


004b0ed92_ngu_long_mon.jpg

Ngũ Long Môn của Cổ Phát điện


Bên trái của Ngũ Long Môn có khắc áng văn bất hủ “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 khi chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lưu (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Tấm bia khắc đầy đủ 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 vị vua triều Lý.


b4674e032_anh3.jpg

Áng văn bất hủ “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn


Đi qua Ngũ Long môn sẽ đến với trung tâm của quần thể kiến trúc gọi là “Chính điện”. Phần kiến trúc này gồm 3 phần.


Trước tiên là Phương đình. Gọi là Phương đình bởi đây là gian nhà có hình vuông, gồm 8 mái, ba gian rộng 80 mét vuông.


004b0ed92_phuong_dinh.jpg

Nhà Phương Đình trong đền Đô


Tiếp theo đó là nhà Tiền Tế có diện tích là 220 mét vuông gồm 7 gian. Trong nhà Tiền Tế bên trái treo tấm bảng ghi lại “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ, bên phải treo tấm bảng ghi lại bài thơ nổi tiếng “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.


b4674e032_chieu_doi_do.jpg

Tấm bảng ghi “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ


004b0ed92_nam_quoc_son_ha.jpg

Tấm bảng ghi lại bài thơ nổi tiếng “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt

Phần cuối cùng trong Chính điện là Cổ Pháp điện. Đây là gian trong cùng có diện tích là 180 mét vuông, là nơi đặt ngai thờ bài vị và tượng của 8 vị vua triều Lý.


Nếu nội thành của ngôi đền mang nét trang nghiêm, cổ kính thì khu nại thất lại mang vẻ đẹp phong thủy hữu tình. Đó là do kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 cong đao của Thủy đình nằm trên hồ Bán Nguyệt (nửa vầng trăng). Đây là nơi để các vị vua, quan lại ngày trước ngồi xem biểu diễn múa rối nước.


b4674e032__mg_2858.jpg

Vẻ đẹp hữu tình của Thủy đình hồ Bán nguyệt.


Nài hai phần chính ra, Đền Đô còn có một số khu kiến trúc khác nằm ngay bên cạnh Chính điện.


004b0ed92_lu_huong.jpg

Lư hương được đặt trước Phương Đình


004b0ed92_chuyen_bong.jpg

Nhà chuyền bồng trong khu kiến trúc nội thành


Hội đền


Hằng năm vào ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch, tại đây tổ chức hội đền rất lớn mà ở đó có sự tham gia của mọi người dân làng Đình Bảng cùng khách du lịch thập phương. Đây là lễ hội kỉ niệm ngày vua Lý Công Uẩn lên ngôi và ban Chiếu dời đô, bởi vậy hội đền này mang ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn.


Nài việc được công nhận là di sản lịch sử - văn hóa, Đền Đô còn xác lập kỷ lục Việt Nam là ngôi đền được nhiều người biết đến nhất. Hiện tấm bảng kỉ lục vẫn được treo ở trong ngôi đền.


b4674e032__mg_2845.jpg

Đền Đô – Đền thờ 8 vị vua triều Lý được nhiều người biết đến nhất


Qua những di tích lịch sử lâu đời như Đền Đô, chúng ta càng biết trân trọng hơn những giá trị lịch sử to lớn mà cha ông ta để lại, từ đó cùng nhau giữ gìn để những giá trị đó mãi mãi trường tồn cùng năm tháng.


Bài và ảnh: Thanh Nga

Báo mạng điện tử K33


 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN