Hương vị Tết Nguyên Đán của các nước Châu Á
(Sóng trẻ) - Tết Nguyên Đán là đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Không chỉ ở Việt Nam, Tết Nguyên đán cũng là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những nét văn hóa ẩm thực ngày Tết đặc sắc khác nhau.
1. Trung Quốc
Nhắc đến Tết Nguyên Đán, ta không thể bỏ lỡ đất nước Trung quốc – khởi nguồn của ngày Tết Âm lịch Đông Á.Tết Nguyên đán của Trung Quốc hay còn gọi Xuân Tiết, thường kéo dài trong 15 ngày kể từ ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch, và dao động trong khoảng từ ngày 21 tháng Một đến ngày 21 tháng Hai dương lịch.
Bánh Tết truyền thống Niangao Trung Quốc
Cùng với những món ăn truyền thống Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc thường sử dụng nhiều câu chúc Tết khác nhau nhưng câu nói phổ biến và đơn giản nhất là: 新年快乐 xīn nián kuài lè:
2. Malaysia và Singapore
Đây là 2 đất nước khác cũng đón Tết Nguyên Đán cùng với người Việt Nam. Với số lượng người Hoa chiếm đa số, hầu hết các món ăn truyền thống ngày Tết đều khác tương tự với Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có một vài món khác biệt.
Yusheng - Món ăn truyền thống ngày Tết phổ biến tại Malaysia và Singapore
Khi thưởng thức Yu Sheng người ăn sẽ xới tung các nguyên liệu lên càng cao càng tốt, không được để rơi ra nài, sau đó hét lên “Lohei” - Từ này có nghĩa là trộn đều, nó còn đồng âm với từ Thịnh vượng.
3. Hàn Quốc
Người Hàn Quốc cũng có phong tục đón Tết Âm lịch như ở Việt Nam (bắt đầu từ 1/1 Âm lịch), và có tên gọi là Tết Seolla. Trong Tết Seolla, người Hàn quan niệm đồ ăn phải được tự tay người trong nhà chế biến để dâng lên bàn thờ Tổ tiên thì mới đem lại nhiều tài lộc. Với đặc trưng ẩm thực khác biệt, những món ăn năm mới của "Xứ sở kim chi" không hề giống thực đơn Tết Việt Nam.
Bánh Tteok là món ăn không thể tách rời đối với đời sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc mỗi khi có nghi lễ lớn.
Vào thời điểm Tết Nguyên Đán, ở Hàn Quốc, bên cạnh những mâm cỗ lớn, người dân thường chúc nhau: 새해 복 많이 받으세요 [se-he-bôk-man-hi-ba-tư-sê-yô]
Trong đó, 새해 là năm mới, 복 là phúc. Câu này tương tự như câu :”Chúc năm mới an khang, thịnh vượng” của người Việt.
4. Triều Tiên
Ngày Tết ở Triều Tiên được gọi là So-nal. Đây là ngày các thành viên trong đại gia đình từ khắp nơi đều cố gắng trở về với mái ấm. Dịp năm mới ở Triều Tiên chỉ kéo dài trong khoảng 2 đến 3 ngày vì tư tưởng của người dân ở đây cho rằng kì nghỉ càng kéo dài thì con người sẽ càng lười biếng và hiệu quả công việc sẽ giảm sút.
Cũng giống như ở Hàn Quốc và nhiều nước châu Á khác, đồ ăn thức uống luôn được coi là những yếu tố cơ bản để tạo nên phong vị ngày tết ở Triều Tiên.
Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên - “cơm thuốc”
Tết của người Triều Tiên có nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.
Hiền Anh
Đa phương tiện K34A1
Cùng chuyên mục
Bình luận