Văn trì tự - mùa báo hiếu

(Sóng Trẻ) - Vu lan là một ngày lễ lớn quan trọng trong Phật giáo, nhưng đó không chỉ là lễ hội trong Đạo Phật mà còn là ngày lễ lớn trong lòng tất cả mọi người dân Việt. Cứ đến tháng 7 âm lịch hằng năm, nhà nhà lại cúng gia tiên, đốt áo mã thờ cúng tổ tiên hay lên chùa cầu siêu cho những người đã khuất.

Lễ hội Vu lan đã được tổ chức ở nhiều ngôi chùa lớn nhỏ trong khắp cả nước. Ngày rằm tháng 7 (âm lịch) vừa qua tại chùa Văn Trì (Từ Liêm – Hà Nội) lễ hội này đã được diễn ra và thu hút nhiều người tham dự.

Lễ hội được tiến hành từ 7 giờ sáng với ba nghi lễ: thỉnh Phật, cúng Lịch Đại Tổ Sư, cúng Thánh Mẫu. Từ 6 rưỡi sáng, tại cổng chùa đã nườm nượp thấy các Phật tử từ nhiều nơi đến để chuẩn bị cho nghi lễ này. Mọi người dâng hương, lễ vật lên Đức Phật và cầu những điều mình mong muốn, không khí trong chùa đông vui và hết sức trang nghiêm.

                     15475ba3d_bh_01.jpg

Sau khi dâng hương cầu khấn, bắt đầu từ 8 giờ các Phật tử ngồi nghe và cùng sư trụ trì tụng kinh Vu lan. Tiếp đó, là được nghe thầy giảng về Thuyết pháp: ý nghĩa lễ Vu lan và chữ Hiếu trong đạo Phật. Đó là câu chuyện kể về Tôn giả Mục Kiều Liên vì chữ hiếu với mẹ đã theo sự hướng dẫn của Đức Phật tìm xuống tầng địa ngục gặp mẹ và tìm cách cứu mẹ thoát khỏi khổ báo.

Nhân đó, Đức Phật đã thuyết ra phương pháp cứu độ dùng trăm món đồ ăn, đựng trong bồn bát cúng dường thập phương chúng Tăng để thoát khỏi cảnh ngọa quỷ, được sanh lên cõi người hoặc sanh lên cõi trời mà hưởng phước báo, cảm động trước tấm long của Ngài Mục Liên, từ đó cứ đến tháng 7 âm lịch là ngày con cái nhớ đến công ơn cha mẹ, báo hiếu cho cha mẹ.

Khi đã hiểu rõ về ý nghĩa ngày lễ vu lan, các Phật tử tham dự lễ cài hoa hồng. Có 3 loại hoa hồng được phát cho các Phật tử, đối với những người còn cả cha lẫn mẹ sẽ cài hoa hồng màu đỏ, những người còn cha mất mẹ hay còn mẹ mất cha sẽ cài hoa màu hồng nhạt, hoa hồng trắng cho những ai đã mất cả cha lẫn mẹ. Hoa hồng được cái bên ngực trái, nơi gần trái tim của mỗi người nhất, thể hiện tấm lòng, sự nhớ công ơn của con cái đối với cha mẹ.

                              1547252c8_bh_02.jpg

Tất cả những ai đến tham gia lễ hội tại chùa đều mong muốn nhận được một bông hoa dành cho mình để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ. Những người đến đây dù là già hay trẻ, dù còn mẹ hay cha cũng đều có chung một tấm lòng hướng đến cha me, những người đã có công sinh thành, giáo dưỡng chúng ta được đến ngày hôm nay.

Buổi trưa, tất cả những ai tham dự lễ hội đều được nhà chùa mời ăn cỗ chay. Đó là những món ăn thanh đạm nhưng màu sắc và cách trang trí không kém phần hấp dẫn với những món ăn thường ngày. Đối với những ngày lễ lớn như thế này 200 mâm cỗ không hề thừa, ai khi lên chùa cũng mong muốn được thưởng thức những món ăn chay do các sư sãi chế biến. Để có được 200 mâm cỗ chay đa dạng các món ăn đó, các sư sãi trong chùa, những thanh niên trong xóm đã phải dậy từ 2-3 giờ sáng để chuẩn bị.

Buổi chiều, nhà chùa tiến hành lễ tụng kinh Mục Liên, Lễ triệu linh – Phả độ gia tiên – Tuyên sớ. Những gia chủ có người thân đã khuất đến làm lễ cầu siêu cho linh hồn người thân của họ được siêu thoát, được lên trời hưởng phước báo. Lễ hội xong và kết thúc lúc 4 giờ chiều sau khi đã cúng chúng sinh và hóa vàng.

Trong cuộc sống bộn bề những lo toan nhiều người ít có thời giờ để nhớ tới những người thân, những người đã có công ơn sinh dưỡng. Nhưng đến ngày lễ Vu lan thì dù bận rộn đến mấy trong thâm tâm mỗi người đều có một cội nguồn để nhớ đến, ít nhất đó cũng là một nén tâm nhang tưởng nhớ tới vong hồn người đã khuất; là tình cảm, sự nhớ ơn của những đứa con dành cho cha mẹ - những người còn sống.

Và chùa là chốn thanh tịnh, là nơi mát mẻ lòng người. Chỉ dành một ngày đến đây, không khí mát lành trong chùa thôi cũng đủ khiến tâm hồn của ta thanh thản, quên đi những sầu muộn của cuộc sống thường nhật. Ngày lễ Vu lan sẽ còn mãi, con người cũng sẽ luôn nhớ mãi về tổ tiên, cội nguồn của mình, về công ơn của cha mẹ. Đây là một truyền thống, một nghi lễ quý giá không chỉ của riêng ở nơi của chùa mà còn đáng lưu giữ tại gia.

Mai Linh
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN