Đền thờ “Ông tổ nghề dưa hấu”: Muôn thuở linh thiêng

(Sóng trẻ) - Bức hoành phi khắc bốn chữ “VẠN CỔ ANH LINH” (Muôn thuở linh thiêng) ở chính giữa đền thờ Mai An Tiêm – nhân vật huyền thoại gắn liền với sự tích quả dưa hấu như để nhắc nhở con cháu muôn đời rằng ngay từ thời lập quốc cha ông ta đã chú trọng đến việc khai hoang, mở rộng bờ cõi và phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế biển.


Khu di tích Mai An Tiêm ngày nay không còn là một ngôi đền nhỏ, đơn sơ dưới chân núi Mai An Tiêm mà là một di tích khang trang, rộng rãi và vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Hàng ngày người dân Việt vẫn đến đây để nhớ một một người anh hùng trong huyền sử vẫn được coi là ông Tổ của nghề dưa hấu Việt Nam.

Câu chuyện về khai hoang, lấn biển và quả dưa hấu

Truyền thuyết Mai An Tiêm là một trong những truyền thuyết được đông đảo người dân Việt biết đến, đặc biệt là người dân huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng truyền thuyết về Mai An Tiêm bắt nguồn từ Thanh Hóa.Theo đó, Mai An Tiêm vốn là một vị quan thời các vua Hùng dựng nước. Ông có tài lại chính trực, nghiêm minh nên bị nhiều gian thần ghen ghét. Trong một lần làm phật ý vua Hùng, Mai An Tiêm cùng vợ bị đày ra nài đảo (Nga Sơn, Thanh Hóa ngày nay).


449ddf5e9_pic_15.jpg
Núi đá ngay dưới chân dãy Mai An Tiêm với nhiều dấu vết minh chứng cho sóng nước thời gian


Tuy bị đày ải nơi hoang đảo nhưng Mai An Tiêm vẫn một lòng vì nước vì dân không uất hận cũng không trách móc. Ông vẫn làm tròn bổn phận của một người dân nước Văn Lang. Ông khai thác biển, đảo mà tổ tiên người Việt để lại để sinh sống qua ngày. Một lần nhờ chim biển bay đến nhả hạt mà ông trồng được một loại cây dây leo, có quả, khi quả chín có màu đỏ và vị ngọt. Mai An Tiêm biết đây là loại quả quý mà đất liền không có lên để hạt trên vỏ dưa rồi nhờ sóng biển đưa vào bờ. Vì nguyên nhân đó mà dưa hấu được người dân Việt biết đến và trồng trọt.


72ea593bf_anh3.jpg
Khuôn viên đền Mai An Tiêm


1f6f652df_pic_9.jpg
Gian thờ Thánh


Để tưởng nhớ ông, người dân đã gọi là “Ông tổ của nghề trồng dưa hấu” hay “Bố Cái Dưa Tây”. Nhắc đến Mai An Tiêm là nhắc đến sự tích về quả dưa hấu. Nơi hoang đảo ông ở được gọi là bãi dưa hấu Mai An Tiêm. Theo thời gian Nga Sơn ngày nay đã không còn là đảo hoang mà trở thành một vùng đất địa linh, nhân kiệt gắn liền với nhiều vị anh hùng trong đó có Mai An Tiêm.

Đền thờ Mai An Tiêm: “Thánh đức hộ dân thiên cổ ngưỡng”

Nhiều người đến thăm di tích Mai An Tiêm không khỏi cảm thấy ngạc nhiên vì phong cảnh hữu tình ở nơi đây, có núi, có động, thậm chí gần như cho người dân cảm thấy có cả biển. Nhiều ngọn núi bị có diện mạo như một hòn đảo trên biển, những tảng đá vẫn còn nguyên dấu vết của sóng nước thời gian.


449ddf5e9_pic_11.jpg
Động Mai An Tiêm


Đền thờ Mai An Tiêm khang trang, rộng rãi gồm hai công trình chính là ngôi đền thờ Mai An Tiêm và ngôi đền thờ Thánh. Kiến trúc đền thờ Mai An Tiêm tượng tự như kiến trúc của các ngôi đền thờ Thánh, Mẫu, anh hùng dân tộc trên đất nước Việt Nam. Phía dưới chân đền là động Mai An Tiêm, phía trước động là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.


449ddf5e9_pic_7.jpg
Mẫu ở giữa được chọn để làm tượng đài Mai An Tiêm


Đền thờ Mai An Tiêm đã được xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia. Lễ hội Mai An Tiêm  diễn ra vào ngày 12 đến 14 tháng 3 âm lịch hàng năm là một trong những lễ hội lớn trong vùng thu hút không chỉ người dân Thanh Hóa mà cả người dân cả nước. Mai An Tiêm vẫn được người dân Việt nhớ đến như một vị anh hùng dân tộc, người đã có công khai hoang và phát triển kinh tế trong nhà nước Văn Lang.

Bài và ảnh: Lê Quang Đức
Báo mạng điện tử K32




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật18 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật22 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN